I. MỤC TIÊU
Qua bài học này hs đạt được:
1. Kiến thức
- Hs mô tả được các chi tiết cấu tạo, đặc điểm sinh lí của đại diện ngành Thân mềm.
- Lấy được ví dụ cho mỗi tập tính thông qua các đại diện như: trai mực ốc sên, vẹm, bạch tuộc, sò,…
- Giải thích được ý nghĩa một số tập tính ở thân mềm.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng sử dụng kính lúp.
- Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.
4. Năng lực – phẩm chất:
4.1. Năng lực:
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống
4.2. Phẩm chất:
- Hình thành cho hs phẩm chất: Có trách nhiệm Bảo vệ các loài động vật có ích II. CHUẨN BỊ
GV: Máy chiếu và bài soạn power point , video về một số thân mềm - Mẫu trai, ốc, mực để quan sát cấu tạo ngoài.
HS: Chuẩn bị mẫu trai, ốc..
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
- Phương pháp: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, học tập bằng trò chơi - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trò chơi, khăn phủ bàn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động
* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ
* Khởi động:
Tổ chức cho hs chơi trò chơi “ai tinh nhanh hơn”:
Gv chiếu tên một số loài thuộc các ngành ĐVNS, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm Tổ chức thi: mời 5 hs tham gia: xác định nhanh tên các loài và xếp chúng vào ngành phù hợp
Gv tổng kết nhận xét phần thi của hs nhóm
Vậy những loại thân mềm trên có đặc điểm cấu tạo và lối sống ntn?
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Quan sát một số đại diện thân mềm
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ
- Định hướng NL, PC:
- Gv Cho hs xem video một số thân mềm - Chiếu tranh H19.1 H 19.5 SGK, hướng dẫn HS quan sát.Yêu cầu thảo luận hoàn thành phiếu học tập.
- Hs thảo luận nhóm câu hỏi
- Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
1. Quan sát một số đại diện thân mềm - Các đại điện thân mềm: ốc sên, mực, bạch tuộc, sò, ốc vặn...
- Một số thân mềm ở địa phương: Sên trần, hến, trùng trục...
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
- Giới thiệu thêm về tập tính của một số thân mềm như ốc sên, mực.
- Yêu cầu HS tìm thêm các đại diện thân mềm có ở địa phương.
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm chia sẻ thông tin
TT
Động vật có đặc điểm tương ứng Đặc điểm cần quan sát
ốc Mực Bạch
tuộc
Sò Ốc vặn
1 Nơi sống
Trên cạn ở biển ở biển Ven biển Nước ngọt 2 Vỏ (xoắn ốc, 2 mảnh
vỏ, tiêu giảm) Xoắn ốc Tiêu
giảm
Tiêu giảm
2 mảnh
vỏ Xoắn ốc
3 Lối sống (vùi lấp, bò
chậm, bơi nhanh) Bò chậm Bơi
nhanh
Bơi
nhanh Vùi lấp Bò chậm
4 Số chân (hay tua) 1 10 8 1 1
5 Số mắt 2 2 2 không không
6 Có giác bám không nhiều nhiều không không
7 Có túi mực có Có Có có có
Hoạt động 2: Một số tập tính của thân mềm
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- PP: quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành thí nghiệm
- KT: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
- GV cho HS quan sát ốc sên bò, sau đó chạm nhẹ vào ốc sên.
- Em có nhận xét gì?
- GV yêu cầu HS đọc chú thích và quan sát H19.6 trong SGK . Thảo luận nhóm cặp đôi:
+ ốc sên tự vệ bằng cách nào?
+ ý nghĩa sinh học của tập tính đào lỗ đẻ trứng của ốc sên?
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
- GV yêu cầu HS đọc chú thích và quan sát H19.7 trong SGK và thảo luận nhóm cặp đôi:
+ Mực săn mồi như thế nào trong 2 cách:
Đuổi bắt mồi và rình mồi một chỗ?
+ Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có nhìn rõ để trốn chạy không?
- HS đọc chú thích, quan sát H19.7, thảo luận sau đó trình bày. Lóp nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận
- Gv nhận xét và chốt kiến thức
1. Tập tính đẻ trứng ở ốc sên - Tự vệ bằng cách thu mình vào vỏ - Đào lỗ đẻ trứng để bảo vệ trứng
2. Tập tính ở mực - Rình mồi
- Phun hỏa mù để trốn chạy
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hợp tác nhóm
3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Gọi hs đọc kết luận SGK
- Chọn câu trả lời đúng
Câu 1: Động vật thân mềm sống trên cạn?
A. Bạch tuộc. B. Mực.
C. Sò. D. Ốc sên
Câu 2: Động vật thân mềm sống ở nước ngọt?
A. Nghêu B. Ốc vặn.
C. Ốc sên. D. Sò.
Câu 3: Loài thân mềm có tập tính đào hang đẻ trứng là?
A. Ốc bươu vàng. B. Ốc vặn.
C. Ốc sên. D. Bạch tuộc.
Câu 4: Những thân mềm nào có vỏ đá vôi bọc ngoài?
A. Mực, ốc gai, trai. B. Hến, sò huyết, ốc sên.
C. Bạch tuộc, ốc vặn, ốc ruộng. D. Ốc hương, trai sông, mực Câu 5: Thân mềm có tập tính phong phú là do?
A. Có mắt dễ dàng nhìn thấy. B. Có cơ quan di chuyển.
C. Được bảo vệ bằng vỏ đá vôi. D. Hệ thần kinh phát triển.
4. Hoạt động vận dụng
- Ốc sên bò thường để lại dấu vết trên lá cây, em hãy giải thích?
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Tìm hiểu thêm một số thân mềm ở địa phương và mô tả cấu tạo ngoài của chúng ? - Chuẩn bị mỗi nhóm: 1 con trai sông to, ốc sên, ốc nhồi, 1 con mực, vỏ trai ốc các loại - Tìm hiểu cấu tạo của thân mềm qua internet