Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.3.2. Những nội dung Luận án tiếp tục nghiên cứu
Việc tiếp tục nghiên cứu về phân cấp nói chung và phân cấp quản lý nhà nước cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nói riêng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. Trong nội dung và phạm vi nghiên cứu, luận án sẽ kế thừa những giá trị khoa học của các công trình nghiên cứu đi trước, hướng đến giải quyết những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, trình bày, phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý nhà nước; nội dung, ý nghĩa, nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương; những lĩnh vực phân cấp giữa trung ương và địa phương, nhất là phân cấp của trung ương cho chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương; kinh nghiệm phân cấp giữa trung ương và thành phố trực thuộc trung ương của một số quốc gia trên thế giới. Theo đó, đề tài luận án tập trung làm rõ có hệ thống những vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn phân cấp của ba lĩnh vực quan trọng đối với phân cấp quản lý nhà nước: Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân cấp quản lý NSNN; phân cấp quản lý TCBM và CBCC.
Thứ hai, Luận án tập trung đánh giá thực trạng phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong ba lĩnh vực phân cấp quan trọng là: Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân cấp quản lý NSNN; phân cấp quản lý TCBM và CBCC. Trong đó, Luận án phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương hiện nay một cách căn bản, dựa trên những tài liệu, số liệu thu thập thứ cấp và kết quả khảo sát có tính chất điển hình làm minh chứng cho sự chồng chéo, kém hiệu quả, thiếu tính đột
33
phá, không tạo động lực cho sự phát triển của các đô thị lớn; tìm ra nguyên ngân của vấn đề.
Thứ ba, Luận án đề xuất phương hướng, giải pháp và kiến nghị để thực hiện tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Luận án đề xuất phân cấp thẩm quyền và các điều kiện để thực hiện thẩm quyền đối với ba lĩnh vực: Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; phân cấp quản lý NSNN; phân cấp quản lý TCBM và CBCC. Do đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương nên các giải pháp và kiến nghị trong Luận án hướng tới hình thành một mô hình phân cấp chung và trong đó có mô hình phân cấp đặc thù cho từng thành phố trực thuộc trung ương.
34
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 có vai trò quan trọng để thực hiện Luận án. Qua quá trình khảo cứu các công trình nghiên cứu đi trước đã cung cấp những cơ sở lý luận và khoa học cho nội dung nghiên cứu của Luận án. Thông qua kết quả những công trình đã công bố, Luận án đã kế thừa được những giá trị khoa học để hình thành khung lý thuyết nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Có thể đưa ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, vấn đề phân quyền, phân cấp dưới góc độ lý luận, luận giải thuật ngữ, khái niệm phân quyền, phân cấp được nhiều công trình công bố cả trong và ngoài nước. Các công trình của nhóm tác giả ở nước ngoài sử dụng thuật ngữ:
“Decantralisation”, nghĩa là phân quyền để hiểu việc chính phủ trung ương chuyển giao một phần thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ của mình xuống cho chính quyền địa phương. Kết quả nghiên cứu của các học giả nước ngoài, mặc dù chịu tác động của thể chế chính trị ở mỗi quốc gia là khác nhau, song hầu hết đều cho rằng, phân quyền, hay phân cấp là xu hướng chung của các nền hành chính nhà nước trên thế giới. Tại mỗi quốc gia, sẽ có những nội dung, hình thức và phương thức phân quyền, phân cấp khác nhau. Nhóm quốc gia phát triển được đánh giá là có tỷ lệ và mức độ phân quyền cao. Chính quyền địa phương có được nhiều thẩm quyền, tự chủ trong hoạt động quản trị địa phương, thậm chí là theo hình thức tự quản địa phương. Các quốc gia có nền hành chính phát triển hầu hết họ đã thực hiện phân quyền khá sớm, gần như họ đã có một thể chế hành chính hoàn chỉnh trong hoạt động phân quyền đối với chính quyền địa phương. Ví dụ: Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Anh... Trong đó, nội dung, hình thức, mô hình, phương thức phân quyền đối với đô thị lớn của các quốc gia phát triển cũng được đặt ra trong quá trình thực hiện phân quyền cho chính quyền cho đô thị lớn, đô thị đặc biệt (theo cách hiểu của Việt Nam là đô thị loại I, đô thị đặc biệt, trực thuộc trung ương).
Các nền hành chính phát triển nêu ở trên, họ đã có thể chế phân quyền cho chính quyền đô thị. Đây là những bài học tham khảo hữu ích cho quá trình thực hiện phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu về phân cấp ở Việt Nam cũng được khởi sự trong những thập niên trở lại đây. Nhà nước Việt Nam là nhà nước đơn nhất, quyền lực nhà nước được tập trung cao ở chính quyền trung ương. Tuy nhiên, trước đòi hỏi cải cách nền
35
hành chính nhà nước Việt Nam, vấn đề phân cấp được đặt ra như một đòi hỏi khách quan, công tác nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước đã có những định hướng nghiên cứu rõ nét. Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước đã tập trung luận giải cơ sở lý luận, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với chính quyền địa phương. Các công cụ, khái niệm, đặc trưng, nguyên tắc, hình thức phân cấp quản lý nhà nước hầu hết đã được luận giải và làm sáng tỏ, tuy còn khác nhau trong cách tiếp cận nghiên cứu và chưa đi đến thống nhất khi sử dụng ở một số khái niệm, như phân cấp hay phân quyền. Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phân cấp đối với thành phố trực thuộc trung ương đã có những định hướng, một số lĩnh vực phân cấp đã được cụ thể hóa thông qua các nghị quyết của Đảng, nghị quyết và nghị định của Chính phủ.
Theo đó, các nghiên cứu phân cấp giữa trung ương với chính quyền địa phương nói chung và thành phố trực thuộc trung ương cũng được tiếp cận dưới nhiều góc độ khoa học chuyên ngành. Các kết quả nghiên cứu ở trong nước, nhìn chung đã đề xuất, kiến nghị những giải pháp để đảm bảo và tăng cường phân cấp của trung ương cho chính quyền địa phương, thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ ba, giải quyết vấn đề phân cấp giữa trung ương với chính quyền địa phương không chỉ diễn ra việc chuyển giao một số thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ và điều kiện thực hiện thẩm quyền giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh, mà còn giữa nội bộ chính quyền địa phương. Thực tiễn thành phố trực thuộc trung ương đòi hỏi phải có những cơ chế, chính sách đặc thù so với tỉnh, thành phố khác.
Hướng nghiên cứu tập trung về phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là khá khiêm tốn so với đòi hỏi thực tế. Chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt, gắn với thực tiễn của các thành phố trực thuộc trung ương để làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo; đồng thời, làm cơ sở khoa học để tiếp tục thực hiện những bước phân cấp lớn hơn đối với thành phố trực thuộc trung ương. Mặc dù vậy, những nghiên cứu dưới dạng đề tài, tạp chí chuyên ngành đã phác thảo những ý tưởng táo bạo để thực hiện xây dựng TCBM chính quyền đô thị trực thuộc trung ương; những nội dung, hình thức và căn cứ để tiến hành phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
Đây là những kết quả nghiên cứu nghiêm túc, đảm bảo tính khoa học, tính mới và chứa đựng cả tâm tư, nguyện vọng tâm huyết của tổ chức, cá nhân nghiên cứu, đề xuất.
36