I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của trùng sốt rét và trùng kiết lị phù hợp với lối sống kí sinh.
- HS liên hệ được những tác hại do 2 loại trùng này gây ra và cách phòng chống bệnh sốt rét.
2. Kĩ năng
- Rèn cho hs kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức qua kênh hình.
- Kĩ năng trình bày ý kiến 3. Thái độ
- Giáo dục ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường và cơ thể.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh
II. CHUẨN BỊ
Gv: - Tranh phóng to H 6.1; 6.2; 6.4 SGK.
Máy chiếu, Bài giảng Power point
Hs: kẻ phiếu học tập bảng 1 trang 24 “Tìm hiểu về bệnh sốt rét” vào vở.
Phiếu học tập
STT Tên ĐV
Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét
1 Cấu tạo
2 Dinh dưỡng
3 Phát triển
III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 1. Ổn định tổ chức
* Kiểm tra sĩ số.
* Kiểm tra bài cũ.
- So sánh trùng giày và trùng biến hình về đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản?
2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động.
Hoạt động khởi động
Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “bóng chuyền”
Luật chơi:
- Lần lượt từng học sinh sẽ nêu các đáp án của câu hỏi ( hs trả lời đúng sẽ được chỉ định bạn tiếp theo trả lời) cho đến khi tìm dược hs trả lời sai.
- Hs trả lời sai sẽ phải chịu 1 hình phạt do gv đề xuất.
Câu hỏi: Nêu tên các loại bệnh truyền nhiễm mà em biết?
Gv ghi các bênh truyền nhiễm do ĐVNS ra góc bảng Gv tổng kết nhận xét phần thi và vào bài mới
Trên thực tế có những bệnh truyền nhiễm do trùng gây nên làm ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Ví dụ: trùng kiết lị, trùng sốt rét.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ - Định hướng NL, PC: Có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh
- GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 6.1; 6.2; 6.3 SGK trang 23, 24. Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh =>
thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
Đại diện nhóm trình bày trước lớp. Lớp nhận xét bổ sung.
- Sau khi hs trình bày mỗi đặc điểm gv cho hs khác nhận xét và chốt kiến thức trên bảng phụ
I. Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét Kết luận: Bảng phụ
Tìm hiểu trùng kiết lị và trùng sốt rét STT
Tên ĐV
Đặc điểm Trùng kiết lị Trùng sốt rét
1 Nơi kí sinh
- Trùng kiết lị kí sinh ở thành ruột.
- Trùng sốt rét kí sinh trong máu người và tuyến nước bọt của muỗi Anôphen.
2 Kích thước - Lớn - Nhỏ
3 Cấu tạo - Có chân giả ngắn - Không
có không bào. - Không có cơ quan di chuyển.
- Không có các không bào.
4 Dinh dưỡng
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Nuốt hồng cầu.
- Thực hiện qua màng tế bào.
- Lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu.
5 Lây nhiễm - Qua đường tiêu hóa - Qua đường máu 6 Phát triển
- Trong môi trường, kết bào xác, khi vào ruột người chui ra khỏi bào xác và bám vào thành ruột.
- Trong tuyến nước bọt của muỗi, khi vào máu người, chui vào hồng cầu sống và sinh sản phá huỷ hồng cầu.
7 Tác hại - Gây bệnh kết lị - Gây bệnh sốt rét - GV hướng dẫn HS đọc lại nội dung bảng 1,
kết hợp với hình 6.4 SGK.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi làm bài tập mục trang 23 SGk, so sánh trùng kiết lị và trùng biến hình.
- Khả năng kết bào xác của trùng kiết lị có
tác hại như thế nào?( chúng khó bị tiêu diệt, tăng nguy cơ lây nhiễm )
- Tại sao người bị sốt rét da tái xanh? (Do hồng cầu bị phá huỷ)
- Tại sao người bị kiết lị đi ngoài ra máu?
(Thành ruột bị tổn thương.)
- Muốn phòng tránh bệnh kiết lị ta phải làm gì?(Giữ vệ sinh ăn uống)
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
- Hình thành cho hs phẩm chất: Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh
Hoạt động 2: Tìm hiểu bệnh sốt rét ở nước ta
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, khăn trải bàn
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhâni, nhóm nhỏ - Định hướng NL, PC: Có trách nhiệm trong việc giữ vệ sinh phòng bệnh
- GV hướng dẫn HS đọc SGK kết hợp với thông tin thu thập được, hoạt động nhóm (khăn trải bàn) nhân trả lời câu hỏi:
KT trình bày 1 phút
- Tình trạng bệnh sốt rét ở Việt Nam hiện này như thế nào?
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét trong cộng đồng?
- Tại sao người sống ở miền núi hay bị sốt rét?
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
- GV thông báo chính sách của Nhà nước trong công tác phòng chống bệnh sốt rét:
+ Tuyên truyền ngủ có màn.
+ Dùng thuốc diệt muỗi nhúng màn miễn phí.
+ Phát thuốc chữa cho người bệnh.
.
- Bệnh sốt rét ở nước ta đang dần được thanh toán.
- Phòng bệnh: Vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, diệt muỗi.
2.3. Hoạt động luyện tập.
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
- Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
- Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Trùng sốt rét có đặc điểm:
A. Di chuyển bằng roi, sinh sản theo kiểu phân đôi
B. Di chuyển bằng chân giả rất ngắn, kí sinh ở thành ruột.
C. Di chuyển bằng chân giả, sinh sản theo kiểu phân đôi.
D. Không có bộ phận di chuyển, sinh sản theo kiểu phân đôi.
Câu 2: Trong cơ thể muỗi Anophen, trùng sốt rét sinh sản bằng hình thức:
A. phân đôi. B. sinh sản hữu tính.
C. sinh sản sinh dưỡng. D. nảy chồi.
Câu 3: Trùng sốt rét không thích nghi với kí sinh ở:
A. tuyến nước bọt của muỗi Anôphen. B. máu người.
C. thành ruột người. D. thành ruột của muỗi Anôphen.
Câu 4: Các động vật nguyên sinh sống kí sinh là:
A. trùng biến hình, trùng sốt rét. B. trùng sốt rét, trùng kiết lị.
C. trùng giày, trùng kiết lị. D. trùng roi xanh, trùng giày.
Câu 5: Trùng kiết lị kí sinh ở:
A. cơ tay, cơ chân người. B. máu và thành ruột người.
C. thành ruột người. D. máu người
Câu 6: Ở ngoài tự nhiên, trùng kiết lị thường tồn tại ở dạng:
A. trùng kiết lị non. B. bào xác.
C. trùng kiết lị trưởng thành. D. trứng.
2.4. Hoạt động vận dụng.
- Gv hướng dẫn hs xây dưng sơ đồ tư duy bài học
2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu thêm về bệnh kiết lị, bệnh sốt rét qua internet
- Tìm hiểu thêm một số bệnh khác do động vật nguyên sinh gây ra ? - Chuẩn bị bài 7: Đặc điểm chung và vai trò củ ĐVNS
Ngày soạn 6 tháng 9 năm Ngày dạy 14 tháng 9 năm