Tình hình hoạt động báo chí

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 83 - 87)

II. BÁO CHÍ CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1946

1. Tình hình hoạt động báo chí

Trong cơ cấu Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bộ Thông tin - Tuyên truyền luôn được coi là một trong những bộ quan trọng nhất. Người đứng đầu cơ quan này là Trần Huy Liệu - một nhà báo cách mạng nổi tiếng. Vì hiểu rõ vai trò cũng như sức mạnh của báo chí đối với môi trường chính trị nên Bộ Thông tin - Tuyên truyền đã sớm ban hành những văn bản phù hợp nhằm tổ chức, quản lý hệ thống báo chí sao cho hiệu quả nhất. Các chính sách của thời kỳ này, nói chung đều đảm bảo được các yêu cầu cơ bản:

- Tôn trọng tuyệt đối quyền tự do dân chủ của báo chí.

- Tạo điều kiện cho báo chí hoạt động tốt nhất, kể cả những tờ báo của những đảng phái chính trị đối lập.

- Báo chí hoạt động phải xuất phát từ lợi ích dân tộc, phải là vũ khí sắc bén bảo vệ chính quyền nhân dân.

- Khi cần thiết báo chí phải đoàn kết chống kẻ thù chung.

- Mở rộng hệ thống báo chí địa phương để báo chí ngày càng gần gũi với quần chúng nhân dân.

Chi phối xã hội mạnh mẽ nhất vào những năm 1945 – 1946 là các tờ báo cách mạng sau:

- Cờ giải phóng (10-10-1942 - 18-11-1945) - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Sự thật (5-12-1945) cơ quan của Hội Nghiên cứu chủ nghĩa Mác.

- Cứu quốc (25-1-1942) - cơ quan của Tổng bộ Việt Minh.

- Đài tiếng nói Việt Nam: 7-9-1945 (phủ sóng toàn quốc).

- Thông tấn xã Việt Nam: 15-9-1945 (có hai bản tin tiếng Pháp và tiếng Anh là Bulletin Quotidien;

Daily Bulletin).

- Tạp chí Tiền phong (10-11-1945) - Cơ quan của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam.

- Lao động (20-7-1946) - Cơ quan của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

- Sao vàng (30-5-1946) - Cơ quan của Chính trị cục (trực thuộc Quân sự uỷ viên hội).

- Kèn gọi lính (1945) - Cơ quan của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ.

Nếu như thời thuộc Pháp, báo chí chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, thì dưới chế độ ta, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến hệ thống báo chí cách mạng cấp tỉnh, cấp huyện, phục vụ đối tượng chính là nông dân, quân đội. Tuy nhiên, vì thời gian tiến hành quá ngắn ngủi, nên sự mở rộng này mới chỉ kịp thực hiện ở các địa phương thuộc đồng bằng, trung du. Đó là các địa bàn có vị trí chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa như Sơn Tây, Nam Định, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế và vùng tự do thuộc các tỉnh gần Sài Gòn như Đồng Nai, Cần Thơ, Bến Tre, Mỹ Tho. Đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa như Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, phải từ giữa năm 1947 trở đi báo chí địa phương mới được quan tâm phát triển. Vì nhiều lý do lịch sử khác nhau, trong năm đầu độc lập, báo chí cách mạng nước ta chủ yếu tập trung tại Bắc Bộ với khoảng 100 tờ (so với Trung Bộ và Nam Bộ mỗi nơi có xấp xỉ 30 tờ). 1/3 trong số này là báo chí yêu nước của tư nhân hoặc của các tổ chức xã hội không thuộc đảng phái chính trị nào. Có thể nói, khác với trước, báo chí yêu nước thời kỳ này có trình độ giác ngộ rất cao. Khi người Pháp chiếm được Sài Gòn, Hà Nội, một số tờ tuy vẫn ở lại các vùng đô thị, nhưng về cơ bản vẫn giữ vững quan điểm, chính kiến của mình trước sự hăm dọa, mua chuộc của kẻ thù. Hàng chục tờ báo yêu nước tại Sài Gòn đã đoàn kết nhau lại trong một mặt trận, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Xứ uỷ Nam Kỳ, đấu tranh vì sự nghiệp thống nhất đất nước, ủng hộ chính phủ kháng chiến. Nhiều chủ báo tại Hà Nội thời tạm chiếm đã bí mật quyên góp tiền bạc, thuốc men gửi lên chiến khu. Họ thường xuyên dùng tờ báo của mình tố cáo âm mưu, thủ đoạn, tội ác của kẻ thù, ca tụng đường lối kháng chiến kiến quốc của chính quyền Việt Minh. Khi có điều kiện là họ lên rừng tham gia lực lượng cách mạng. Chính vì lý do này, chúng ta có thể coi báo chí yêu nước giai đoạn 1945 - 1954 là bộ phận của báo chí cách mạng, là báo chí cách mạng.

Trong hai năm 1945 - 1946, tại Nam Bộ có một số tờ báo cách mạng chính: Hy sinh (Bến Tre), Kháng chiến (Gò Công), Chiến đấu (Vĩnh Long), Miên – Việt (Trà Vinh), Cảm tử (sau đổi thành Vệ quốc, phát hành tại chiến khu miền Đông) v.v.. Trong số các tờ báo cách mạng của Nam Bộ, đáng chú ý là tờ Kèn gọi lính. Đây là cơ quan ngôn luận của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ, có số lượng in hơn 3 bạn bản, được người đọc hết sức yêu thích, coi như tờ báo Cứu quốc của đất phương Nam.

Sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán (1945), hệ thống báo Đảng các xứ uỷ rút vào hoạt động bí mật, thu hẹp quy mô đến mức tối đa. Cả Nam Bộ lúc này chỉ còn tờ Thống nhất (1945 - 1950 - cơ quan của Xứ uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương) là hoạt động mạnh mẽ nhất.

Nhiều người trước làm cho báo Đảng giờ chuyển sang báo của Mặt trận Việt Minh, báo của Uỷ ban kháng chiến hành chính hoặc làm công tác khác. Từ thời điểm này, báo của Mặt trận Việt Minh, của Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam Bộ cũng có thể được con là báo Đảng. Một số nhà báo là đảng viên lên Sài Gòn tham gia viết cho các tờ báo của lực lượng báo chí thống nhất Nam Bộ đã dần dần biến hệ thống báo yêu nước thành báo chí cách mạng hoặc tiến xa hơn thành báo Đarng. Từ cuối năm 1945 trở đi, trong các nhà tù thực dân Nam Bộ, báo chí cách mạng trong tù tiếp tục được duy trì với các tờ tiêu biểu như: Đêm khám lớn, Tiếng tù (Sài Gòn - 1946). Viết cho các tờ báo này là các cây bút cách mạng, các đảng viên cộng sản bị địch giam hãm như Dương Tử Giang, Triệu Công Minh v.v..

Khác với Nam Bộ, báo chí cách mạng Trung Bộ ít tập trung tại các đô thị, các tỉnh trọng điểm mà rải đều khắp các địa phương. Hầu như tỉnh nào cũng có một vài tờ báo riêng. Nhằm tránh chồng chéo thông tin và cũng để hạn chế tối đa nhân lực, tài lực, một số địa phương gần gũi nhau đề địa giới hành chính, có hoàn cảnh kinh tế, văn hóa tương đồng còn ra chung một tờ báo. Có thể kể một số tiêu biểu như: Dân mới (Cơ quan tuyên truyền huấn luyện của Việt Minh Thanh - Nghệ - Tĩnh – Bình 1946), Chiến sĩ (Vệ quốc đoàn khu IV, 1945 - 1946), Quyết thắng (Việt Minh Thừa Thiên - Huế, cuối 1945) v.v.. Sự liên kết này không chỉ làm giảm gánh nặng chi phí mà còn tạo điều kiện cho mỗi tỉnh phát triển loại báo kinh tế, văn hóa - xã hội, tôn giáo như: Tiến hóa, Đời sống mới (Hội Văn hóa cứu quốc Quảng Ngãi), Kinh tế (Mặt trận kinh tế Huế), Tạp chí Dân mới (văn hóa cứu quốc liên tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh - Bình), Giải thoát (Cơ quan phát huy tinh thần Phật giáo và nghiên cứu áp dụng nào đời sống mới - Huế 1946) v.v.. Cũng như Nam Bộ, tại Trung Bộ (những năm 1945 - 1946), loại báo dành cho trẻ em, phụ nữ, lực lượng công an chưa được quan tâm đúng mức. Hơn một năm sống trong độc lập, báo chí cách mạng Trung Bộ được tổ chức theo bốn tầng cơ bản: báo chí cấp kỳ (xứ uỷ, kỳ bộ Việt Minh, Uỷ ban kháng chiến hành chính Trung Bộ), báo cấp liên tỉnh này còn gọi là khu, sau này nâng lên thành liên khu), báo cấp tỉnh và báo cấp thị xã (chưa có báo cấp huyện) trung ương với báo của các đơn vị quân đội (cấp trung đoàn) hay các cơ quan hành chính lớn. Báo cấp cao nhất có nhiệm vụ tổng hợp vấn đề của các tỉnh, kỳ hợp với chủ trương chung của chính quyền trung ương rồi từ đó vạch ra kế hoạch tuyên truyền cho toàn khu vực. Báo cấp kỳ lúc này đặt nặng chất lượng, xem nhẹ số lượng, chỉ có mấy tờ cơ bản như: Đại chúng (Liên đoàn văn hóa cứu quốc Trung Bộ), Tổ quốc (kỳ bộ Việt Minh Trung Bộ).

Báo Đảng cấp kỳ không xuất hiện công khai mà nhường chỗ cho báo Đảng cấp thấp hơn. Dưới danh nghĩa Mặt trận Việt minh, tỉnh uỷ nào cũng có báo riêng, tiêu biểu như: Tranh đấu (Bình Định), Tin (Đà Nẵng), Tin tức (Quảng Nam), Việt Nam (Khánh Hòa), Tiến lên (Nghệ An), Tin thật (Ninh Thuận), Chiến thắng (Phú Yên), Liên minh (Quảng Nam), Chơn độc lập (Quảng Ngãi), Tin Quảng Trị (Quảng Trị), Quyết thắng (Thừa Thiên – Huế) v.v.. Vì điều kiện đi lại khó khăn, phần lớn bà con dân tộc lại chưa biết chữ, cán bộ phóng viên thiếu nên báo chí cách mạng Trung Bộ chưa vươn tới được Tây Nguyên. Việc đưa tiếng nói của Đảng tới Gia Lai, Đắc Lắc, Kon Tum phải tới năm 1948 trở đi mới được tiến hành. Đây là hạn chế lớn nhất của Sở Thông tin - Tuyên truyền Trung Bộ.

Ngày 2-9-1945, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đây cũng là điểm đánh dấu sự đi lên không ngừng của báo chí cách

mạng Bắc Bộ, đưa dòng báo chí này bước sang một trang mới. Như trên đã đề cập, trong năm đầu độc lập số tên các tờ báo cách mạng ở Bắc Bộ lớn gần gấp 2 lần các khu vực khác trên cả nước (100/60). Trên dưới 100 đầu báo cách mạng này thuộc mấy cấp độ chính:

- Báo chí trung ương: của Chính phủ (cấp nhà nước, cấp bộ), của Quốc hội, của Đảng, của Tổng bộ Việt Minh, của các hội đoàn thể (Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tổng hội Sinh viên Việt Nam v.v.).

- Báo cấp tỉnh, thành.

- Báo của các cơ quan, đơn vị cơ sở.

Nhìn vào cơ cấu này có thể thấy, khác với báo chí cách mạng Nam Bộ, Trung Bộ, tại Bắc Bộ không tổ chức hệ thống báo cách mạng cấp kỳ (báo của xứ uỷ, của kỳ bộ Việt Minh) và báo cấp xã. Báo chí cách mạng cấp tỉnh tuy vẫn được duy trì nhưng cũng không được mở rộng tối đa và không phải tỉnh nào cũng có một tờ báo riêng. Chi phối đời sống báo chí lúc này tại khu vực Bắc Bộ chủ yếu là hệ thống báo chí trung ương. Báo cấp tỉnh chỉ có nhiệm vụ hỗ trợ, đi sâu phân tích, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và các vấn đề nội bộ của địa phương. Loại báo này chủ yếu tập trung tại các tỉnh lớn, có ý nghĩa chiến lược về mọi mặt như Nam Định (Sóng Tuần Vương, Nam Định kháng chiến, Xung phong, Nam tiến), Thái Bình (Tranh đấu, Tấc đất, Đại đoàn kết), Sơn Tây (Tiếng xứ đoài), Phú Thọ (Đời sống mới), Thái Nguyên (Đội Cấn), Tuyên Quang (Giải phóng khu), Yên Bái (Tiến lên) v.v.. Tất cả những tờ báo cấp tỉnh trên đều hoạt động trên danh nghĩa cơ quan của Mặt trận Việt Minh, Hội Văn hóa cứu quốc, nhưng thực chất chúng là báo của đảng bộ địa phương. Cũng như nhiều khu vực khác trong cả nước, báo chí cách mạng Bắc Bộ lúc này chưa được quan tâm đúng mức tại các tỉnh miền núi xa xôi, vùng hải đảo. Người dân Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Bắc Cạn... hầu như chỉ được tiếp xúc với vài tờ báo chính của trung ương như Cứu quốc, Sự thật, mà cũng hết sức thất thường.

Thông tin đến với họ có khi bị chậm tới hàng tháng trời. Vì là Thủ đô của cả nước nên trong năm đầu độc lập, có tới 80% báo chí cách mạng Bắc Bộ và 100% báo chí trung ương tập trung tại Hà Nội. Đây là địa bàn hoạt động báo chí diễn ra sôi động nhất. Đối tượng phục vụ của báo chí Hà Nội cũng hết sức đa dạng, phong phú và khá đầy đủ.

Vì Bắc Bộ là trung tâm cách mạng của cả nước nên Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm phát triển hệ thống báo chí đối ngoại. Có thể nói, trong năm đầu độc lập, đối với chính quyền cách mạng non trẻ vấn đề ''giặc ngoài'' nguy hiểm hơn “thù trong”. “Thù trong'' ở đây chính là các lực lượng phản động người Việt và tàn dư do chế độ cũ để lại, là sản phẩm, là đứa con hoang của “giặc ngoài”.

Nếu chúng ta giải quyết tốt vấn đề ''giặc ngoài'' thì ''thù trong'' tất nhiên sẽ phải biến mất. Chính vì vậy mà ngay sau ngày giành được chính quyền ở Hà Nội, đồng chí Xuân Thủy đã thay mặt Trung ương Đảng chỉ thị cho các đồng chí Trần Kim Xuyến, Trần Lâm, Chu Văn Tích gấp rút xây dựng, tổ chức Đài Tiếng nói Việt Nam. Các chương trình phát bằng tiếng nước ngoài cũng như được mở rộng phạm vi phủ sóng ra ngoài lãnh thổ luôn là hướng phấn đấu của Đài Tiếng nói Việt Nam.

Ngay trong ngày đầu ra mắt, bên cạnh bản tin tiếng Việt, Thông tấn xã Việt Nam đã phát hành cùng một lúc hai bản tin tiếng Anh và tiếng Pháp với các hô hiệu VNA, AVI. Đảng chủ trương ra tờ báo Republique (LA) làm cơ quan đối ngoại riêng (số 1 của tờ báo này ra ngày 7-10-1945, đến tháng 3-1946 đổi tên thành Le Peuple). Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta cũng quan tâm giúp đỡ các tổ chức Việt kiều ở trong nước và ngoài nước ra báo. Tiêu biểu trong số này có tờ Nam Việt (cơ

quan của ban Trung ương Việt kiều liên minh - Pari - 1946), Công binh đọc báo (cơ quan của lao động và binh lính Việt Nam ở Pháp trong chiến dịch xóa mù chữ), Công nông đọc báo (Ban Trung ương Việt kiều chủ trương xuất bản phục vụ lính thợ là lình chiến Việt Nam ở Pháp trong chiến dịch xóa mù chữ), Sống chung (cơ quan vận động việt kiều ở Campuchia - 1946)...

Hệ thống báo chí đối ngoại nói trên không chỉ làm nhiệm vụ thông tin những vấn đề của Việt Nam ra thế giới mà chủ yếu nhằm khẩn định vị thế của nhà nước cách mạng đầu tiên ở Đông Nam Á, tuyên tuyền cho những người Pháp tiến bộ, yêu chuộng hòa bình hiểu rõ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc ta. Qua báo chí Đảng, Chính phủ ta bày tỏ thái độ ủng hộ tuyệt đối cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do, đến chủ của các dân tộc thuộc đã tên toàn thế giới, luôn coi các dân tộc bị áp bức là bạn, lấy việc tuyên truyền cho Liên Xô và các nước nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình.

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(261 trang)
w