I. MỤC TIÊU.
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức:
- Học sinh nhận biết được bệnh Đao và bệnh Tơcnơ qua các đặc điểm hình thái.
- Trình bày được đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón tay.
- Gải thích được các nguyên nhân của các tật bệnh di truyền và đề xuất được 1 số biện pháp hạn chế phát sinh chúng.
2. Kỹ năng: Rèn hs kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Thảo luận nhóm
3. Thái độ: Xây dựng cho hs ý thức tự giác trong học tập. Có thái độ đấu tranh chống các tác nhân gây bệnh di truyền
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Nhân ái khoan dung.
II. CHUẨN BỊ.
GV: - Tranh phóng to hình bệnh Đao và bệnh Tơcnơ. Máy chiếu, video 1 số bệnh tật di truyền ở người
- Máy chiếu, Bài giảng Power point HS: Tìm hiểu về bệnh di truyền
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :
Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trừng và khác trứng? ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh ?
*
Hoạt động khởi động
- Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Gv cho 2-4 hs tham gia
- Luật chơi: Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các bệnh và tật di truyền xuất hiện ở người Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng
- Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài
- Bệnh và tật di truyền ở người khác với bệnh thông thường những điểm nào?
- GV có thể giới thiệu thêm vài con số: đến năm 1990, trên toàn thế giới người ta đã phát hiện ra khoảng 5000 bệnh di truyền, trong đó có khoảng 200 bệnh di truyền liên kết với giới tính. Tỉ lệ trẻ em mắc hộichứng Đao là 0,7 – 1,8 % 9ở các trẻ em do các bà mẹ tuổi trên 35 sinh ra).
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Một vài bệnh di truyền ở người
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi,
hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát H 29.1 và 29.2 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi SGK, hoàn thành phiếu học tập.
Hs: Thảo luận nhóm và ghi vào bảng báo cáo thu hoạch.
- Đại diện nhóm trình bày. Lớp bổ sung Gv nhận xét và chốt đáp án trên bảng phụ
Bảng (phiếu học tập)
Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài
1. Bệnh Đao - Cặp NST số 21 có 3 NST - Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, ngón tay ngắn, si đần, không có con.
2. Bệnh Tơcnơ - Cặp NST số 23 ở nữ chỉ có 1 NST (X)
- Lùn, cổ ngắn, là nữ
- Tuyến vú không phát triển, mất trí, không có con.
3. Bệnh bạch tạng
- Đột biến gen lặn - Da và màu tóc trắng.
- Mắt hồng 4. Bệnh câm điếc
bẩm sinh - Đột biến gen lặn - Câm điếc bẩm sinh.
KT trình bày một phút
- Vì sao những bà mẹ trên 35 tuổi, tỉ lệ sinh con bị bệnh Đao cao hơn người bình thường?
Hs: Những bà mẹ trên 35 tuổi, tế bào sinh trứng bị não hoá, quá trình sinh lí sinh hoá nội bào bị rối loạn dẫn tới sự phân li không bình thường của cặp NST 21 trong giảm phân.
- Những người mắc bệnh Đao không có con, tại sao nói bệnh này là bệnh di truyền?
Hs: Người bị bệnh Đao không có con nhưng bệnh Đao là bệnh di truyền vì bệnh sinh ra do vật chất di truyền bị biến đổi.
- Tình huống: ở địa phương em có 1 bạn bị bệnh Đao thường xuyên bị các bạn nhỏ trêu chọc. Chứng kiến việc làm như vây em sẽ làm gì?
Gv nhận xét và chốt kết luận.
- Hình thành cho hs phẩm chất: yêu thương đồng loại, đặc biệt những người khuyết tật
Hoạt động 2: Các biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm
tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, khăn trải bàn
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động nhóm (khăn trải bàn) trả lời câu hỏi:
- Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào?
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền?
- HS thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời.
- Một HS đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Gv nhận xét và chốt kết luận.
Gv liên hệ tích hợp BVMT KT trình bày 1 phút
- ở Việt Nam ngày càng xuất hiện nhiều làng ung thư. Theo em nguyên nhân của hiện trạng này?
Là học sinh em cần làm gì góp phần bảo vệ môi trường?
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
- Nguyên nhân:
+ Do tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên.
+ Do ô nhiễm môi trường.
+ Do rối loạn quá trình sinh lí, sinh hoá nội bào
- Biện pháp:
+ Hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
+ Sử dụng hợp lí các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ dại, thuốc chữa bệnh.
+ Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di truyền hoặc các cặp vợ chồng này không nên sinh con.
- Hình thành cho hs phẩm chất: có trách nhiệm trong việc gìn giữ bảo vệ môi trường
3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Nêu 1 vài bệnh di truyền và biểu hiện bệnh ?
- Các bệnh và tật di truyền ở người phát sinh do nguyên nhân nào?
- Đề xuất các biện pháp hạn chế sự phát sinh các bệnh tật di truyền?
Chọn câu trả lời đúng:
Câu 1: Bệnh, tật di truyền ở người do loại biến dị nào gây ra:
A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến gen C. Đột biến NST D. Thường biến
Câu 2: Hội chứng Đao ở ngời là dạng đột biến:
A. Dị bội xảy ra trên cặp NST thờng
B. Đa bội xảy ra trên cặp NST thờng C. Dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính D. Đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính
Câu 3: Ngời bị hội chứng Đao có số lợng NST trong tế bào sinh dỡng bằng A. 46 chiÕc B. 47 chiÕc C. 45 chiÕc D. 44 chiÕc
Câu 4: Trong tế bào sinh dỡng của ngời bệnh nhân Tơcnơ có hiện tợng:
A. Thõa 1 NST sè 21 B. ThiÕu 1 NST sè 21 C. Thõa 1 NST giíi tÝnh X D.ThiÕu 1 NST giíi tÝnh X Câu 5: Kí hiệu NST của ngời bị bệnh Tơcnơ là:
A. XXY B. XXX C. XO D. YO 4. Hoạt động vận dụng
- Xác định giểu gen của cá cá thể trong phép lai sau:
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
- Đọc mục “Em có biết”. Tìm hiểu thêm các bệnh di truyền trên internet http://hoc247.net/bai-tap-chuyen-de-di-truyen-nguoi
- Đọc trước bài 30.
Ngày soạn 7 tháng 12 năm 2019 Ngày dạy 14 tháng 12 năm 2019