KIỂM TRA HỌC KÌ II

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 252 - 257)

1. Kiến thức :

- Kiểm tra, đánh giá về kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi học hết chương trình Thấy ưu, nhược điểm của HS giúp GV tìm nguyên nhân, điều chỉnh và đề ra phương án giải quyết giúp HS học tập tốt.

2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra - Phát huy tính tự giác, tích cực của HS.

3. Thái độ: rèn hs ý thức tự giác trong thi cử 4. Năng lực – phẩm chất:

- Hình thành cho hs năng lực tự giải quyết vấnn đề, năng lực tư duy sáng tạo - Hs có phẩm chất: Trung thực, tự giác trong thi cử

II. YÊU CẦU – HÌNH THỨC BÀI KIỂM TRA 1. Yêu cầu:

Nhận biết: hs nắm được các kiến thức về:

- Đặc điểm chung của lưỡng cư, đặc điểm cơ quan tuần hoàn hô hấp, sinh sản.

- Đặc điểm cấu tạo chim thích nghi đời sống bay, đặc điểm chung của lớp chim, đặc điểm các hệ cơ quan, phân loại chim.

- Biết đặc điểm cấu tạo của thằn lằn, phân loại bò sát, đặc điểm thằn lằn thích nghi đời sống.

Thông hiểu: Sự khác nhau về hô hấp tuần hoàn của chim và bò sát - Vai trò của thú

- Tiến hóa về tổ chức cơ thể động vật

- Nguyên nhân suy giảm và biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học Vận dụng:

- So sánh cấu tạo các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết của thằn lằn và ếch.

- Phân biệt các hình thức sinh sản ở động vật 2. Hình thức kiểm tra

50% trắc nghiệm ( 20 câu ), 50% tự luận

III. THIẾT KẾ BẢNG TRỌNG SỐ VÀ MA TRẬN Trang bên

IV. ĐỀ BÀI KIỂM TRA Trang bên

V. ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM Trang bên

VI. KẾT QUẢ

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Lớp 7A Lớp 7B Lớp 7C

Ngày soạn tháng năm Ngày dạy tháng năm

Tiết 68, 69, 70: THAM QUAN THIÊN NHIÊN I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh được gặp các động vật tiêu biểu đã học, qua đó củng kiến thức liên quan đến các động vật đã học.

- Biết sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm thành mẫu vật, tiêu bản cần cho việc quan sát, thực hành ngoài thiên nhiên.

2. Kĩ năng:

- Học sinh biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như cho cá nhân để đề phòng rủi ro.

- Làm quen với các phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch ở ngoài thiên nhiên.

- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

- Kĩ năng quan sát khi đi thực tế.

- Kĩ năng so sánh phân tích tổng hợp.

- Kĩ năng biểu đạt sáng tạo khi viết báo cáo.

- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, phòng tránh rủi ro trong quá trình đi tham quan thiên nhiên.

3. Thái độ :

- Có thái độ thận trọng trong giáo tiếp với động vật, nhằm bảo vệ cho tài nguyên thiên nhiên bền vững.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước. Tự lập, tự chủ. Nhân ái khoan dung.

II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của giáo viên - Chọn địa điểm quan sát - Tranh vẽ về các môi trường.

- Dụng cụ đào đất, vợt thủy tinh, vợt bướm, kẹp mềm, chổi lông, kim nhọn, khay đựng mẫu, lúp tay, ống hút sâu bọ nhỏ, lọ bắt thủy tức, hộp chứa mẫu sống,lọ làm chết sâu bọ, túi bướm, nilon trắng.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Máy ảnh, ống nhòm.

- Trang phục : quần áo dài, giầy, găng tay.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấnn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm, thực hành thực tế, học tập bằng trò chơi

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút, trò chơi, tổ chức dã ngoại

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức :

* Kiểm tra bài cũ :

* Vào bài:

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới GV thông báo: + Tiết 68: Học trên lớp

+ Tiết 69: Quan sát thu thập mẫu: gv chọn địa điểm và cho hs tham quan 1 buổi chiều

+ Tiết 70: Báo cáo trước lớp

HOẠT ĐỘNG I : HƯỚNG DẪN LÍ THUYẾT (Tiết 1) NĐ1: GV giới thiệu sơ lược địa điểm tham quan:

* Đặc điểm: + Có những môi trường nào

+ Một số loài thực vật và động vật có thể gặp NĐ2: GV giới thiệu trang bị dụng cụ của các cá nhân và nhóm:

* Dụng cụ cân thiết: 1 túi có dây đeo chứa:

+ Giấy báo rộng, kính lúp cầm tay + Bút, sổ ghi chép

* Dụng cụ chung cả nhóm:

+ Vợt bướm, vợt thuỷ sinh, kẹp mẫu, chổi lông + Kim nhọn, khay đựng mẫu

+ Lọ chứa mẫu vật sống

NĐ3: GV giới thiệu cách sử dụng dụng cụ:

+ Với động vật ở nước: dùng vợt thuỷ sinh vợt động vật lên rồi lấy chổi lông quét nhẹ vào khay (chứa nước)

+ Với động vật ở cạn hay trên cây: trải rộng báo dưới gốc rung cành cây hay dùng vợt bướm để hứng, bắt  cho vào túi nilông

+ Với động vật trong đất (sâu, bọ): dùng kẹp mềm gắp cho vào túi nilông (chú ý đục các lỗ nhỏ)

+ Với các động vật lớn hơn như động vật có xương sống (cá, ếch, thằn lằn) dùng vợt bướm bắt rồi cho vào hộp chứa mẫu

NĐ4: GV giới thiệu cho HS cách ghi chép

+ Đánh dấu vào bảng trang 205 SGK (bảng đã kẻ sẵn) + Mỗi nhóm cử 1 HS ghi chép (Đặc điểm cơ bản nhất) NĐ5: GV thông báo nội dung cần quan sát

1) Quan sát ĐV phân bố theo môi trường + Trong từng môi trường có những động vật nào?

+ Số lượng cá thể (nhiều hay ít)

2) Quan sát sự thích nghi di chuyển của chúng ở các môi trường + Động vật có những các cách di chuyển bằng những bộ phận nào?

3) Quan sát sự thích nghi dinh dưỡng của động vật + Các loài động vật có hình thức dinh dưỡng như thế nào?

Ví dụ: ăn lá, ăn hạt, ăn động vật nhỏ, hút mật...

4) Quan sát mối quan hệ thực vật và động vật + Động vật nào có ích cho thực vật

+ Động vật nào có hại cho thực vật

5) Quan sát hiện tượng ngụy trang của động vật Có các hiện tượng sau:

+ Màu sắc giống lá cây, cành cây, màu đất

+ Duỗi cơ thể giống cành cây khô hay một chiếc lá + Cuộn tròn giống hòn đá

6) Quan sát số lượng thành phần động vật trong tự nhiên + Từng môi trường có những thành phần loài như thếnào?

+ Trong môi trường số lượng cá thể như thếnào?

+ Loài động vật nào không có trong môi trường đó?

HOẠT ĐỘNG II : THỰC HÀNH THU THẬP THÔNG TIN VÀ XỬ LÍ MẪU VẬT( tiết 2 )

Hs tiến hành quan sát ngoài thiên nhiên

GV nêu nguyên tắc quan sát ngoài thiên nhiên :

- Tận dụng giác quan để khám phá thiên nhiên: Tai nghe, mắt nhìn, mũi ngửi ....

- Hai tay sẵn sàng thao tác dụng cụ đem theo để bắt một số động vật cần thiết cho nội dung tham quan ( vợi, bay, lọ,.)

- Đi theo nhóm nhỏ không nói chuyện riêng.

Học sinh thực hiện theo các bước quan sát như đã hướng dẫn Lưu ý:

*HS: Trong nhóm phân công tất cả phải được quan sát:

1  Người ghi chép 2  Người giữ mẫu

Thay phiên nhau lấy mẫu quan sát Lưu ý: Bảo quản mẫu cẩn thận

*GV: Bao quát toàn lớp, hướng dẫn giúp đỡ nhóm học yếu Nhắc nhở HS lấy đầy đủ mẫu ở nơi quan sát

HOẠT ĐỘNG III : THU HOẠCH SAU THAM QUAN (Tiết 3)

- Yêu cầu : Học sinh dùng kiến thức đã học, tập dượt, xác định tên động vật đã quan sát thấy trong quá trình tham quan.

- Mỗi nhóm làm thành một bản báo cáo:

Tên các động vật đã quan sát thấy, làm rõ môi trường sống và vị trí phân loại của chúng.

Theo lần lượt thứ tự các ngành lớp đã học như trong chương trình sinh học 7 theo bảng mẫu SGK .

- Lần lượt các nhóm báo cáo trước toàn thể lớp, gv theo dõi và đánh giá bài thực hành của học sinh .

- Sau khi nghe báo cáo xong, gv yêu cầu học sinh thả động vật về môi trường sống của chúng, thu dọn vệ sinh

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 252 - 257)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(257 trang)
w