* Ổn định tổ chức
* Kiểm tra bài cũ :
- Trình bày những đặc điểm chung của ngành ruột khoang ?
- Ruột khoang có vai trò như thế nào trong tự nhiên và đời sống con người?
Hoạt động khởi động
Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Luật chơi:
- Gv cho 3-4 hs tham gia
- Trong vòng 1 phút lần viết ác đáp án mà em biết
- Ai viết được đúng, nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng.
Câu hỏi: Viết tên các loại sán kí sinh mà em biết ? Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs
Dùng kết quả thi để vào bài
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sán lông.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- PP: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi - Kĩ thuật: đặt câu hỏi
Gv yêu cầu học sinh nc thông tin SGK hoạt động cá nhân trả lời:
? Sán lông sống ở đâu?
- Treo tranh “Cấu tạo sán lông”: Yêu cầu hs quan sát trả lời câu hỏi:
? Cơ thể sán lông có hình dạng như thế nào?
? Cơ thể chúng có cấu tạo gồm những bộ phận nào?
? Sán lông di chuyển nhờ bộ phận nào?
Gv nhận xét và chốt kết luận
- Gv: Sán lông lưỡng tính. Chúng đẻ trứng vào kén.
- Nơi sống: sống tự do trong nước (ven biển)
- Hình dạng: cơ thể hình lá, hơi dài, dẹp lưng bụng.
- Cấu tạo: có đầu bằng, 2 bên đầu có thùy khứu giác, ở giữa có 2 mắt. Đuôi hơi nhọn. Miệng nằm ở bụng thông với các nhánh ruột, chưa có hậu môn.
- Di chuyển: nhờ lông bơi
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát phân tích
Hoạt động 2: Tìm hiểu sán lá gan.
Hoạt động của GV và HS Nội dung
- PP: vấn đáp tìm tòi, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút
Gv yêu cầu học sinh nc thông tin SGK hoạt động cá nhân trả lời:
? Sán lá gan sống ở đâu?
- Treo tranh H11.1:
? Cơ thể sán lá gan có hình dạng ngoài, kích thước như thế nào?
? Cơ thể chúng có cấu tạo như thế nào?
Gv yêu cầu hoc sinh nc thông tin SGK trả lời:
? Em hãy cho biết hình thức dinh dưỡng của sán lá gan?
? Sán lá gan lấy và sử dụng chất dinh dưỡng từ vật chủ như thế nào?
Gv yêu cầu hoc sinh nc thông tin SGK trả lời:
? Sán lá gan lưỡng tính hay phân tính?
? Cơ quan snh dục có cấu tạo như thế nào?
I/ Nơi sống, cấu tạo và di chuyển:
- Nơi sống: Kí sinh ở gan, mật trâu bò.
- Hình dạng: hình lá, dẹp, màu đỏ máu - Kích thước: dài 2-5cm
- Cấu tạo: có miệng, các nhánh ruột, chưa có hậu môn. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển giúp cơ thể có thể chun giãn. Mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
II/ Dinh dưỡng:
- Chất dinh dưỡng qua miệng, hầu vào 2 nhánh ruột, được tiêu hóa và đưa đi nuôi cơ thể.
III/ Sinh sản:
1. Cơ quan sinh dục:
- Sán lá gan lưỡng tính.
- Cấu tạo: gồm cơ quan sinh dục đực, cơ quan sinh dục cái và tuyến noãn hoàng.
2. Vòng đời:
- Treo tranh H11.2 yêu cầu hs quan sát - Gọi HS trình bày vòng đời trên tranh.
? Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan?
Gv yêu cầu hs nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Hãy cho biết vòng đời sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:
+ Trứng sán lá gan không gặp nước
+ Ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp + Ốc chứa vật kí sinh bị động vật khác ăn thịt.
+ Kén sán bám vào rau, bèo… không gặp trâu, bò ăn.
Hs thảo luận nhóm câu hỏi.
Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Nêu được:
- Không nở được thành ấu trùng - ấu trùng sẽ chết.
- ấu trùng không PT được.
- Kén hỏng và không nở thành sán được.
Gv nhận xét và chốt kết luận
Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời:
? Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào?
(Trứng phát tán ngoài môi trường thông qua vật chủ)
? Muốn tiêu diệt sán la gan ta phải làm gì ? (Diệt ốc , xử lý phân -> diệt trứng ; xử lý rau để diệt sán )
GV: Liên hệ thực tế:
? Trong cuộc sống sinh hoạt nhất là ăn uống chúng ta phải làm gì để phòng ngừa sán lá gan?
HS : Rửa rau thật sạch, ăn chín, uống sôi.
GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận
Sán trưởng thành trứng ấu trùng
(ở gan, mật trâu bò) (theo phân ra ngoài) (có lông bơi)
Kết kén ấu trùng có đuôi ấutrùng (bám vào cây cỏ )
(kí sinh trong ốc)
- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác nhóm
- Hình thành cho hs phẩm chất:
Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng trong việc giữ gìn vệ sinh phòng tránh giun sán
3. Hoạt động luyện tập, củng cố - Hs đọc kết luận SGK
- Trình bày đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng của sán lá gan?
- Mô tả vòng đời của sán lá gan ? Gv chốt kiến thức bằng sơ đồ tư duy
4. Hoạt động vận dụng
- Liên hệ việc động vật nhiễm sán ở địa phương ? - Các biện pháp phòng chống nhiễm sán ?
- Hoàn thành bảng so sánh:
Cấu tạo
Di chuyển Sinh sản Thích nghi Mắt Cơ quan tiêu hoá
Sán lông Sán lá gan
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc mục “Em có biết”.
- Tìm hiểu các bệnh do sán gây nên ở người và động vật.
- Kẻ bảng trang 45 vào vở.
- Tìm hiểu thông tin về giun dẹp qua internet
Ngày soạn 23 Ngày dạy 1 tháng 10 năm