Bài 45-46: THỰC HÀNH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 190 - 194)

PHẦN II- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG CHƯƠNG I- SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Tiết 46 Bài 45-46: THỰC HÀNH TÌM HIỂU MÔI TRƯỜNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA

Qua bài học này học sinh sẽ:

1. Kiến thức:

- Học sinh nhận biết được các môi trường sống của sinh vật ngoài thiên nhiên các nhân tố sinh thái của môi trường ảnh hưởng lên đời sống sinh vật.

- Học sinh biết cách thu thập mẫu.

- Học sinh lấy được những dẫn chứng về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái ánh sáng và độ ẩm lên đời sống sinh vật ở môi trường đã quan sát.

2. Kỹ năng: Hs nhận biết một số nhân tố sinh thái trong môi trường Rèn kỹ năng quan sát và phân tích thực tế. Thảo luận nhóm

3. Thái độ: Xây dựng cho hs ý thức tự giác trong học tập.

- Giáo dục HS thêm yêu thiên nhiên và có ý thức bảo vệ thiên nhiên.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.. Nhân ái khoan dung.

II. CHUẨN BỊ.

Gv : Chọn địa điểm thực hành : vườn trường

Dụng cụ: + Vợt bắt côn trùng, lọ, túi nilông đựng động vật.+ Tranh mẫu lá cây.

Hs :+ Kẹp ép cây, giấy báo, kéo cắt cây.+ Giấy kẻ li, bút chì.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, tổ chức thực hành, thảo luận nhóm

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra 15 phút Phần trắc nghiệm: 5đ

Câu 1: Quan hệ sinh vật cùng loài là:

A. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với nhau B. Quan hệ giữa các cá thể sống gần nhau

C. Quan hệ giữa các cá thể cùng loài với sống gần nhau

D.Quan hệ giữa các cá thể cùng loài sống ở các khu vực xa nhau

Câu 2: Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biẻu hiện quan hệ là:

A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế

Câu 3: Yếu tố nào xảy ra sau đây dẫn đến các cá thể cùng loài phải tách nhóm?

A. Nguồn thức ăn trong môitrường dồi dào

B. Chỗ ở đầy đủ, thậm chí thừa thãI cho các cá thể C. Số lượng cá thể trong bầy tăng lên quá cao

D. Vào mùa sinh sản và các cá thể khác giới tìm về với nhau Câu 4 : Hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm dẫn đến kết quả là:

A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể B. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng C. Hạn chế sự cạnh tranh giữa các các thể

D. Tạo điều kiện cho các cá thể hỗ trợ nhau tìm mồi có hiệu quả hơn Câu 5: Hai hình thức quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là:

A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ Câu 6: Quan hệ cộng sinh là:

A. Hai loài sống với nhau, loài này tiêu diệt loài kia B. Hai loài sống với nhau và cùng có lợi

C. Hai loài sống với nhau và gây hại cho nhau

D. Hai loài sống với nhau và không gây ảnh hưởng cho nhau Câu 7: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là:

A. Tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y B. Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu C. Cáo đuổi bắt gà

D. Sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ.

Câu 8: Địa y sống bám trên cành cây. Giữa địa y và cây có mối quan hệ theo kiểu nào dưới đây?

A. Hội sinh B. Cộng sinh

C. Kí sinh D. Nửa kí sinh

Câu 9: Quan hệ nào sau đây là quan hệ cộng sinh?

A. Vi khuẩn trong nốt sần rễ cây họ đậu B. Địa y bám trên cành cây

C. Giun đũa sống trong ruột người D. Cây nấp ấm bắt côn trùng

Câu 10: Cá ép bám vào rùa biển hoặc cá lớn, nhờ đó được rùa và cá lớn đưa đi xa. Cá ép, rùa biển và cá lớn có mối quan hệ nào dưới đây?

A. Cộng sinh B. Ký sinh

C. Nữa kí sinh D. Hội sinh

Phần tự luận: 5đ

Câu 11. Tại sao khi trồng lúa, trồng ngô phải trồng theo hàng và đảm bảo khoảng cách giữa các hàng cây cho phù hợp không quá thưa, quá dày?

ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM

Trắc nghiệm: mỗi câu đúng 0,5 đ Câu 1: B

Câu 2: A Câu 3: C Câu 4: A Câu 5: C

Câu 6: B Câu 7: C Câu 8: D Câu 9: B Câu 10: C Tự luận 5 đ

- Khi trồng lúa, trồng ngô phải trồng theo hàng và đảm bảo khoảng cách giữa các hàng cây cho phù hợp không quá thưa, quá dày để đảm bảo các cây đều có đủ khoảng không, ánh sáng, đất ... hạn chế sự cạnh tranh cùng loài

- Nếu trồng quá thưa sẽ lãng phí tài nguyên đất

- Nếu trồng quá dày các cây sẽ cạnh tranh nhau về ánh sáng, dinh dưỡng...

=> năng suất cây trồng thấp

* Vào bài:

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của sinh vật Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát

tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: năng lực quan sát, giải quyết vấn đề. PC nhân ái

Gv hướng dẫn hs xác định đối tượng nghiên HS mang đầy đủ các phương tiện phục vụ

cứu điển hình, nơi HS tự quan sát, nơi thu nhập mẫu. Đồng thời xác định nội dung và cách thức tiến hành các hoạt động của HS.

GV yêu cầu hs quan sát (theo nhóm 4-5 HS) để nhận biết được các loài sinh vật và môi trường sống của chúng, thảo luận nhóm điền thông tin vào bảng 45-46.1

- GV có thể gợi ý HS: Dùng vợt để bắt các động vật nhỏ (ong, bướm ,tôm,tép…)

Gv theo dọi giúp đỡ các nhóm còn lúng túng

cho quan sát và thực hành.

HS quan sát (theo nhóm 4-5 HS) để nhận biết được các loài sinh vật và môi trường sống của chúng và điền vào bảng 45-46.1 SGK: Các loài sinh vật quan sát có trong địa điểm thực hành (theo mẫu)

Tên sinh vật Môi trường sống Thực vật

Động vật Nấm Địa y

- HS tổng kết (theo yêu cầu của GV):

- Số lượng sinh vật đã quan sát.

- Có mấy loại môi trường sống đã quan sát - Môi trường nào có số lượng sinh vật nhiều nhất (hoặc ít nhất).

Hoạt động 2: Tìm hiểu ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái lá cây Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát

tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: năng lực quan sát, giải quyết vấn đề. PC nhân ái

- Gv yêu cầu HS nghiên cứu hình thái của lá cây và phân tích ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái của lá.

GV gợi ý: * Đặc điểm của phiến lá: rộng hay hẹp, dài hay ngắn, dày hay mỏng, xanh sẫm hay nhạt, mặt lá có lông hay không.

* Đặc điểm của lá chứng tỏ lá cây quan sát là: lá cây ưa sáng, ưa bóng, chìm trong nước , nơi nước chảy, nước đứng và trên mặt nước.

- HS tiến hành theo các bước:

Mỗi HS độc lập quan sát 10 lá cây ở các môi trường khác nhau (trong khu vực quan sát) và ghi kết quả vào bảng 45-46.2 SGK (theo mẫu)

Hs tổng hợp kết quả -> hoàn thành bảng

STT Tên cây Nơi sống Đặc điểm của phiến lá

Các đặc điểm này chứng tỏ lá cây quan sát là

Những nhận xét khác(nếu có) 1

2

… 10

Gv hướng dẫn học sinh làm tiêu bản mẫu vật HS vẽ hình dạnh phiến lá và ghi vào cuối hình ( tên cây, lá cây, ưa sáng )

- Sau đó HS ép mẫu lá trong cặp ép cây để tập làm tiêu bản khô.

3. Hoạt động luyện tập, củng cố

Giáo viên nhận xét chung ý thưc thực hành của các nhóm Kiểm tra mẫu vật thu thập của các nhóm

Nhận xét kết quả hoạt động của từng nhóm 4. Hoạt động vận dụng

Từ các mẫu vật thu thập được hs về nhà làm tiêu bản mẫu ép khô Vẽ hình dạng các mẫu vật thu thập được

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng Hoàn thành bộ mẫu vật tiêu bản lá Tìm hiểu môi trường sống của động vật

Ngày soạn 11 tháng 2 năm 2020 Ngày dạy 19 tháng 2 năm 2020 Tiết 47 : Bài 45-46: THỰC HÀNH

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 190 - 194)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(280 trang)
w