TIẾT 62 : BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 238 - 242)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học này học sinh sẽ:

1. Kiến thức: HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch. Nêu được nhưng ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học

2. Kĩ năng: Rèn hs kĩ năng quan sát so sánh tư duy tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, bảo vệ môi trường , ý thức bảo vệ động vật.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấnn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống 4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. có trách nhiệm bảo vệ động vật có ích

II. CHUẨN BỊ

Gv : Tư liệu về đấu tranh sinh học. Hình ảnh minh họa đáu tranh sinh học - Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.

Hs: Tìm hiểu trước bài học

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấnn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học tập bằng trò chơi - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, trò chơi

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ :

- Giải thích vì sao số loài động vật ở môi trường nhiệt đới lại nhiều hơn môi trường đới lạnh và đới nóng?

- Nêu các lợi ích của đa dạng sinh học?

* Hoạt động khởi động

Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “bóng chuyền”:

Câu hỏi: kể tên một số loài động vật ăn thịt động vật có hại cho con người ?

Mỗi hs nêu 1 ví dụ sau đó chỉ định bạn tiếp theo trả lời, ai không trả lời được sẽ chịu 1 hình thức phạt

Gv tổng hợp các câu trả lời ra góc bảng

Con người đã sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học trong sản xuất như thế nào ? Ưu điểm của các biên pháp đó ?

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Phương pháp: vấnn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm

- Định hướng NL, PC: NL giải quyết vấn đề, PC Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, cho biết cá ví dụ ở hđ khởi động là các biện pháp đấu tranh sinh học. Yêu cầu hs thảo luận nhóm cặp đôi trả lời câu hỏi:

+ Thế nào đấu tranh sinh học?

-Hs nêu được: Dùng sinh vật tiêu diệt SV gây hại VD mèo diệt chuột

- GV giải thích SV tiêu diệt SV có hại gọi là thiên địch

I. Biện pháp đấu tranh sinh học

- Đấu tranh sinh học là cách sử dụng những thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh cho sinh vật gây hại, nhằm hạn chế tác động của sinh vật gây hại.

Hoạt động 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm

- Định hướng NL, PC: NL giải quyết vấn đề, PC Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên

II. Những biện pháp đấu tranh sinh học

- Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học:

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát H59.1 và thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập

- GV treo bảng phụ phiếu học tập lên bảng - GV gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng.

- Đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm. Nhóm khác bổ sung ý kiến.

- GV thông báo kết quả đúng của các nhóm và yêu cầu theo dõi kiến thức chuẩn

- GV :

+ Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt SV gây hại

- GV thông báo thêm một số thông tin việc sử dụng thiên địch ở nước ta

1. Sử dụng thiên địch

a. Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.

b. Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.

2. Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại

3. Gây vô sinh tiêu diệt động vật gây hại

* Hoạt động 3: Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Phương pháp: vấnn đáp gợi mở, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm

- Định hướng NL, PC: NL giải quyết vấn đề, PC Có trách nhiệm với môi trường tự nhiên

- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:

+ Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?

+ Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì

?

- Mỗi cá nhân tự thu thập kiến thức kiến thức ở thông tin trong SGK tr.194.

- Hs thảo luận nhóm câu hỏi

- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- Gv nhận xét và chốt kiến thức KT trình bày 1 phút

- Ở địa phương em có sử dụng những hình thức đấu tranh sinh học nào ?

- GV tổng kết các ý kiến của HS, nhận xét và chốt kết luận.

III. Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học

- Ưu điểm: của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều SV gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.

- Nhược điểm:

+ Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.

+ Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.

3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Phương pháp: vấn đáp gợi mở

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: năng lực giải quyết vấn đề. PC tự tin Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

- Nêu những biện pháp đấu tranh sinh học?

- Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học?

- Gv chốt lại kiến thức toàn bài bằng sơ đồ tư duy 4. Hoạt động vận dụng

- Vì sao cần phải sử dụng những biện pháp đấu tranh sinh học?

- Kể tên những biện pháp đấu tranh sinh học được áp dụng ở địa phương em ? - Nêu những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ ? 5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Học bài trả lời câu hỏi SGK

- Tìm hiểu thêm một số biện pháp đấu tranh sinh học được áp dạng phổ biến ? - Tìm hiểu thêm về động vật quý hiếm.

- Kẻ bảng: một số động vật quý hiếm ở Việt Nam, SGK trang 196 vào vở.

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 238 - 242)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(257 trang)
w