SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 195 - 199)

BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI I. MỤC TIÊU

Qua bài học này học sinh sẽ:

1. Kiến thức

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống.

- Thấy được 1 số tập tính của dơi và cá voi.

2. Kĩ năng

- Rèn hs kĩ năng quan sát, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục hs ý thức yêu thích môn học.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi 4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước.

II. CHUẨN BỊ

Gv : - Tranh cá voi, dơi.

- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.

Hs: Tìm hiểu về cá voi, cá heo và dơi.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra bài cũ :

- Nêu đặc điểm của thú mỏ vịt, kanguru thích nghi với đời sống ?

* Hoạt động khởi động

Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Gv cho 2-4 hs tham gia

Luật chơi: Trong vòng 1 phút viết nhanh tên một số loài thú có điều kiện sống đặc biệt ( ghi rõ điều kiện sống) ?

Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng

Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs Dùng kết quả thi để vào bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu một vài tập tính của dơi

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ - Định hướng NL, PC: năng lực giải quyết vấn đề. PC có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên

- GV yêu cầu HS quan sát hình 49.1, đọc thông tin SGK trang 154. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:

+ Dơi thường đi kiếm ăn vào thời gian nào trong ngày? Thức ăn của dơi là gì ?

( Dơi thường kiềm ăn vào lúc sẩm tối hoăc ban đêm. Thức ăn của Dơi là sâu bọ và quả cây.) + Thị giác và thính giác của dơi có đặc điểm gì ?

(Thị giác kém, thính giác rất tinh có thể nghe được với tần số 18- 98000 dao động/s.)

- HS quan sát hình cho biết đặc điểm bộ răng của dơi ?

( Bộ răng nhọn để phá vỏ kitin của sâu) + Đặc điểm chi của dơi ?

( Chi trước biến đổi thành cánh da

Xương cánh ngắn, xương bàn và xương ngón rất dài. Chi sau của dơi yếu, đuôi ngắn.)

+ Cách bay của dơi có đặc điểm gì ?

( Dơi có màng cánh rộng, thân ngắn nên có cách bay thoăn thoắt, thay hướng, đổi chiều một cánh linh hoạt.)

+ Dơi cất cánh bằng cánh nào ?

+ Qua phần vừa tìm hiểu em hãy nêu đặc điểm của dơi tiến hoá hơn bộ thú bậc thấp khác?

( Dơi có núm vú và con non bú sữa một cách chủ động)

+ Dơi có lợi ích, tác hại gì đối với con người ? - GV nhận xét và chốt kiến thức

I. Bộ dơi

- Dơi là thú có cấu tạo thích nghi với đời sống bay:

- Có màng cánh rộng, thân ngắn và hẹp, bay thoăn thoắt, thay hướng đổi chiều linh hoạt.

- Chân yếu, cất cánh bằng cách thả mình từ trên cao.

- Có bộ răng nhọn để phá bỏ vỏ kitin của sâu bọ.

- Đẻ con và nuôi con bằng sữa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu một vài tập tính của cá voi

Hoạt động của GV và HS Nội dung

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình

II. Bộ cá voi

bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: năng lực giải quyết vấn đề. PC có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên , nhân ái

- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK trang 159, 160 kết hợp với quan sát hình 49.1; 49.2, thảo luận nhóm câu hỏi :

+ Đặc điểm chi của cá voi ?

( Chi trước biến đổi thành thành vây bơi dạng bơi chèo, Chi sau tiêu giảm )

+ Mô tả cách lấy thức ăn của cá voi ?

( Khi cá voi ngậm miệng, thức ăn được giữ trong miệng, còn nước đi qua khe các tấm sừng ra ngoài. Khi cá voi há miệng, nước mang tôm, cá và những động vật nhỏ vào miệng cá voi ) - Đặc điểm sinh sản và hô hấp của cá voi ? - Vì sao cá voi hình dạng giống cá, bơi lội lại xếp vào lớp thú ?

- GV nhận xét và chốt kiến thức KT trình bày 1 phút

- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ cá voi?

Bảo vệ môi trờng biển, cấm săn bắt cá voi trái phép. Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường và các loài cá voi.

- GV bổ sung thêm một số thông tin về cá voi Lưng gù, cá voi xanh, ca Heo ở đảo Tuần Châu, viện Hải dương học Nha Trang.

- Bộ cá voi thích nghi với đời sống hoàn toàn trong nước:

- Có cơ thể hình thoi, cổ rất ngắn, lông mao gần như tiêu biến, lớp mỡ dới da rất dày

chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi chèo, vây

đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc

3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Phương pháp: vấn đáp gợi mở

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: năng lực giải quyết vấn đề. PC tự tin Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:

- Trình bày đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay.

- Trình bày đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống trong nước.

Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:Chọn câu trả lời đúng Câu 1.Dơi bay được là nhờ cái gì ?

A. Hai chi trước biến đổi thành cánh có lông vũ B. Hai chi trước biến đổi thành cánh có màng da C. Hai chi sau to khỏe

Câu 2. Cách cất cánh của rơi là:

A. Nhún mình và lấy đà từ mặt đất B. Chạy lấy đà rồi vỗ cánh

C. Chân rời vật bám và buông mình từ trên cao

Câu 3. Những đặc điểm của cá voi thích nghi với đời sống dưới nước

1. Cơ thể hình thoi, cổ ngắn 2. Vây lưng to, giữ thăng bằng 3. Chi trước có màng nối các ngón 4. Chi trước biến đổi thành vây 5. Vây đuôi nằm ngang

6. Lớp mỡ dưới da dầy Số phát biểu đúng

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 4. Bộ dơi gồm

A. Những thú bay B. Những thú bơi

C. Những thú nhảy D. Những thú chạy

Câu 5. Bộ cá voi gồm:

A. Những thú bay B. Những thú bơi

C. Những thú nhảy D. Những thú chạy

Câu 6. Bộ răng của rơi sắc nhọn có tác dụng:

A. Dễ dàng phá vỡ vỏ kitin của sâu bọ B. Dễ dàng cắn chặt kẻ thù

C. Dễ dàng gặm lá cây D. Dùng cắn vào vách đa

Câu 7.Lớp mỡ dưới da của cá voi có tác dụng gì A. Chống chèo cho cá voi

B. Như 1 chiếc phao bơi giúp cơ thể cá dễ nổi

C. Tích lũy năng lượng để dùng trong mùa thiếu thức ăn D. Bảo vệ nội quan khi bơi

4. Hoạt động vận dụng

- Kể tên một số loại dơi gặp ở địa phương em ? Chúng có vai trò gì với tự nhiên và con người ?

- Tại sao cần bảo vệ môi trờng biển, cấm săn bắt cá voi trái phép. Tuyên truyền mọi người cùng bảo vệ môi trường và các loài cá voi ?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK - Đọc mục “Em có biết”

- Tìm hiểu về đời sống của chuột chù, chuột đồng, chó, mèo, hổ, sư tử..

Ngày soạn 26 Ngày dạy 4

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 195 - 199)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(257 trang)
w