Đối với Quốc hội

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 180 - 184)

Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

4.4. KIẾN NGHỊ VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA

4.4.2. Đối với Quốc hội

Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chức năng lập pháp và giám sát tối cao đối với hoạt động của bộ máy nhà nước. Vì vậy, Quốc hội đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành chính sách, pháp luật ghi nhận thẩm quyền được phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Trong thời gian tới, Quốc hội cần tiếp tục đưa vào chương trình nghị sự của mình để nghiên cứu, đề xuất các chính

170

sách phân cấp phù hợp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Thiết nghĩ, Quốc hội nên có nghiên cứu, đánh giá, thảo thuận thấu đáo có nên hay không việc ban hành khuôn khổ thể chế chung áp dụng cho các thành phố trực thuộc trung ương? hay duy trì việc ban hành các chính sách cụ thể, cục bộ và đặc thù cho các thành phố trực thuộc trung ương như hiện nay? Có một khuôn khổ thể chế hoàn chính là cơ sở pháp lý cao nhất, quan trọng nhất để thực hiện phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Bởi vì, mọi chủ trương, chính sách phân cấp cuối cùng cũng phải được thể chế hóa bằng pháp luật mới có thể đi vào thực tế đời sống xã hội. Bên cạnh đó, trong thời gian trung hạn, Quốc hội cần quan tâm giải quyết và thông qua các nội dung khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh, nghị quyết nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc, chồng chéo thẩm quyền phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Trong đó tập trung vào các nội dung về thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch không gian phát triển đô thị trực thuộc trung ương; thẩm quyền quản lý NSNN; thẩm quyền quản lý TCBM và CBCC. Trước mặt là cần rà soát, sửa đổi thống nhất tránh sự chồng chéo của các luật như: Luật Chính quyền địa phương, Luật Cán bộ công chức, Luật Viên chức, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ngân sách nhà nước,...

và các nghị quyết đặc thù đối các thành phố trực thuộc trung ương.

Thứ hai, đối với lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch: Quốc hội cho phép thẩm quyền quyết định quản lý quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các thành phố trực thuộc trung ương cho chính quyền (UBND và HĐND) các thành phố trực thuộc trung ương; Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch; Nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện thể chế về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

Đưa nghiên cứu khoa học về lĩnh vực quy hoạch vào Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia và cấp tỉnh.

Thứ ba, để có được cơ chế, chính sách phân cấp quản lý NSNN đối với các thành phố trực thuộc trung ương hiệu quả và toàn diện, từ đó phát huy quyền tự chủ cao nhất của chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý NSNN, chúng tôi kiến nghị Quốc hội nghiên cứu và cho phép các thành phố trực thuộc

171

trung ương tự chủ được thông qua ba khía cạnh: Ban hành chế độ, chính sách, định mức tài chính – ngân sách riêng; thu, chi và vay nợ.

- Quốc hội cho phép các thành phố trực thuộc trung ương được quyền ban hành cơ chế, chế độ, định mức và chính sách tài chính – ngân sách riêng. Thẩm quyền này cần được giao cho HĐND các thành phố trực thuộc trung ương quyết định, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và chính quyền trung ương. Nội dung cụ thể về chế độ chính sách tài chính ngân sách của các thành phố trực thuộc trung ương ban hành được báo cáo chính quyền trung ương, những nội dung này không đi ngược lại Hiến pháp là được.

- Quốc hội cho phép các thành phố trực thuộc trung ương thu những khoản thu đặc biệt có tính đặc thù phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của các Thành phố.

Điều này có thực hiện được hay không là tùy thuộc vào đề xuất ở trên (cho phép HĐND các thành phố ban hành chế độ tiêu chuẩn, định mức ngân sách trên địa bàn). Các nguồn thu này cần được báo cáo chính quyền trung ương và được chính quyền các thành phố sử dụng vào tái đầu tư phát triển trên địa bàn. Chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương có được thẩm quyền này và thực hiện tốt thì mới có được nguồn lực lớn để phát triển cho chính bản thân thành phố đó, đồng thời cũng chính là phát triển vì cả nước, vì nhân dân. Về nguyên tắc, một khi chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương thiết kế nguồn thu riêng của đô thị phải gắn liền với việc phân định trách nhiệm cung cấp dịch vụ đô thị, sao cho: (i) đảm bảo được sự cung cấp hàng hóa công của chính quyền đô thị ngay cả khi chính quyền cấp trên thay đổi chính sách chuyển giao tài khóa; (ii) Chính quyền đô thị chịu trách nhiệm tốt nhất đối với số lượng và chất lượng hàng hóa công cung cấp;

(iii) hiệu quả cao nhất trong việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí; (iv) cải thiện trách nhiệm ra quyết định tài chính của chính quyền đô thị. Muốn vậy, phải gắn lợi ích với chi phí: ai là người nộp thuế hoặc trả phí để tài trợ cho chính quyền đô thị thì người đó được quyền thụ hưởng các khoản chi tiêu của chính quyền đô thị. Nghĩa là những khoản thu đó đô thị được hưởng trọn, không bị điều tiết hay phân chia [30].

- Quốc hội cho phép các thành phố trực thuộc trung ương được quy định một số khoản chi, định mức chi phù hợp với nguồn thu và điều kiện kinh tế - xã hội của các thành phố trực thuộc trung ương. Với sự tập trung về quy mô, tính đa dạng của

172

xã hội đô thị và là trung tâm thu hút các thành phần kinh tế, chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cung cấp nhiều dịch vụ hơn so với hầu hết các tỉnh, thành khác trong cả nước. Thực tế hiện nay, các dịch vụ công mà chính quyền đô thị trực thuộc trung ương cần phải chi tiêu nhiều để cải thiện dịch vụ như:

Cơ sở hạ tầng, giao thông; nguồn nhân lực có trình độ cao; Các thiết chế về văn hóa (công viên, giải trí, nhà hát…); Điện, nước, xử lý nước thải, thu gom rác; Cảnh sát và lực lượng phản ứng nhanh; Phòng cháy chữa cháy; nhà ở, chăm sóc y tế… Do đó, để phù hợp với nhu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ, nguồn thu và điều kiện giá cả của các thành phố lớn, cần cho phép các thành phố trực thuộc trung ương được quyền quy định định mức chi phù hợp.

Thứ tư, Quốc hội phân cấp thẩm quyền cho các thành phố trực thuộc trung ương được nghiên cứu và thiết kế bộ máy hành chính - quản trị các thành phố trực thuộc trung ương phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa, chịu trách nhiệm cá nhân trong công việc và chế độ giám sát thực thi độc lập. Quốc hội phân cấp cho các thành phố nghiên cứu tổ chức lại hệ thống chính quyền, điều chỉnh các ranh giới hành chính, tổ chức hệ thống các cơ quan chuyên môn, tổ chức hệ thống cung ứng các dịch vụ công… cho phù hợp với đặc điểm của thành phố trực thuộc trung ương.

Quốc hội cho phép cơ chế phân quyền cho các thành phố trực thuộc trung ương trong TCBM và biên chế, nhân sự; trong thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;

được sử dụng những cơ chế, chính sách đặc thù phù hợp với điều kiện của các thành phố trong một số lĩnh vực về đất đai, nhân lực, phát triển doanh nghiệp, đầu tư, cung ứng dịch vụ công, phát triển cơ sở hạ tầng… không phụ thuộc vào các khuôn mẫu chung áp dụng cho cả nước.

Quốc hội cần nghiên cứu, rà soát các quy định về TCBM, cần phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ trong việc quy định về TCBM, đặc biệt là việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Thực hiện đúng quy định “Chính phủ quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, cơ quan ngang Bộ” (khoản 2 Điều 39 Luật Tổ chức Chính phủ), vì vậy, đề nghị Quốc hội không quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các Bộ trong một số luật như vừa qua.

Quốc hội không lồng ghép các quy định về TCBM, biên chế vào trong các

173

văn bản luật, pháp lệnh không thuộc lĩnh vực TCBM nhà nước, trừ trường hợp đặc biệt cần thiết liên quan đến quy trình, thủ tục hành chính thì phải có quy trình thẩm định, thẩm tra, đánh giá tác động rất chặt chẽ để Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 180 - 184)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)