TƯ TƯỞNG CHỈ ĐẠO, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG,

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 246 - 249)

QUẢN LÝ BÁO CHÍ NHỮNG NĂM SẮP TỚI l. Tư tưởng chỉ đạo

Trước hết, cần xác định một số quan điểm mang tính nguyên tắc, đã được Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới khẳng định: Báo chí nước ta đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, vừa là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân; tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cổ vũ toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Luôn kiên trì bản chất của nền báo chí cách mạng, vừa nỗ lực vươn lên để theo kịp trình độ phát triển của báo chí khu vực và thế giới: hiện đại về mô hình, tổ chức, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, công nghệ. Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí đi đôi với tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới.

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Bám sát những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư tưởng nói chung, của báo chí nói riêng

Tích cực tuyên truyền, cổ vũ thành tựu công cuộc đổi mới; phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội;

kế thừa và phát huy các giá trị quý báu của tinh hoa văn hóa nước nhà; tiếp nhận, phát huy tinh hoa văn hóa nhân loại; phản bác thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, phi văn hóa.

b) Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiện quả công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo chí - Đổi mới tư duy và phong cách lãnh đạo báo chí:

Trong điều kiện hoạt động mới, nhất là những tác động tiêu cực của mặt trái kinh tế thị trường đối với hoạt động báo chí, vấn đề Đảng lãnh đạo báo chí càng cần phải được thấm nhuần một cách tự giác, sâu sắc và điều chỉnh phương cách lãnh đạo, quản lý một cách sát hợp. Nếu không tỉnh táo, bản lĩnh, báo chí rất dễ tự phát thành những khuynh hướng, xu hướng tiêu cực, nhất là khuynh hướng ''thương mại hóa''; ''xa rời tôn chỉ, mục đích''... Đó là chưa kể mối đe dọa thường trực của các thế lực thù địch với nhiều thủ đoạn thâm độc, lợi dụng sơ hở để tiến công Đảng qua báo chí, thậm chí nắm báo chí khi có cơ hội, biến báo chí thành vũ khí tiến công Đảng, Nhà nước và chế

độ. Cùng với đổi mới tư duy về báo chí, rất cần đổi mới tư duy lãnh đạo báo chí bao gồm cả nội dung, phương thức, phương châm lãnh đạo. Các cơ quan chỉ đạo công tác báo chí phải chủ động trong việc định hướng chính trị, nhất là đối với những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm. Về phương thức: bên cạnh nhiều chỉ thị, quy định quan trọng đã có, Đảng cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hệ thống các nghị quyết, chỉ thị, quy định có tính đồng bộ, đầy đủ, kịp thời hơn, tạo cơ sở chính trị cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo báo chí. Mặt khác, cần nhanh chóng thể chế hóa sự lãnh đạo của Đảng bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Về mặt phương tiện: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo cần kịp thời nhưng phải đảm bảo tính thuyết phục, tránh áp đặt, mệnh lệnh nhằm đạt tới sự tuân thủ một cách tự giác, triệt để của các cơ quan báo chí. Cần tập trung khắc phục tình trạng cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo ''cầm tay chỉ việc''; hạn chế hoặc chưa quan tâm đúng mức đến công tác dự báo tình huống để chủ động chỉ đạo, định hướng thông tin, tuyên truyền; chậm cung cấp thông tin cho báo chí; quan niệm một cách đơn giản về tính trung thực của báo chí; quan niệm xơ cứng về ''tôn chỉ, mục đích''; thiếu nhất quán trong chỉ đạo, định hướng thông tin.

- Tăng cường trách nhiệm, năng lực của cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan báo chí:

Bố trí những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm vào các vị trí quan trọng như tổng biên tập, phó tổng biên tập (báo, tạp chí); giám đốc, phó giám đốc (các đài phát thanh, truyền hình), cán bộ đại diện cơ quan chủ quản chỉ đạo cơ quan báo chí thuộc quyền; cán bộ là tổng thư ký, thư ký tòa soạn, trưởng ban, trưởng phòng, trưởng chuyên trang, chuyên mục. Đề cao quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, nhất là trong công tác quản lý cán bộ, việc bổ nhiệm miễn nhiệm cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí; việc xử lý cán bộ sai phạm.

- Chăm lo công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong cơ quan báo chí:

Đề cao trách nhiệm cán bộ, đảng viên, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo. Thường xuyên kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên ở các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí về thi hành Điều lệ Đảng, các quy định của Đảng trong hoạt động báo chí, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về công tác tư tưởng, lý luận, báo chí trước yêu cầu mới.

- Thực hiện nghiêm túc chế độ cung cấp thông tin cho báo chí:

Thực hiện quy chế người phát ngôn của các bộ, ban, ngành, địa phương, đơn vị. Xác lập cơ chế cung cấp, chỉ đạo, định hướng thông tin đầy đủ, kịp thời trước một số vấn đề quan trọng, phức tạp nhạy cảm để tránh bị báo chí nước ngoài thông tin sai, thông tin với dụng ý ấu; tránh các thế lực thù địch xuyên tạc, kích động dư luận.

- Tăng cường lãnh đạo, nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam theo tinh thần Chỉ thị 37-CT/TW của Ban Bí thư là một giải pháp rất quan trọng nhằm nâng cao vai trò 1ãnh đạo của Đảng với báo chí.

- Coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác báo chí:

Hàng năm, cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí cần rà soát, đánh giá công tác quy hoạch cán bộ;

việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nguồn; chuẩn bị đội ngũ kế cận các chức danh chủ chốt; bố trí cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín vào các vị trí quan trọng, nhất là ở khâu nội dung.

- Đầu tư thỏa đáng cho hoạt động thông tin đối ngoại:

Tiếp tục mở rộng sóng phát thanh, truyền hình ra các nước, các khu vực; đưa sách, báo có nội dung tốt trong nước phục vụ công chúng, nhất là đồng bào ta ở nước ngoài. Tăng cường giao lưu hợp tác với các tổ chức báo chí trong khu vực và trên thế giới; coi trọng tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con người, sự nghiệp đổi mới của Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới.

c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý của Nhà nước đối với báo chí

- Hoàn thiện và phát huy hiệu lực hệ thống pháp lý trong công tác quản lý nhà nước về báo chí.

- Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch hệ thống báo chí.

- Hoàn thiện hệ thống đào tạo cán bộ báo chí đại học và trên đại học, tham gia xây dựng ngành khoa học báo chí học, đào tạo đội ngũ nhà báo và những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí có phẩm chất chính trị vững vàng, chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu nhân lực của báo chí nước nhà.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, khen thưởng, động viên kịp thời hoạt động báo chí. Bổ sung, hoàn thiện quy chế hoạt động của từng cơ quan báo chí. Coi trọng quy trình thẩm định, xử lý thông tin trước khi đưa lên trang báo, sóng phát thanh, truyền hình; cẩn trọng, sáng suốt trước các sự kiện, vấn đề nhạy cảm, phức tạp về đối nội, đối ngoại.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú của cơ quan báo chí tới địa phương. Ban biên tập cơ quan báo chí cần phối hợp chặt chẽ với cấp uỷ chính quyền, nhất là ban tuyên giáo, sở thông tin và truyền thông các địa phương nhằm động viên, giúp đỡ các văn phòng, các phóng viên thường trú hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

- Nâng cao năng lực quản lý tài chính của cơ quan báo chí, nhất là các vấn đề dễ xảy ra sơ suất, sai phạm như khai thác, quản lý nguồn tiền quảng cáo, tiền tài trợ, lập dự toán và quản lý xây dựng cơ bản, mua sắm vật tư, máy móc, văn phòng phẩm, việc trích quỹ nhuận bút, việc chi lương, thưởng, làm thêm giờ...

__________

1. Năm 1992, cả nước có 350 cơ quan báo chí (136 báo, 214 tạp chí). Năm 1997, có 153 báo, 337 tạp chí. Năm 2001 có 486 cơ quan báo chí (154 báo, 334 tạp chí, hơn 11.000 nhà báo được cấp Thẻ nhà báo).

Thụy Điển có hơn 150 tờ báo định kỳ, trên 3.000 ấn phẩm, 3 hãng phát thanh và truyền hình công, 25 đài phát thanh địa phương. 1 người dân Thuỵ Điển trung bình dành 6 giờ/ngày để tìm kiếm thông tin bổ ích trên báo, đài.

Nước Anh có 10 tờ báo hàng ngày, 9 tờ báo chủ nhật cấp quốc gia, l.400 tờ báo địa phương, 6.500 tạp chí; hệ thống phát thanh, truyền hình của nhà nước mạnh, phát thanh, truyền hình thương mại yếu hơn.

Pháp có 81 báo ngày, trong đó có 10 tờ báo quốc gia chuyên đưa tin chính trị, tổng hợp; 10 tờ chuyên về thương mại, thể thao, còn lại là báo địa phương và hàng nghìn tạp chí.

Malaixia có 63 báo in (41 tờ báo ngày), 32 đài phát thanh (28 đài của Chính phủ), 5 đài truyền hình (2 đài của Chính phủ), nhiều tạp chí.

Thái Lan có 52 tờ báo ngày (50 tiếng Thái, 2 tiếng Anh). Tờ Thai Rath in l.015.000 bản/kỳ, tờ Daily News 800.000/kỳ; 496 đài phát thanh (l/2 do quân đội quản lý); 6 đài truyền hình quốc gia…

Mỹ có 770 tờ nhật báo, 610 tờ báo chủ nhật, hàng trăm tờ báo khác; không có đài phát thanh - truyền hình quốc gia, hệ thống đài phát thanh, truyền hình thương mại nhiều và mạnh nhất thế giới.

2. Theo số liệu điều tra gần đây ở 147 cơ quan báo chí trong cả nước, trong số 13.475 cán bộ, phóng viên, biên tập viên, nhân viên, có 34,48% người là đảng viên (các cơ quan báo chí của Đảng, Nhà nước ở trung ương, địa phương đạt gần 40%; các báo ngành, đoàn thể chỉ đạt khoảng 15 – 20%).

Về chuyên môn: 73,17% có trình độ đại học, cao đẳng; trên 3,22% sau đại học; 15,11% trung cấp;

8,2% chưa có bằng chuyên môn. Có 28,95% trong số nêu trên đã được đào tạo chuyên ngành báo chí, số còn lại từ chuyên ngành khác chuyển sang.

Về trình độ lý luận chính trị: sơ cấp 16,71%; trung cấp 29,84%; cao cấp 32,89%. Có 20,30% chưa được học tập, bồi dưỡng.

Về độ tuổi: 18-30 tuổi chiếm 27,26%; 31 - 40% chiếm 32,83%; 41 - 50 chiếm 25,52%; 51 – 60 chiếm 13,70%; trên 60 tuổi chiếm 0,66%. Như vậy, độ tuổi dưới 40 chiếm 50%.

Về đội ngũ cán bộ lãnh đạo: cấp trưởng 100% là đảng viên; đại học, cao đẳng 68,70%; trên đại học 24,48%; trung cấp 3,40%; 5 người chưa có bằng chuyên môn. Trình độ lý luận chính trị: cao cấp 87,07%; trung cấp 8,16%, sơ cấp 4.76%. Cấp phó: 99,18% là đảng viên; đại học, cao đẳng 82,44%; trên đại học 13,46%; trung cấp 2,85%, 58% cán bộ cấp phó có bằng chuyên ngành báo chí; trình độ lý luận chính trị: sơ cấp 2,44%; trung cấp 14,69%; cao cấp 82,44%.

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 246 - 249)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(261 trang)
w