Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
4.1.1. Đảm bảo sự quản lý thống nhất trong phân cấp quản lý nhà nước Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung, thống nhất và thông suốt từ trung ương; đồng thời phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, không để tạo ra cắt cứ, mất kiểm soát tại thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền trung ương chỉ tập trung tạo lập môi trường, xây dựng thể chế tốt nhất, thanh tra, giám sát việc thực hiện các thể chế, chính sách của chính quyền trung ương đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Chính quyền trung ương không can thiệp sâu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển trên địa bàn thành phố trực thuộc trung ương.
Đối với các thành phố trực thuộc trung ương, đây là những đô thị có quy mô lớn về dân số, tài chính – ngân sách và nhiều tiềm năng phát triển. Chính vì vậy, trung ương phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho chính quyền thành phố trong thẩm quyền quản lý NSNN theo hướng: chính quyền trung ương chỉ tập trung quản lý ngân sách vĩ mô; thực hiện sự phân tách rõ ràng hơn giữa các cấp ngân sách, hướng đến xây dựng một hệ thống phân cấp ngân sách đầy đủ hơn, trong đó cấp chính quyền thành phố trực thuộc trung ương có sự tự chủ và quyền quyết định lớn hơn về ngân sách cấp mình và độc lập với chính quyền trung ương. Theo định hướng này, nên tách biệt giữa ngân sách trung ương và ngân sách các thành phố trực thuộc trung ương. Theo đó, Quốc hội sẽ quyết định ngân sách trung ương và khoản bổ sung cho ngân sách các thành phố, còn ngân sách của mỗi thành phố sẽ do HĐND thành phố quyết định.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý về TCBM và CBCC giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là một tất yếu khách quan nhằm phát huy
145
tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở bảo đảm sự quản lý thống nhất của Chính phủ nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Thực tế cho thấy, các thành phố lớn trên thế giới phát triển đều dựa trên nội lực, có hướng đi riêng và xây dựng được bản sắc của riêng họ chứ không thể phát triển theo kiểu “bình quân chủ nghĩa” trong phạm vi quốc gia.
4.1.2. Đảm bảo và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phân cấp quản lý nhà nước
Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực. Điều này đã được hiến định trong Hiến pháp năm 2013. Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng công tác cải cách hành chính nhà nước đã đạt được những kết quả quan trọng. Thể chế hành chính được cải cách dần tương tích với đổi mới, cải cách kinh tế. Thủ tục hành chính được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian cho doanh nghiệp và người dân. Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế luôn ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng. Hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ theo hướng xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển ngày càng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, để tiếp tục thúc đẩy công tác cải cách hành chính nhà nước, đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương, nhất là đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đòi hỏi tiếp tục tăng cường và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong việc ra những quyết sách chính trị đúng đắn, phù hợp để Nhà nước tiếp tục thể chế hóa những quyết sách đó vào thực tiễn quản lý nhà nước. Đồng thời, trong bối cảnh Đảng chủ trương phân cấp mạnh mẽ cho chính quyền cấp dưới phải nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy đảng tại thành phố trực thuộc trung ương, đổi mới phương lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của bộ máy nhà nước, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
4.1.3. Phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương
Trong bối cảnh đất nước đang đổi mới và hội nhập toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, đòi hỏi phải đổi mới, tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, nhất là đối với các thành phố trực thuộc trung ương
146
nhằm phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính thành phố trực thuộc trung ương, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Do đó, cần tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương trong thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước. Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng khẳng định:
“Phân cấp mạnh, giao quyền chủ động hơn nữa cho chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư, nguồn nhân lực, thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với trung ương”[23;127]. Thực tiễn chỉ ra rằng, chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nào năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm thì thành phố đó phát triển, đi đầu trong mọi lĩnh vực. Ở Việt Nam, thành phố trực thuộc trung ương đã sự có năng động, sáng tạo trong xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, rất cần được phân cấp mạnh mẽ, toàn diện hơn từ phía chính quyền trung ương. Lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có tính chiến lược và ý nghĩa quyết định trong tương lai phát triển của thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, trong thời gian tới cần được phân cấp nhiều hơn về thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch nhằm đảm bảo cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương chủ động trong xây dựng tầm nhìn chiến lược phát triển của mình.
Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý tài chính nhà nước, phân cấp quản lý NSNN, nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Trao cho các thành phố trực thuộc trung ương quyền tự chủ cao hơn trong quyết định và quản lý nguồn thu. Để các thành phố có thể tự chủ về ngân sách cần trao quyền cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong việc quyết định và quản lý nguồn thu để mỗi thành phố có khả năng tăng và giảm quy mô ngân sách thông qua sử dụng nguồn thu của riêng mình, kể cả về thuế. Có thể cho phép các thành phố quyết định thuế suất đối với một vài loại thuế có tính đặc thù, ngoài ra có thể cho phép các thành phố có quyền nhiều hơn trong việc quyết định và thu các loại phí và lệ phí trong phạm vi đặc thù của các thành phố lớn.
Mở rộng quyền tự chủ của các thành phố trong quyết định chi tiêu. Khoản nào thuộc ngân sách trung ương thì do trung ương quản lý chi, còn khoản nào thuộc thẩm quyền của chính quyền các thành phố thì do họ quản lý chi. Đồng thời, cần
147
cho phép chính quyền các thành phố được quyền ban hành các chính sách, chế độ, định mức chi tiêu phù hợp với địa bàn nhằm tăng nguồn thu và quay trở lại nuôi dưỡng nguồn thu. Việc mở rộng quyền tự chủ cho các thành phố trực thuộc trung ương sẽ dựa trên nguyên tắc thu, chi được thực hiện ở chính quyền các thành phố cung ứng dịch vụ có hiệu quả nhất, thu ngân sách ngày càng tăng, phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân và doanh nghiệp thì giao cho chính quyền các thành phố thẩm quyền quản lý và chịu trách nhiệm.
Phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực TCBM và CBCC phải phù hợp với đặc điểm cơ cấu TCBM, đội ngũ CBCC, yêu cầu phát triển của mỗi thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở đảm bảo định hướng phát triển chung của cả nước và các cơ chế phân cấp đặc thù đối với các thành phố trực thuộc trung ương; phù hợp với khả năng quản lý, điều hành của từng cấp và điều kiện, khả năng cân đối các nguồn lực cần thiết để thực hiện.
4.1.4. Tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương
Việc quản lý nhà nước dựa trên nguyên tắc bảo đảm sự quản lý tập trung thống nhất, thông suốt của Chính phủ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và tài chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước vì một nền hành chính quốc gia lành mạnh, phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu, lợi ích của đất nước, của nhân dân, thúc đẩy phát triẻn kinh tế - xã hội trong cả nước và mỗi thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, tạo ra những cơ chế chính sách để phát huy tối đa quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý nhà nước. Tuy nhiên, để đảm bảo được nguyên tắc trên cần tăng cường tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Cần có cơ chế để tăng cường tính minh bạch, công khai trong quản lý nhà nước ở các cấp chính quyền ở thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan thẩm quyền nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, trong đó cần đề cao vai trò của HĐND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc tham gia giám sát, phản biện chính sách, pháp luật, chấp hành pháp luật của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương; nhân dân trong thành phố tham gia giám sát thu – chi ngân sách trên địa bàn.
148
4.1.5. Phân cấp đi đôi với việc nâng cao năng lực của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương
Phân cấp thẩm quyền từ chính quyền trung ương cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là đòi hỏi tất yếu. Tuy nhiên, không phải mọi vấn đề trung ương phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đều đủ năng lực để đảm nhiệm và thực hiện tốt. Nếu phân cấp được thực hiện vượt quá năng lực tổ chức thực hiện của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương dẫn đến quá tải, hiệu quả thực thi thể chế, chính sách không cao và thậm chí phản tác dụng. Việc nâng cao năng lực quản trị của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương cần tập trung vào: nâng cao năng lực xây dựng, thực thi thể chế, chính sách; năng lực của đội ngũ CBCC; năng lực tự chủ, tự kiểm soát, tự chịu trách nhiệm trước chính quyền trung ương và nhân dân địa phương đối với các thẩm quyền được phân cấp;
năng lực thực thi dân chủ, trách nhiệm giải trình và phòng, chống tham nhũng của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
4.1.6. Coi trọng tính đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương trong phân cấp quản lý nhà nước
Đô thị trực thuộc trung ương là những thành phố lớn, thành phố đặc biệt trong hệ thống đô thị quốc gia. Do đó, xét về quy mô, tính chất, đặc điểm của các thành phố trực thuộc trung ương có những yếu tố đặc thù khác với những thành phố khác.
Điều này đòi hỏi trong quá trình thực hiện phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương cần chú ý coi trọng đến những yếu tố đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương. Nếu không xét đến những yếu tố đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương thì không thể có được nội dung và kết quả phân cấp phù hợp. Đặc biệt việc xác định được tính đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương sẽ góp phần xác định đúng tính đặc thù trong phân cấp quản lý nhà nước đối với thành phố trực thuộc trung ương. Chính các đặc điểm phân cấp đặc thù mới là yếu tố quyết định thúc đẩy tăng trưởng, phát triển của thành phố trực thuộc trung ương. Tính đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương được xác định ở đây cần được quan tâm cả phương diện điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý đến các điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa, con người của thành phố trưc thuộc trung ương đặt trong mối quan hệ tổng thể quốc gia và khu vực. Trên cơ sở xác định đúng đắn về tính đặc thù của thành phố trực thuộc trung ương mới có thể có những chính
149
sách phân cấp đột phá, phát huy tính năng động, sáng tạo của chính quyền, đội ngũ CBCC, con người nơi đây.