I. MỤC TIÊU.
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức:
- Học sinh phân tích được thành phần hoá học của ADN đặc biệt là tính đặc thù và hình dạng của nó.
- Mô tả được cấu trúc không gian của ADN theo mô hình của J. Oatsơn và F. Crick.
2. Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. Thảo luận nhóm.
3. Thái độ :
- Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứ tính quy luật của hiện tượng sinh học.
4. Năng lực – phẩm chất.
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng CNTT.
- Hình thành cho hs phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương , đất nước.
II. CHUẨN BỊ.
Gv :- Tranh phóng to hình 15 SGK.
- Mô hình phân tử ADN. Máy chiếu.
Hs: nghiên cứu trước nội dung bài..
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC.
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, sơ đồ tư duy..
- Kỹ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, sơ đồ tư duy IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Hoạt động khởi động.
* Ổn định tổ chức .
* Kiểm tra bài cũ :
* Hoạt động khởi động
Trò chơi: Ghép cặp đôi => tìm mật thư.
- Số lượng: 10 hs ( 5 nam, 5 nữ ).
- Mỗi hs nhận được 1 mật thư trong đó có 1 mệnh đề. Nhiệm vụ mỗi hs phải tìm cho mình 1 bạn mang mệnh đề phù hợp để khi ghép cặp lại sẽ được 1 câu hoàn chỉnh.
- Cặp đôi nào đúng và nhanh nhất sẽ giành phần thắng.
5 mệnh đề và nội dung tương ứng:
- Cặp NST tương đồng..
...gồm 2 chiếc giống nhau về hính dạng , kích thước - Trong 1 cặp NST tương đồng...
... 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.
- Bộ NST lưỡng bội ( 2n )....
.... là bộ NST chứa các cặp NST tương đồng.
- Bộ NST đơn bội ( n )...
... là bộ NST của giao tử chỉ chứa 1 NSTcủa mỗi cặp tương đồng.
- Cặp NST giới tính ...
...khác nhau giữa con đực và con cái Gv tổ chức chơi và làm trọng tài cho hs.
Nhận xét biểu dương nhóm làm tốt.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Cấu tạo hoá học của phân tử ADN.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - PP: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt
động nhóm. Sơ đồ tư duy.
- KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
- GV chiếu tranh cấu tạo hóa học ADN Yêu cầu HS hd cá nhân nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh để hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:
- Nêu cấu tạo hoá học của ADN?
- ADN được cấu tạo từ các nguyên tố C, H, O, N và P.
- Tại sao nói AND là đại phân tử ?
- ADN thuộc loại đại phân tử ( khối lượng, kích thước lớn).
- Vì sao nói ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân?
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit (gồm 4 loại A, T, G, X).
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm ( khăn trải bàn) câu hỏi:
Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Gv nhận xét và chốt kiến thức.
AND có tính đa dạng đặc thù do :
+ Tính đặc thù do số lượng, trình tự, thành phần các loại nuclêôtit.
+ Các sắp xếp khác nhau của 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đa dạng.
- Tính đa dạng và đặc thù của ADN là cơ sở phát triển cho tính đa dạng và đặc thù của sinh vật.
Yêu cầu hs thảo luận vẽ các nhánh SĐTD với nội dung vừa tìm hiểu
Các nhóm hoàn thiện sản phẩm ra giấy A3.
- 1 đại diện nhóm lên thuyết trình sơ đồ của nhóm mình.
- GV ra câu hỏi liên hệ thực tế:
KT trình bày 1 phút.
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm.
- Hình thành cho hs phẩm chất: Yêu gia đình, quê hương , đất nước.
- Kiến thực về tính đa dạng đặc thù của ADN được vận dụng trong thực thế như thế nào?
Hs: xác định người thân, tội phạm.
Gv giới thiệu chương trình “như chưa từng có cuộc chia ly” sử dung ADN xác định quan hệ thân thuộc.
Hoạt động 2: Cấu trúc không gian của phân tử ADN.
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - PP: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt
động nhóm.
- KT: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút.
- Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 15 và mô hình phân tử ADN tìm hiểu cấu trúc ADN:
- 1 HS lên trình bày trên tranh hoặc mô hình.
- Mô tả cấu trúc không gian của phân tử ADN?
- Phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Mỗi vòng xoắn cao 34 Ao gồm 10 cặp nuclêôtit, đường kính vòng xoắn là 20 Ao. - Các nuclêôtit giữa 2 mạch liên kết bằng các liên kết thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung (A-T; G-X ).
- Gv nhận xét và chốt kiến thức trên mô hình.
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm cặp đôi lời câu hỏi:
- Các loại nuclêôtit nào giữa 2 mạch liên kết với nhau thành cặp?
- Giả sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch của ADN như sau:
-T-T-X-A-T-G -X-X-A-G-
hãy xác định trình tự các nuclêôtit ở mạch còn lại?
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm.
+ HS vận dụng nguyên tắc bổ sung để xác định mạch còn lại.
T-T-X-A-T-G -X-X-A-G A-A-G-T-A-X-G -G-T-X KT trình bày 1 phút.
- Nêu hệ quả của nguyên tắc bổ sung?
- Hệ quả của nguyên tắc bổ sung:
+ Do tính chất bổ sung của 2 mạch nên khi biết trình tự đơn phân của 1 mạch có thể suy ra trình tự đơn phân của mạch kia.
+ Tỉ lệ các loại đơn phân của ADN:
A = T; G = X A+ G = T + X - Gv nhận xét và chốt kiến thức.
Yêu cầu hs thảo luận vẽ các nhánh SĐTD với nội dung vừa tìm hiểu.
Các nhóm hoàn thiện sản phẩm ra giấy A3.
- 1 đại diện nhóm lên thuyết trình sơ đồ của nhóm mình.
- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.
3. Hoạt động luyện tập, củng cố.
- Các nhóm lên treo SĐTD của nhóm mình.
- Cho hs các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- Gv nhận xét sản phẩm các nhóm, chiếu SĐTD hoàn chỉnh của bài.
- Nêu cấu tạo hoá học của ADN? Vì sao ADN rất đa dạng và đặc thù?
- Mô tả cấu trúc không gian của ADN? Hệ quả của nguyên tắc bổ sung như thế nào?
4. Hoạt động vận dụng.
- Làm bài tập sau: Giả sử trên mạch 1 của ADN có số lượng của các nuclêôtit là: A1= 150; G1
= 300. Trên mạch 2 có A2 = 300; G2 = 600.
Dựa vào nguyên tắc bổ sung, tìm số lượng nuclêôtit các loại còn lại trên mỗi mạch đơn và số lượng từng loại nuclêôtit cả đoạn ADN, chiều dài của ADN.
Đáp án: Theo NTBS:
A1 = T2 = 150 ; G1 = X2 = 300; A2 = T1 = 300; G2 = X1 = 600
=> A1 + A2 = T1 + T 2 = A = T = 450; G = X = 900.
Tổng số nuclêôtit là: A+G +T+X = N Chiều dài của ADN là: N/2 x 3,4.
Chiều dài phân tử ADN là: 0,51 micrômet . 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Học bài và trả lời câu hỏi, làm bài tập 4 vào vở bài tập.
- Tìm hiểu các dạng bài tập ADN.
- Tìm xen vedeo cấu trúc không gian ADN trên youtube . - Chuẩn bị bài 16 : AND và bản chất của gen.
Ngày soạn 27 tháng 11 năm 2019 Ngày dạy 7 tháng 12 năm 2019