I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- HS mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
- Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK.
2. Kĩ năng
- Rèn hs kĩ năng mổ động vật không xương sống, biết sử dụng các dụng cụ mổ.
- Kĩ năng quan sát đặc điểm bên ngoài và các nội quan bên trong. Phân biệt các bộ phận của các cơ quan.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Tự lập, tự chủ.
II. CHUẨN BỊ
Gv :- Tôm sông còn sống: 8 con.
- Chậu mổ, bộ đồ mổ, kính lúp, ghim.
- Máy chiếu, video cấu tạo tôm sông Hs: mỗi nhóm chuẩn bị 2 con tôm sông to
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :
* Tổ chức báo cáo kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo( được giao ở tiết 16) Chủ đề: KHÁM PHÁ GIUN ĐẤT
I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức
- Chế tạo được bình nuôi giun đất để quan sát tập tính và vai trò của giun
- Trình bày báo cáo quá trình chế tạo bình nuôi giun và các tập tính của giun đất dưới dạng Poster, báo tường, tờ rơi, trình bày Power point...
- Vận dụng được các kiến thức về đặc điểm hình thái cấu tạo và đặc điểm phân loại giun 2. Kĩ năng
- Kĩ năng hoạt động nhóm, kĩ năng thuyết trình, lập báo cáo khoa học...
3. Thái độ
- Giáo dục hs ý thức bảo vệ động vật có ích.
4. Năng lực – phẩm chất:
- Năng lực tự học, năng lực hợp tác, công nghệ thông tin
- Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và môi trường tự nhiên II. CHUẨN BỊ
Gv : Chuẩn bị tư liệu giun đất, video hình ảnh giun đất và vai trò của giun đất Hs : mỗi nhóm chuẩn bị :
- Giấy trắng A4, bút viết, giấy toki, máy tính có internet, ...
- Hộp nhựa trong, dụng cụ xúc đất, mùn(rơm mục, mùn cưa, bã chè, lá mục...), Giun đất (tối thiểu 2 con)
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: quan sát tìm tòi, thực hành thí nghiệm, hoạt động nhóm, - Kĩ thuật: thảo luận nhóm, sơ đồ tư duy
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Tổ chức
- Hs ổn định tổ chức. Ngồi theo vị trí nhóm phân công - Gv nêu lại mục tiêu chủ đề trải nghiệm
2. Hình thức hoạt động - Gv thu sản phẩm của các nhóm - Gv nêu tiêu chí đánh giá sản phẩm:
+ Về sản phẩm:
- Bình nuôi phải có giun đất sống được
- Bình được thiết kế có thể quan sát tập tính và hoạt động của giun qua thành bình
- Báo cáo: nêu được kiến thức về hình thái, cấu tạo, dinh dưỡng và tập tính của giun đất.
- Cách tiến hành nghiên cứu tập tính và hoạt động của giun đất - Video clip quá trình thực hiện
+ Về hoạt động:
- Quá trình hoạt động của cá nhân, nhóm: các thành viên đều tham gia thí nghiệm, tìm kiếm , xử lý thông tin, hỗ trợ lẫn nhau
- Cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo + Tính hiệu quả của sản phẩm
- Các ý tưởng có thể áp dụng thực tiễn
- Các nhóm lần lượt lên báo cáo sản phẩm của nhóm mình - Gv tổ chức cho hs thảo luận, phản biện lẫn nhau
Gv đặt thêm câu hỏi để xác nhận và đánh giá quá trình thực hành của học sinh:
- Tại sao phải thiết kế bình nuôi có độ ẩm cao, che tối bình nuôi ?
- Sự xáo trộn của các lớp đất trong bình nuôi có thay đổi theo thời gian không? Tại sao?
Điều đó có ý nghĩa gì với việc cải tạo đất trồng ?
- Trong bình nuôi nhóm em giun thường lên mặt đất khi nào?
- Khi bắt giun em làm như thế nào?
- Gv nhận xét sản phẩm của từng nhóm. Khuyến khích động viên các nhóm có sản phẩm tốt.
Khích lệ các nhóm có sản chưa đạt yêu cầu. Gv chốt lại nội dung kiến thức cần đạt *Vào bài:
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước
Hoạt động 1: Tổ chức thực hành
- GV nêu yêu cầu của tiết thực hành như SGK.
- Phân chia nhóm thực hành và kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm.
Hoạt động 2: Tiến trình thực hành
Bước 1: GV hướng dẫn nội dung thực hành 1. Mổ và quan sát mang tôm
- GV hướng dẫn cách mổ như hướng dẫn ở hình 23.1 A, B (SGK trang 77).
- Dùng kính lúp quan sát 1 chân ngực kèm lá mang, nhận biết các bộ phận và ghi chú thích vào hình 23.1 thay các con số 1, 2, 3, 4.
- Thảo luận ý nghĩa đặc điểm lá mang với chức năng hô hấp, điền vào bảng.
Bảng 1: ý nghĩa đặc điểm của lá mang Đặc điểm lá mang Ý nghĩa
I. Yêu cầu II. Chuẩn bị
III. Nội dung.
1. Mổ và quan sát mang tôm.
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực thực hành thí nghiệm
Đặc điểm lá
mang Ý nghĩa
- Bám vào gốc chân ngực
- Thành túi mang mỏng - Có lông phủ
- Tạo dòng nước đem theo oxi
- Trao đổi khí dễ dàng
- Tạo dòng nước 2. Mổ và quan sát cấu tạo trong.
a. Mổ tôm
GV hướng dẫn hs cách mổ tôm Cho hs xem video mổ tôm
- Cách mổ SGK.
- Đổ nước ngập cơ thể tôm.
- Dùng kẹp nâng tấm lưng vừa cắt bỏ ra ngoài.
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan + Cơ quan tiêu hóa:
- Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có nàu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
- Quan sát trên mẫu mổ đối chiếu hình 23.3A (SGK trang 78) nhận biết các bộ phận của cơ quan tiêu hoá.
- Điền chú thích vào chữ số ở hình 23.3B.
+ Cơ quan thần kinh
- Cách mổ: dùng kéo và kẹp gỡ bỏ toàn bộ nội quan, chuỗi hạch thần kinh màu sẫm sẽ hiện ra, quan sát các bộ phận của cơ quan thần kinh.
- Tìm chi tiết cơ quan thần kinh trên mẫu mổ Chú thích vào hình 23.3C.
* Đi tới các nhóm kiểm tra việc thực hiện của HS, hỗ trợ các nhóm yếu sửa chữa sai sót (nếu có).
Hoạt động 3: Thu hoạch
- Phát các hình 23.1 B; 23.3 B, C cho các nhóm hoàn thành.
- Hs: Nhận tranh và hoàn thành chú thích.
Thu tranh để chấm điểm.
a. Cách mổ tôm.
(SGK-77)
b. Quan sát cấu tạo các hệ cơ quan
*Cơ quan tiêu hóa:
- Đặc điểm: Thực quản ngắn, dạ dày có màu tối. Cuối dạ dày có tuyến gan, ruột mảnh, hậu môn ở cuối đuôi tôm.
*Cơ quan thần kinh : - Cấu tạo:
+ Gồm 2 hạch não với với 2 dây nối với hạch dưới hầu tạo nên vòng thần kinh hầu lớn.
+ Khối hạch ngực tập trung thành chuỗi.
+ Chuỗi hạch thần kinh bụng.
IV. Thu hoạch
Các cá nhân hoàn thàn bài thu hoạch vào vở
3. Hoạt động luyện tập, củng cố
- Nhận xét tinh thần thái độ của các nhóm trong giờ thực hành.
- Đánh giá mẫu mổ của các nhóm. Căn cứ vào kỹ thuật mổ và kết quả bài thu hoạch để ghi điểm các nhóm. (Lấy điểm 15 phút thực hành)
- Các nhóm thu dọn vệ sinh.
4. Hoạt động vận dụng
- Vẽ hình cấu tạo trong của tôm và ghi chú thích 4. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Sưu tầm tranh ảnh một số đại diện của giáp xác.
- Tìm xem các video cấu tạo trong của tôm, mổ tôm:
https://www.youtube.com/watch?v=USdHw5xN0MQ https://www.youtube.com/watch?v=vWA-N5TIvPM
- Hoàn thành bảng tr.81 SGK vào vở bài tập.
Ngày soạn 8 tháng 11 năm Ngày dạy 15 tháng 11 năm