Bài 19: MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 74 - 77)

Qua bài học này hs đạt được:

1. Kiến thức:

- Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và prôtêin thông qua sự hình thành chuỗi axit amin.

- Phân tích được mối quan hệ giữa gen và tính trạng thông qua sơ đồ: gen  ARN  Prôtêin  tính trạng.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Kỹ năng hoạt động nhóm - Kỹ năng hợp tác chia sẻ thông tin

3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc trong học tập 4. Năng lực – phẩm chất:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm

- Hình thành cho hs phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương , đất nước

II. CHUẨN BỊ

Gv:- Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 SGK.

- Mô hình động về sự hình thành chuỗi aa. ( hoặc flash minh họa) Hs : nghiên cứu trước nội dung bài học. Ôn lại chức năng của gen, ARN III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, trò chơi IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ : không

* Khởi động:

Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “tinh và nhanh”:

Câu hỏi: Cho đoạn gen có trình tự nucleotit sau:

- A-G-T-G-X-A-X-G-T-A-X-T- (1)

- Xác định trình tự các nucleotit trên mạch bổ sung (2) của gen ?

- Xác định trình tự các nucleotit của phân tử ARN được tổng hợp từ mạch (1) ? Gv chọn 2 hs lên thi. Mời 2 hs khác lên chấm bài thi của các bạn

Gv nhận xét phần thi của hs, biểu dương hs làm tốt GV nêu câu hỏi:

- Từ kết quả bài tập => giữa Gen  ARN có mối quan hệ gì?

Gv: Mà gen mang thông tin qui định cấu trúc Pr

Vậy giữa gen, mARN, Pr có mối quan hệ như thế nào ? cùng tìm hiểu bài...

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - PP: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt

động nhóm

- KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm - GV thông báo: gen mang thông tin cấu trúc prôtêin ở trong nhân tế bào, prôtêin lại hình thành ở tế bào chất.

- HS dựa vào kiến thức đã kiểm tra để trả lời.

Rút ra kết luận.

- Hãy cho biết giữa gen và prôtêin có quan hệ với nhau qua dạng trung gian nào? Vai trò của dạng trung gian đó ?

- GV yêu cầu HS quan sát H 19.1, thảo luận (cặp đôi): nêu các thành phần tham gia tổng hợp chuỗi aa.

- HS thảo luận nhóm, đọc kĩ chú thích và nêu được:

+ Các thành phần tham gia: mARN, tARN, ribôxôm.

- GV sử dụng mô hình tổng hợp chuỗi aa giới thiệu các thành phần. Thuyết trình sự hình thành chuỗi aa.

- GV yêu cầu HS thảo luận 2 câu hỏi:

- Các loại nuclêôtit nào ở mARN và tARN liên kết với nhau?

1. Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin

+ mARN là dạng trung gian trong mối quan hệ giữa gen và prôtêin, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc của prôtêin sắp được tổng hợp từ nhân ra tế bào chất.

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm

+ Sự hình thành chuỗi aa được thực hiện dựa trên khuôn mẫu mARN và theo

Hs: Các loại nuclêôtit liên kết theo nguyên tắc bổ sung: A – U; G – X

- Tương quan về số lượng giữa aa và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm? Hs: Tương quan: 3 nuclêôtit  1 aa.

- 1 HS trình bày.Lớp nhận xét, bổ sung.

- GV giúp HS hoàn thiện kiến thức.

Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ:

-Sự hình thành chuỗi ……… dựa trên khuôn mẫu của …………. và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung, trong đó…….liên kết với…….và …….liên kết với……… Tương quan số lượng cứ ……nucleotit ứng với……axit amin -Trình tự các nucleotit trên………. qui định trình tự các……… trong Protein Hs hoạt động nhóm cặp đôi bài tập:

- Mối quan hệ giữa ARN và prôtêin?

- HS dựa vào bài tập để trả lời.

Gv nhận xét chốt kết luận

nguyên tắc bổ sung A – U; G – X đồng thời cứ 3 nuclêôtit ứng với 1 aa.

+Trình tự nuclêôtit trên mARN quy định trình tự các aa trên prôtêin

Hoạt động 2: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - PP: vấn đáp tìm tòi, hoạt động nhóm

- KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm - GV: Dựa vào quá trình hình thành ARN, quá trình hình thành của chuỗi aa và chức năng của prôtêin  sơ đồ SGK.

- Yêu cầu HS quan sát kĩ H 19.2; 19.3, nghiên cứu thông tin SGK thảo luận câu hỏi:

- Giải thích mối quan hệ giữa các thành phần trong sơ đồ theo trật tự 1, 2,3?

- Hs thảo luận nhóm câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét và chốt kiến thức

- Bản chất của mối liên hệ trong sơ đồ?

- Một HS lên trình bày bản chất mối liên hệ gen

 tính trạng.

Gv nhận xét chốt kết luận

2. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng - Sơ đồ:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm

Gen( một đoạn của AND) mARN Pr

Tính trạng - Mối liên hệ:

+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.

+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.

+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.

- Bản chất mối liên hệ gen tính trạng:

Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.

3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Gọi hs đọc kết luận SGK

- Nguyên tắc bổ sung được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây như thế nào?

Gen (1 đoạn ADN)  mARN  prôtêin

Chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở:

A. Nhân của tế bào B. Trên màng tế bào

C. Trong tế bào chất D. Trong nhân con Câu 2: Loại bào quan tổng hợp prôtêin là:

A. Bộ máy Gôngi B. Trung thể

C. Ti thể D. Ribôxôm

Câu 3:

Trong quá trình tổng hợp prôtêin, A của mARN liên kết với?

A. T của tARN B. U của tARN

C. T của gen D. U của gen

Câu 4: Quá trình tổng hợp chuỗi axit amin tuân theo các nguyên tắc?

A. Bổ sung B. Khuôn mẫu

C. Bán bảo toàn D. Gồm A và C

4. Hoạt động vận dụng

- Vì sao trâu bò đều ăn cỏ mà thịt trâu khác thịt bò?

- Trả lời câu hỏi 2,3 SGK

- Tổ chức cho hs chơi trò chơi ‘Giải ô chữ” nếu còn thời gian.

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Ôn lại cấu trúc của ADN.

- Tìm hiểu thêm về cấu trúc không gian của ADN qua internet - Tự xây dựng một mô hình cấu trúc ADN

Ngày soạn 25 tháng 10 năm 2019 Ngày dạy 2 tháng 11 năm 2019

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(280 trang)
w