Qua bài học này hs đạt được:
1.Kiến thức:
- HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.
2. Kĩ năng:
- Rèn cho hs kĩ năng mổ trên động vật có xương sống, kĩ năng trình bày mẫu mổ.
3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức nghiêm túc, cẩn thận, chính xác trong bthuwcj hành thí nghiệm.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực thực hành, năng lực hoạt động nhóm
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống, năng lực thực hành
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Mẫu cá chép; Bộ đồ mổ khay mổ, đinh ghim; Mô hình não cá.
- Máy chiếu, Bài giảng Power point
- HS: Mỗi nhóm một con cá chép (giếc), khăn lau khô, chậu nước sạch III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :
- Nêu đặc điểm chung của lớp cá ?
- Nêu vai trò của lớp cá đối với đời sống ?
* Hoạt động khởi động
Gv: Tổ chức học sinh khởi động qua trò chơi “bóng chuyền”:
Câu hỏi: Kể tên và nêu đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan của cá ?
Mỗi hs nêu 1 hệ cơ quan và mô tả cấu tạo hệ cơ quan đó, sau đó chỉ định bạn tiếp theo trả lời hệ cơ quan tiếp theo
Gv ghi các ý của hs ra góc bảng ( tên hệ cq và đặc điểm nổi bật )
GV : Hôm nay thày trò ta sẽ mổ cá quan sát cụ thể đặc điểm cấu tạo các hệ cơ quan 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành - GV phân chia nhóm thực hành
- Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
- Nêu yêu cầu của tiết thực hành (như SGK).
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành (4 bước)
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên, tự lập tự tin Bước 1: GV hướng dẫn quan sát và thực hiện viết tường trình
a. Cách mổ:
- Cho hs xem video thực hành mổ cá
- GV trình bày kĩ thuật giải phẫu (như SGK trang 106) chú ý vị trí đường cắt để nhìn rõ nội quan của cá).
- Biểu diễn thao tác mổ (dựa vào hình 32.1 SGK).
Bước 1: Dùng kéo cắt một vết trước lỗ hậu môn của cá.
Hình 1: Dùng kéo cắt một vết trước lỗ hậu môn của cá
Bước 2: Từ vết cắt trước lỗ hậu môn ta mổ dọc bụng cá về phía dưới vùng vây ngực.
Chú ý: Nâng mũi kéo hướng ra ngoài tránh cắt vào các nội quan.
Hình 2: Từ vết cắt trước lỗ hậu môn ta mổ dọc bụng cá về phía dưới vùng vây ngực
Bước 3: Cắt vòng theo nắp mang đi qua cơ quan đường bên.
Hình 3: Cắt vòng theo nắp mang đi qua cơ quan đường bên
Bước 4: Sau đó cắt qua các xương sườn, dưới cột sống đến nắp mang và cắt tiếp xương nắp
mang ; bỏ phần cơ đã cắt để lộ toàn bộ các nội quan.
Hình 4: Cắt qua các xương sườn, dưới cột sống đến nắp mang và cắt tiếp xương nắp mang
b. Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ - Hướng dẫn HS xác định vị trí các nội quan
- Gỡ nội quan để quan sát rõ các cơ quan (như SGK).
- Quan sát mẫu bộ não cá và nhận xét màu sắc và các đặc điểm khác.
Hình 5: Vị trí các cơ quan của cá
1- Tim, 2- Gan, 3- Mật, 4- Dạ dày, 5- Ruột, 6- Tinh hoàn (cá đực) hay buồng trứng (cá cái)
7- Bóng hơi, 8- Thận, 9- Lá mang c. Hướng dẫn viết tương trình
- Hướng dẫn HS cách điền vào bảng các nội quan của cá + Trao đổi nhóm nhận xét vị trí, vai trò các cơ quan + Điền ngay vào bảng kết quả quan sát của mỗi cơ quan + Kết quả bảng 1 đó là bản tường trình bài thực hành.
Bước 2: Thực hành của học sinh - HS thực hành theo nhóm 4-6 người - Mỗi nhóm cử ra:
+ Nhóm trưởng: điều hành chung + Thư kí: ghi chép kết quả quan sát.
- Các nhóm thực hành theo hướng dẫn của GV:
+ Mổ cá: lưu ý nâng mũi kéo để tránh cắt phải các cơ quan bên trong + Quan sát cấu tạo trong: quan sát đến đâu ghi chép đến đó.
- Sau khi quan sát các nhóm trao đổi, nêu nhận xét vị trí và vai trò của từng cơ quan, điền bảng SGK trang 107.
Bước 3: Kiểm tra kết quả quan sát của HS:
- GV quan sát việc thực hiện những sai sót của HS khi xác định tên và vai trò của từng cơ quan.
- GV thông báo đáp án chuẩn, các nhóm đối chiếu, sửa chữa sai sót.
Bảng 1: Các cơ quan bên trong của cá
Tên cơ quan Nhận xét vị trí và vai trò
- Mang (hệ hô hấp) Nằm dưới xương nắp mang trong phần đầu gồm các lá mang gần các xương cung mang - có vai trò trao đổi khí.
- Tim (hệ tuần hoàn) Nằm phía trước khoang thân ứng với vây ngực, co bóp để đẩy
máu vào động mạch, giúp cho sự tuần hoàn máu.
- Hệ tiêu hoá (thực
quản, dạ dày, ruột, gan) Phân hoá rõ rệt thành thực quản, dạy dày, ruột, có gan tiết mật giúp cho sự tiêu hoá thức ăn.
- Bóng hơi Trong khoang thân, sát cột sống, giúp cá chìm nổi dễ dàng trong nước.
- Thận (hệ bài tiết) Hai dải thận giữa màu tím đỏ, sát cột sống. Lọc từ máu các chất không cần thiết để thải ra ngoài.
- Tuyến sinh dục (hệ
sinh sản) Trong khoang thân, ở cá đực là 2 dải tinh hoàn, ở cá cái là 2 buồng trứng phát triển trong mùa sinh sản.
- Não (hệ thần kinh) Não nằm trong hộp sọ, ngoài ra còn tuỷ sống nằm trong các cung đốt sống, điều khiển, điều hoà hoạt động của cá.
Bước 4: Tổng kết
- GV nhận xét từng mẫu mổ: mổ đúng, nội quan gỡ không bị nát, trình bày đẹp.
- Nêu sai sót của từng nhóm cụ thể.
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập của các nhóm.
- Cho các nhóm thu dọn vệ sinh.
- Kết quả bảng phải điền sẽ là kết quả tường trình 4. Hoạt động vận dụng
- Tại sao những ngày oi nồng, độ ẩm không khí cao thường có hiện tượng cá ngoi lên mặt nước thở ?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu thêm cấu tạo trong của một số loài cá khác qua việc mổ cá ở gia đình - Ôn tập các kiến thức học kì I
Ngày soạn 13 tháng 12 năm Ngày dạy 20 tháng 12 năm