1. Kiến thức:
- Đánh giá kết quả học tập của HS ở học kỳ I
- HS thấy được kết quả học tập thông qua bài kiểm tra để điều chỉnh việc học ở học kỳ II 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng suy nghĩ tư duy độc lập, tự đánh giá.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc không quay cóp, gian lận trong trong kiểm tra, thi cử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Đề kiểm tra
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện HS 2. Phát đề
A.Thiết kế ma trận đề kiểm tra Sinh học 7
Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. Động vật
nguyên sinh
- Đặc điểm chung của ngành ĐVNS.
- Trình bày vai trò của ngành ĐVNS.
Vận dụng giải thích một số hiện tượng thực tế.
Số câu : 1.5 câu Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu
2. Ngành Thân mềm, ruột khoang
- Nêu được đặc điểm chung của ngành thân mềm.
- Trình bày vai trò của ngành thân mềm.
- Tại sao xếp mực bơi nhanh cùng với ốc sên bò chậm chạp?
- Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
Số câu : 01 câu Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu
3. Ngành chân khớp
- Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?
- Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện ? - Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu ?
Số câu : 1/2 câu Số câu : 1/2 câu
Tổng số câu : 3 câu
Tổng số điểm : 10 điểm(100%)
1 câu (3.0đ)
(30%) 1 câu (4.0đ)
(40%) 1 câu ( 3.0đ) (30%)
B. Đề kiểm tra :
MÃ ĐỀ 01
Câu 1(3đ): Nêu đặc điểm chung của ĐVNS. Tại sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi?
Câu 2(4đ): Trình bày vai trò của ngành thân mềm. Ý nghĩa của vỏ thân mềm?
Câu 3(3đ):
a. Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của nhện ?
b.Tại sao ở một số loài chân khớp trong quá trình lớn lên phải qua lột xác nhiều lần?
MÃ ĐỀ 02
Câu 1(3đ): Nêu được đặc điểm chung của ngành thân mềm. Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao?
Câu 2(4đ): Trình bày vai trò của ngành ĐVNS. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?
Câu 3(3đ): Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài và cách di chuyển của châu chấu? Trong số các đặc điểm của chân khớp thì đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
C. Đáp án và biểu điểm :
MÃ ĐỀ 01
Câu Nội dung Điểm
1(3đ)
* Đặc điểm chung của ĐVNS:
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là một tế bào.
- Phần lớn dị dưỡng, một số có khả năng dị dưỡng (trùng roi).
- Di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi bơi hoặc tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính theo kiểu phân đôi và sinh sản hữu tính.
* Bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi vì ở đây môi trường thuận lợi cho ấu trùng của muỗi và muỗi cái trưởng thành (nhiều vùng lầy, ẩm ướt, cây cối rậm rạp...) nên có nhiều muỗi Anôphen sinh sống, mang mầm bệnh sốt rét.
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1.0đ
2(4đ)
* Có lợi:
- Làm thực phẩm cho con người.
- Làm thức ăn cho động vật - Làm đồ trang sức, trang trí - Làm sạch môi trường nước - Có giá trị xuất khẩu
- Có giá trị về mặt địa chất
* Có hại:
- Có hại cho cây trồng
- Làm vật chủ trung gian truyền bệnh
* Ý nghĩa của vỏ thân mềm: Vỏ thân mềm được khai thác làm đồ trang trí ở các vùng biển du lịch như: Hạ Long, Đồ Sơn... Vỏ ốc được khai thác nhiều hơn cả vì chúng vừa đa dạng, vừa đẹp, vừa kì dị...
1.0đ
1.0đ
1.0đ 1.0đ 3(3đ) * Phần đầu- ngực:
- Đôi kìm có tuyến độc - bắt mồi - tự vệ.
- Đôi chân xúc giác - cảm giác về khứu giác và xúc giác - 4 đôi chân bò - di chuyển và chăng lưởi
* Phần bụng:
- Đôi khe thở- hô hấp - Lổ sinh dục- sinh sản
- Núm tuyến tơ- sinh ra tơ nhện
- Có lớp vỏ ki tin cứng ngăn cản sự lớn lên của cơ thể. Nên muốn lớn lên phải lột xác nhiều lần.
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ
Mã đề 02
Câu Nội dung Điểm
1(3đ) - Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
- Hệ tiêu hoá phân hoá và cơ quan di chuyển thường đơn giản
0.5đ 0.5đ 0.5đ
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
* Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại vì: Ấu trùng thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
0.5đ 1.0đ 2(4đ) - ĐVNS có vai trò lớn:
* Có lợi: + Trong tự nhiên: Là thức ăn của nhiều ĐV lớn hơn. Kiến tạo nên vỏ trái đất.
+ Đối với con người: Là vật chỉ thị về độ sạch của môi trường nước.
* Có hại: Gây bệnh cho động vật và cho người.
- Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi:
+ San hô: Cơ thể con được hình thành không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô .
+ Thủy tức: Cơ thể con tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.
1.0đ 1.0đ 1.0đ 1.0đ
3(3đ) * Cơ thể có 3 phần:
- Đầu: 1đôi râu, mắt kép, miệng - Ngực: 3 đôi chân, 2 đôi cánh - Bụng có các đôi lỗ thở
* Di chuyển: Bò, nhảy, bay
* Đặc điểm của chân khớp ảnh hưởng tới sự phân bố rộng rãi của chúng:
- Có bộ xương ngoài bằng kitin giúp bảo vệ con vật, chống bay hơi nước và giúp thích nghi với đời sống trên cạn - Chân phân đốt với các khớp động làm khả năng di chuyển linh hoạt hơn
- Có não phát triển cùng với sự phát triển của các giác quan. Miệng với các phần phụ thích nghi với nhiều loại thức ăn khác nhau.
0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ
IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
LỚP LƯỠNG CƯ
Ngày soạn 30 tháng 12 năm Ngày dạy 7 tháng 1 năm