Bài 23: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 97 - 100)

Qua bài học này hs đạt được:

1. Kiến thức :

- Học sinh nắm được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể (2n – 1).

- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.

2. Kỹ năng :

- Phát triển kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: - Giáo dục thái độ đúng trong việc sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường đất, nước.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi 4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Nhân ái II. CHUẨN BỊ.

Gv: - Tranh phóng to hình 23.1; 23.2 SGK; H 29.1; 29.2 SGK.

- ảnh 1 số ứng dụng của thể đa bội Hs: tìm hiểu các dạng đột biến NST

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ :

- Gọi tên và mô tả từng dạng đột biến cấu trúc NST ?

- Tại sao đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho sinh vật?

* Khởi động:

Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “ai nhanh hơn”:

Câu hỏi: Một loại có bộ NST gồm 3 cặp kí hiệu Aa, Bb, Dd . Giả sử bộ NST đó bị đột biến mất đi 1 NST . Viết các trường hợp có thể xảy ra :

Gv chọn 2 hs lên thi. Mời 2 hs khác lên chấm bài thi của các bạn Gv nhận xét phần thi của hs, biểu dương hs làm tốt

GV: đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST hoặc tất cả bộ NST. Vậy nó oc những dạn nào? Cơ chế hình thành ?

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Hiện tượng dị bội

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát

tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, khăn trải bàn

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước

- GV kiểm tra kiến thức cũ của HS : - Thế nào là cặp NST tương đồng?

- Bộ NST lưỡng bội, đơn bội?

- GV yêu cầu HS quan sát H 29.1 và 29.2 SGK, hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

- Qua 2 hình trên, hãy cho biết ở người, cặp NST thứ mấy đã bị thay đổi và thay đổi như thế nào so với các cặp NST khác?

Hs: Hình 29.1 cho biết ở người bị bệnh Đao, cặp NST 21 có 3 NST, các cặp khác chỉ có 2 NST.

Hình 29.2 cho biết người bị bệnh Tơcnơ, cặp NST 23 (cặp NST giới tính) chỉ có 1 NST, các cặp khác có 2 NST.

- Cho HS quan sát H 23.1 và nghiên cứu mục I để trả lời câu hỏi:

KT trình bày một phút

- Ở chi cà độc dược, cặp NST nào bị thay đổi và thay đổi như thế nào?

Hs: Cà độc dược có 12 cặp NST người ta phát hiện được 12 thể dị bội ở cả 12 cặp NST - Quả của 12 kiểu cây dị bội khác nhau về

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát phát hiện, năng lực giải quyết vấn đề

- Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có 1 hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

kích thước, hình dạng và khác với quả của cây lưỡng bội bình thường như thế nào?

- Từ các VD trên, tổ chức hs thảo luận nhóm trả lời:

- Thế nào là thể dị bội?

- Các dạng dị bội thể?

- Hậu quả của hiện tượng thể dị bội?

- Hs thảo luận nhóm câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét và chốt kiến thức

- Các dạng:

+ Thêm 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n + 1).

+ Mất 1 NST ở 1 cặp nào đó (2n -1) + Mất 1 cặp NST tương đồng (2n – 2)....

+ Thêm 1 cặp NST tương đồng (2n + 2)....

- Hậu quả: Thể đột biến (2n + 1) và (2n -1) có thể gây ra những biến đổi về hình thái (hình dạng, kích thước, màu sắc) ở thực vật hoặc gây bệnh ở người như bệnh Đao, bệnh Tơcnơ.

Hoạt động 2: Sự phát sinh thể dị bội Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát

tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, khăn trải bàn

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước

- GV cho HS quan sát H 23.2. Hoạt động nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:

- Sự phân li NST trong quá trình giảm phân ở 2 trường hợp trên có gì khác nhau?

- Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử có số lượng như thế nào?

- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận và nêu được:

+ Một bên bố (mẹ) NST phân li bình thường, mỗi giao tử có 1 NST của mỗi cặp.

+ Một bên bố (mẹ) NST phân li không bình thường, 1 giao tử có 2 NST của 1 cặp, giao tử kia không có NST nào.

+ Hợp tử có 3 NST hoặc có 1 NST trong cặp tương đồng.

- GV treo H 23.2 yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày cơ chế phát sinh thể dị bội.

KT trình bày một phút - GV chốt lại kiến thức.

- Cho HS quan sát H 29.2 và thử giải thích trường hợp hình thành bệnh Tơcnơ (OX) có thể cho HS viết sơ đồ lai minh hoạ.

Gv giới thiệu về người bệnh Đao và tơcno

Cơ chế phát sinh thể dị bội:

- Trong giảm phân sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó tạo thành 1 giao tử mang 2 NST trong 1 cặp và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó.

- Sự thụ tinh của các giao tử bất thường này với các giao tử bình thường sẽ tạo ra các thể dị bội (2n +1 ) và (2n – 1) NST.

- Có phẩm chất nhân ái, yêu thương, giúp đỡ những người khuyết tật

3. Hoạt động luyện tập, củng cố

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân

- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

- Thể dị bội là gì? Gồm những dạng nào ? Hậu quả của thể dị bội ? - Nguyên nhân phát sinh thể dị bội ?

- Bài tập trắc nghiệm

1. Sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng xảy ra ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n sẽ cho loại giao tử nào?

a. n, 2n c. n + 1, n – 1 b. 2n + 1, 2n -1 d. n, n + 1, n – 1.

2. Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:

A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính D. Chỉ xảy ra ở NST thường

3: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm?

A. 2n + 1 B. 2n – 1 C. 2n + 2 D. 2n – 2 4: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

A. 47 chiếc NST B. 47 cặp NST C. 45 chiếc NST D. 45 cặp NST 5: Thể dị bội có thể tìm thấy ở loài nào sau đây?

A. Ruồi giấm B. Đậu Hà Lan C. Người D. Cả 3 loài nêu trên 4. Hoạt động vận dụng

1) Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể (2n +1) ? 2) Phân biết hiện tượng dị bội thể và thể dị bội ? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2,3 SGK.

- Tìm hiểu một số đột biến dị bội thể ở SV thông qua internet https://www.youtube.com/watch?v=kBdOzSwY7iE - Đọc trước bài 24. Tìm hiểu về thể đa bội

Ngày soạn 15 tháng 11 năm 2019 Ngày dạy 23 tháng 11 năm 2019

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(280 trang)
w