THỰC HÀNH XEM BĂNG HÌNH

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 110 - 114)

I. MỤC TIÊU

Qua bài học này hs đạt được:

1. Kiến thức: HS quan sát phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm và cất giữ thức ăn trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.

2. Kĩ năng: Rèn hs kĩ năng quan sát trên băng hình, kĩ năng tóm tắt nội dung xem.

3.Thái độ: GD hs ý thức học tập yêu thích bộ môn.

4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực thuyết trình, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực quan sát tìm tòi, năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào cuộc sống

4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước.

II. CHUẨN BỊ

Gv : - Băng hình tập tính sâu bọ

- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.

HS: Ôn lại kiến thức đã học

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, thực hành thực tiễn, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm, trình bày một phút

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động

* Ổn định tổ chức

* Kiểm tra 15 phút : Đề bài

TRẮC NGHIỆM ( 5đ)

Chọn đáp án đúng trong các câu sau Câu 1: Tôm hô hấp nhờ cơ quan nào?

A. Bằng mang B. Chân hàm C. Tuyến bài tiết D. Chân Câu 2: Tôm sông cấu tạo cơ thể gồm mấy phần?

A. 1 phần B. 2 phần C. 3 phần D. 4 phần

Câu 3: Những động vật nào sau thuộc lớp giáp xác?

A. Cua biển B. Tôm sông C. Nhện D. Ong

Câu 4: Lớp giáp xác có những đặc điểm nào sau đây ? A. Mình có một lớp vỏ bằng ki tin ngấm canxi B. Đẻ trứng, ấu trùng lột xác qua nhiều lần

C. Phần lớn đều sống bằng nước, thở bằng mang D. Di chuyển bằng cách bay.

Câu 5: Phần đầu ngực của nhện, bộ phận nào làm nhiệm vụ bắt mồi và tự vệ ? A. Đôi kìm có tuyến độc B. Đôi chân xúc giác

C. Bốn đôi chân bò D. Núm tuyến tơ

Câu 6: Loại động vật nào sau đây ký sinh trên da người ?

A. Bọ cạp B. Cái ghẻ C. Ve bò D. Nhện đỏ

Câu 7: Cho biết số đôi chân ngực của lớp hình nhện ?

A. 1 Đôi B. 2 đôi C. 3 đôi. D. 4 đôi.

Câu 8: Châu chấu hô hấp bằng cơ quan nào?

A. Mang B. Hệ thống ống khí

C. Hô hấp qua da D. Phổi

Câu 9: Châu chấu di chuyển bằng cách nào?

A. Nhảy. B. Bay C. Bò. D. Bơi

Câu 10: Thức ăn của châu chấu là gì?

A. Vụn hữu cơ B. Sâu bọ C. Thực vật D. Mùn đất

TỰ LUẬN( 5đ) Câu 11: Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ ?

Đáp án và biểu điểm TRẮC NGHIỆM Mỗi câu đúng 0,5 đ

1- A ; 2 – B; 3 – A,B ; 4 – A,B,C; 5 – A; 6 – B ; 7 – C ; 8 – B ; A,B,C ; 10 - C TỰ LUẬN

Câu 11: Nêu đặc điểm chung của lớp sâu bọ ? - Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.

- Phần đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

- Hô hấp bằng ống khí.

- Hệ tuần hoàn hở. Máu màu xanh - Phát triển qua biến thái

1 1 1 1 1

* Vào bài:

Hoạt động khởi động:

Tổ chức cho hs khởi động qua trò chơi: Ai biết nhiều hơn Gv cho 2-4 hs tham gia

Luật chơi: Trong vòng 1 phút viết nhanh tên các loài sâu bọ Ai viết được nhiều hơn, nhanh hơn sẽ giành phần thắng Gv tổ chức hs thi, nhận xét kết quả thi của hs

Dùng kết quả thi để vào bài

Gv: Sâu bọ có số lượng loài rất phong phú, với nhiều tập tính khác nhau. Đó là những tập tính như thế nào ?

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm tòi, hoạt động nhóm - Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ - Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước Hoạt động 1: Hướng dẫn của GV:

- GV nêu yêu cầu của bài thực hành : + Theo dõi nội dung băng hình.

+ Ghi chép các diễn biến của tập tính sâu bọ.

+ Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.

- GV phân chia các nhóm thực hành.

Hoạt động 2: HS xem băng hình.

- GV cho HS xem lần thứ nhất toàn bộ đoạn băng hình.

- GV cho HS xem lại đoạn băng hình với yêu cầu ghi chép các tập tính của sâu bọ.

+ Tìm kiếm cất giữ thức ăn.

+ Sinh sản.

+ Tính thích nghi và tồn tại của sâu bọ.

- HS theo dõi băng hình , quan sát đến đâu điền vào phiếu học tập đến đó.

- Với những đoạn khó hiểu HS có thể trao đổi trong nhóm hoặc yêu cầu GV chiếu lại.

Hoạt động 3: Thảo luận nội dung băng hình.

- GV dành thời gian để các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập của nhóm.

- GV cho HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau:

+ Kể tên những sâu bọ quan sát được?

+ Kể tên các loại thức ăn và cách kiếm ăn đặc trưng của từng loài?

+ Nêu các cách tự vệ tấn công của sâu bọ?

+ Kể các tập tính trong sinh sản của sâu bọ?

+ Ngoài những tập tính có ở phiếu học tập em còn phát hiện thêm những tập tính nào khác ở sâu bọ?

- HS dựa vào nội dung phiếu học tập trao đổi trong nhóm tìm câu trả lời.

- GV kẻ sẵn bảng gọi HS lên chữa bài.

- Đại diện nhóm ghi kết quả trên bảng các nhóm khác nhận xét bổ sung.

- GV thông báo đáp án đúng, các nhóm theo dõi sửa chữa.

3. Hoạt động luyện tập, củng cố

- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.

- Dựa vào phiếu học tập GV đánh giá kết quả học tập của nhóm.

4. Hoạt động vận dụng

- Hãy cho biết một số loài sâu bộ có tập tính phong phú ở địa phương?

- Nêu đặc điểm lớp sâu bọ với lớp khác trong ngành chân khớp?

- Nêu biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường?

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

- Ôn lại toàn bộ ngành chân khớp . - Tìm hiểu thêm về sâu bọ trên internet

https://www.youtube.com/watch?v=iUbpPDxYBUs

Ngày soạn 25 Ngày dạy 3 tháng 12 năm

Một phần của tài liệu Sinh 7 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(257 trang)
w