MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 67 - 71)

Qua bài học này hs đạt được:

1. Kiến thức:

- Mở rộng hiểu biết về các Giun đốt (Giun đỏ, đỉa, rươi, vắt...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này.

- Nêu được đặc điểm đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

Gv: Chuẩn bị tranh một số giun đốt phóng to như: rươi, giun đỏ, róm biển.

Hs: tìm hiểu thêm các loài giun đốt

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ :

* Hoạt động khởi động

Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Hái hoa dân chủ Luật chơi:

- Gv cho 3-4 hs tham gia

- Trong vòng 1 phút trình bày đáp án

- Ai trả lời đúng sẽ được bốc thăm nhận phần quà ? Câu hỏi:

1. Trình bày đặc điểm cấu tạo thích nghi lối sống kí sinh ? Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa ?

2. Trình bày cấu tạo trong của giun đất ?

Cấu tạo trong giun đất có đặc điểm gì tiến hóa hơn giun tròn?

Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Ngoài giun đất ra ngành giun đốt còn nhiều đại diện khác. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thê một số đại diện giun đốt

Hoạt động 1: Tìm hiểu một số giun đốt thường gặp

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên.

- GV cho HS quan sát tranh hình vẽ giun đỏ, rươi, róm biển.

- Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.

- GV kẻ sẵn bảng 1 vào bảng phụ để HS chữa bài.

- GV gọi các nhóm lên chữa bài.

- GV ghi ý kiến bổ sung của từng nội dung để HS tiện theo dõi.

- GV thông báo các nội dung đúng

- GV yêu cầu HS thảo luận => rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống ?

Gv nhận xét và chốt kết luận

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm

Ngành giun đốt đa dạng về:

- Số lượng loài: khoảng trên 9000.

VD: Vắt đỉa, róm biển, giun đỏ.

- Sống ở các môi trường đất ẩm, nước, lá cây...

- Giun đốt có thể sống tự do, định cư hay chui rúc...

Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt STT Đa dạng

Đại diện Môi trường sống Lối sống

1 Giun đất - Đất ẩm - Chui rúc.

2 Đỉa - Nước ngọt, mặn, nước lợ. - Kí sinh ngoài.

3 Rươi - Nước lợ. - Tự do.

4 Giun đỏ - Nước ngọt. - Định cư.

5 Vắt - Đất, lá cây. - Tự do.

6 Róm biển - Nước mặn. - Tự do.

Hoạt động 2: Vai trò giun đốt

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp - Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp đôi hoàn thành bài tập trong SGK trang 61.

- Hs thảo luận nhóm câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày. Lớp nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét và chốt kiến thức KT trình bày 1 phút

- Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống con người ?

- Gv nhận xét và chốt kiến thức

GDMT: giun đốt có vai trò làm thức ăn cho người và ĐV, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV có ích.

- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp ,thoáng khí, màu mỡ.

- Tác hại: Hút máu người và động vật→

Gây bệnh.

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự tin trình bày ý kiến

- Hình thành cho hs phẩm chất: Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên

3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Phương pháp: vấn đáp gợi mở

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân

- Định hướng NL, PC: Tự tin - Gọi hs đọc kết luận SGK:

- Trình bày đặc điểm chung của giun đốt ? Vai trò của giun đốt ? - Chọn câu trả lời đúng

Câu 1: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

A. Hô hấp B. Sinh sản

C. Lấy thức ăn D. Tìm nhau giao phối

Câu 2:Giun đất có vai trò

A. Làm đất chua B. Làm đất mất dinh dưỡng

C. Làm đất có nhiều hang hốc D. Làm đất tơi xốp, màu mỡ Câu 3: Cơ quan hô hấp của giun đất:

A. Mang B. Phổi

C. Da D. Miệng

Câu 4: Không phải là điểm tiến hoá của giun đất so với giun đũa là?

A. Hệ tiêu hoá phân hoá rõ B. Hô hấp qua da

C. Xuất hiện hệ tuần hoàn D. Hệ thần kinh tập trung thành chuỗi hạch Câu 5: Đặc điểm của giun đất thích nghi với đời sống chui rúc trong đất ẩm?

A. Cơ thể lưỡng tính B. Hệ tuần hoàn kín

C. Hô hấp qua da D. Cơ thể phân đốt, có vòng tơ ở mỗi đốt 4. Hoạt động vận dụng

- So sánh giun đốt và giun tròn? Nhận xét về sự tiến hóa?

- Kể tên các loài giun đốt ở địa phương và nêu vai trò của chúng ? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.

- Tìm hiểu thêm về vai trò của giun đốt qua thực tế, qua internet - Chuẩn bị kiểm tra 45 phút

Ngày soạn tháng 10 năm Ngày dạy tháng 10 năm

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(257 trang)
w