Tổ chức bộ máy và Cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 78 - 81)

Chương 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC

2.3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC

2.3.3. Tổ chức bộ máy và Cán bộ, công chức

2.3.3.1. Khái niệm phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC

Phân cấp quản lý TCBM và CBCC nói chung là nội dung quan trọng và có vị trí hết sức to lớn trong tiến trình cải cách hành chính ở Việt Nam hiện nay. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước phụ thuộc nhiều vào cơ cấu, số lượng, chức năng nhiệm vụ của TCBM nhà nước, đặc biệt là phẩm chất, năng lực giải quyết công việc của đội ngũ CBCC. Nhận thức về phân cấp quản lý TCBM và CBCC có quan điểm tương đối thống nhất. Thậm chí là nhiều nhà nghiên cứu và quản lý ít đưa ra quan điểm của mình về phân cấp quản lý TCBM và CBCC. Một số hướng nghiên cứu có sự tách biệt trong khái niệm về phân cấp quản lý TCBM và quản lý CBCC. Ví dụ:

tác giả Đoàn Nhân Đạo, (2016) có nghiên cứu và đưa ra quan điểm riêng về phân cấp quản lý công chức: phân cấp quản lý công chức có thể được hiểu là các cơ quan HCNN cấp dưới được trao thêm nhiều thẩm quyền trong việc quyết định và chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan tới công tác quản lý công chức và phải đảm bảo các nguyên tắc của phân cấp theo các quy định của pháp luật. Ở phương diện tiếp cận đầy đủ hơn: Nguyễn Thị Quỳnh (2016), đã đưa ra quan điểm về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền cấp tỉnh trong lĩnh vực TCBM và CBCC: là việc cơ quan nhà nước cấp trên chuyển giao cho cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh thực hiện một cách thường xuyên, liên tục một hay một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của mình bằng một văn bản quy phạm pháp luật. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả tiếp cận riêng về mỗi lĩnh vực phân cấp:

Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương về TCBM là việc phân định và chuyển giao thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, các điều kiện thực hiện quản lý nhà nước đối với TCBM giữa trung

68

ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương về CBCC là việc phân định và chuyển giao thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, các điều kiện thực hiện quản lý nhà nước đối với CBCC giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

2.3.3.2. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về TCBM

Thứ nhất, trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương xác định, phân định thẩm quyền, nhiệm vụ quản lý TCBM. Trong đó, mỗi cấp phân định rõ thẩm quyền trong: thành lập, sáp nhập, sắp xếp lại, giải thể TCBM nhà nước; thành lập, tổ chức lại, sắp xếp lại, giải thể đơn vị sự nghiệp; cho phép thành lập, sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, đổi tên, phê duyệt điều lệ Hội cấp tỉnh, cấp huyện; quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh, cơ quan chuyên môn huyện; cơ quan đơn vị chuyên môn, sự nghiệp thuộc sở ngành; xếp hạng doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc.

Thứ hai, trung ương chuyển giao thẩm quyền, nhiệm vụ quản lý TCBM hiện do mình nắm giữ xuống cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Những thẩm quyền, nhiệm vụ này trước đây cho trung ương nắm giữ nhưng không nhất thiết phải nắm giữ, thực hiện mà có thể giao cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ ba, trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương phân định, chuyển giao các điều kiện thực hiện phân cấp quản lý TCBM đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.

Thứ tư, trung ương thực hiện chuyển giao những thẩm quyền, nhiệm vụ và điều kiện phân cấp đặc thù về quản lý TCBM cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.

Thứ năm, trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương phân định về thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thanh tra các thẩm quyền, chức năng nhiệm vụ về TCBM đã phân cấp.

2.3.3.3. Nội dung phân cấp quản lý nhà nước về CBCC

69

Thứ nhất, trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương phân định thẩm quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm trong quản lý CBCC. Theo đó, các thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được mỗi cấp chính quyền phân định như: tuyển dụng công chức; quản lý biên chế công chức; quản lý ngạch công chức; đào tạo, bồi dưỡng CBCC; tiền lương; chế độ chính sách đãi ngộ; bổ nhiệm, đánh giá CBCC.

Thứ hai, trung ương chuyển giao các thẩm quyền, nhiệm vụ và trách nhiệm do mình nắm giữ về quản lý CBCC xuống cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương theo hướng những thẩm quyền, nhiệm vụ nào chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đảm nhiệm tốt thì chuyển giao. Trung ương không nhất thiết phải đảm nhận những thẩm quyền và nhiệm vụ nếu chính quyền trung ương đủ năng lực thực hiện, thậm chí thực hiện tốt hơn.

Thứ ba, trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương phân định, chuyển giao những nguồn lực, điều kiện về TCBM, tài chính để thành phố trực thuộc trung ương thực hiện những thẩm quyền, nhiệm vụ được phân cấp.

Thứ tư, trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương phân định, chuyển giao những thẩm quyền, nhiệm vụ đặc thù về quản lý CBCC cho thành phố trực thuộc trung ương. Đây là những nội dung đặc thù nhằm phát huy vai trò của các đô thị lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương phân định quyền kiểm soát, giám sát, thanh tra các thẩm quyền được phân cấp.

2.3.3.4. Vai trò của phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC

Vai trò của phân cấp TCBM

Thứ nhất, thực hiện phân cấp quản lý nhà nước về TCBM nhà nước là đòi hỏi tất yếu trong quá trình cải cách hành chính nhà nước. Khi việc phân cấp quản lý nhà nước về TCBM nhà nước được thực hiện tốt sẽ góp phần phân định, chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Phân cấp quản lý TCBM là nội dung phân cấp quan trọng bậc nhất trong các lĩnh vực phân cấp cùng với phân cấp ngân sách để thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ của mỗi cấp chính quyền. Hiện nay, giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương nhiều thẩm quyền, trách nhiệm trong quản lý TCBM cần được phân định, chuyển giao rõ ràng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

70

Thứ hai, thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy, sắp xếp các cơ quan trong bộ máy nhà nước của mỗi cấp chính quyền hợp lý.

Thứ ba, phân cấp quản lý TCBM giúp cho các cơ quan trung ương, bộ ngành tập trung điều hành vĩ mô, chiến lược phát triển quốc gia; đồng thời giúp cho thành phố trực thuộc trung ương chủ động trong thực hiện quản lý TCBM trong thẩm quyền, nhiệm vụ được giao.

Thứ tư, thông qua phân cấp quản lý TCBM giúp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương có những cơ chế, chính sách đặc thù để xây dựng mô hình TCBM phù hợp với đặc điểm đô thị lớn.

Vai trò của phân cấp CBCC

Thứ nhất, phân cấp quản lý CBCC giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương được đặt ra cấp thiết trong bối cảnh đô thị trung ương có nhiều thay đổi, áp lực trước những vấn đề quản lý của đô thị. Do đó, trung ương xác định, chuyển giao những thẩm quyền về quản lý CBCC khi thành phố trực thuộc trung ương đủ khả năng để đảm nhận là đòi hỏi tất yếu. Điều này làm giảm bớt áp lực của Chính phủ lên nhiệm vụ quản lý CBCC và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.

Thứ hai, phân cấp quản lý CBCC giúp chính quyền thành phố trực thuộc trung ương tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước trung ương và nhân dân địa phương; khắc phục được những hạn chế, lệ thuộc như trước đây trong công tác cán bộ, quản lý công chức.

Thứ ba, phân cấp giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đảm bảo việc thực hiện những chính sách quản lý, công tác cán bộ, công tác đánh giá, sử dụng, đãi ngộ người hiền tài sẽ được thực thi có hiệu quả, thiết thực.

Thành phố trực thuộc trung ương sẽ thu hút được người tài vào khu vực công, đáp ứng yêu cầu quản trị đô thị hiện đại.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)