NHỮNG ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 230 - 235)

a) Sự phát triển nhanh về số lượng ấn phẩm, loại hình, không ngừng nâng cao chất lượng và hình thức của các loại hình báo chí

Năm năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của Đảng, sự đầu tư ngân sách của Nhà nước, của các ngành, đoàn thể, địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan báo chí, nền báo chí ở nước ta đã phát triển khá nhanh về số lượng, hình thành hệ thống thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình rộng khắp trong cả nước. Cả nước hiện có trên 450 đơn vị báo chí, trong đó báo in xuất bản 563 ấn phẩm các loại, phát hành 565 triệu bản/năm; 160 tờ báo ngày và tuần báo với lượng phát hành 546.223.000 bản/năm; có 63 tờ báo trung ương, 97 tờ báo địa phương, 1 báo và 20 tạp chí đối ngoại. Công suất, thời lượng phát sóng, diện phủ sóng của phát thanh và truyền hình tăng lên đáng kể, phủ sóng rộng khắp không chỉ trong nước, cả khu vực nông thôn, hải đảo, vùng sâu, vùng xa mà còn vươn ra nhiều nước trên thế giới. Hệ thống đài, trạm phát thanh, truyền hình các khu vực, tỉnh, thành đến quận, huyện và các vùng dân cư quan trọng đã được hình thành. Trên 80% số hộ được đem Đài Truyền hình quốc gia. Nhiều cơ quan báo chí đã có cơ quan thường trú ở nước ngoài. Công nghệ làm báo có bước tiến về nhiều mặt và ngày càng hiện đại. Nhiều phương tiện kỹ

thuật mới trong báo chí, xuất bản được sử dụng, tạo điều kiện cho việc thông tin nhanh hơn và nâng cao chất lượng in ấn, trình bày. Kỹ thuật hiện đại về phát thanh, truyền hình giúp đưa nhanh âm thanh, hình ảnh có chất lượng cao đến với người nghe, người xem trên địa bàn rộng, không những ở trong nước mà còn đưa thông tin ra thế giới.

Trên cơ sở phát triển nhanh về số lượng và quy mô, về nội dung và hình thức, về in, phát thanh, truyền dẫn, báo chí Việt Nam ngày càng phát huy vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Hệ thống mạng thông tin trong nước và quốc tế được xác lập, tạo khả năng lựa chọn, khai thác các nguồn thông tin trên thế giới, phục vụ đông đảo công chúng, công tác tuyên truyền đối ngoại được tăng cường, giúp cho nhân dân thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có được những thông tin đúng đắn về tình hình đất nước, tranh thủ sự ủng hộ ngày càng rộng rãi của dư luận quốc tế đối với công cuộc đổi mới và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Một số cơ quan báo chí đã đưa thông tin lên mạng internet, mở ra sự trao đổi thông tin báo chí điện tử với thế giới. Những năm qua, báo chí từ trung ương tới địa phương đã đem đến cho nhân dân ta một khối lượng thông tin và tri thức vô cùng phong phú. Báo chí, đặc biệt là phát thanh, truyền hình và phương tiện giáo dục từ xa cực kỳ lợi hại, rẻ tiền và có thể tiếp cận mọi đối tượng cần tiếp cận.

b) Nội dung thông tin của báo chí ngày càng phong phú, hiệu quả; hình thức ngày càng đẹp, sinh động và hấp dẫn

Thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW, ngày 31-3-1992 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) và Chỉ thị 22-CT/TW ngày 17-10-1997 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng (khóa VIII) và Luật Báo chí do Nhà nước ban hành, báo chí Việt Nam luôn hoạt động đúng định hướng chính trị, trong khuôn khổ luật pháp nhà nước và đạt được những thành tựu quan trọng.

Báo chí ngày càng sát cuộc sống hơn; tính nhân dân, tính chiến đấu của báo chí được tăng cường, chất lượng chính trị, chất lượng văn hóa, chất lượng nghề nghiệp của báo chí được nâng lên một bước đáng kể. Báo chí giữ vai trò chủ động trong thông tin, thực sự là ngọn cờ của Đảng, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, là diễn đàn tin cậy của nhân dân. Báo chí tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phấn đấu tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Đi sâu vào thực tiễn đời sống, tính dự báo của báo chí ngày càng cao. Việc phát hiện, giới thiệu, cổ vũ các mô hình kinh tế mới, cách làm ăn mới, nhân tố mới, người tốt, việc tốt đã góp phần vào việc tổng kết kịp thời kinh nghiệm trong quá trình đổi mới, xây dựng chính sách kinh tế - xã hội trong cơ chế thị thường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Báo chí đã thể hiện rõ quan điểm bảo vệ và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc, tuyên truyền, cổ vũ toàn dân tiếp thu có chọn lọc nền văn hóa tiên tiến của các nước trên thế giới, góp phần nâng cao dân trí, ngăn chặn văn hóa độc hại len lỏi vào nước ta. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực và các tệ nạn xã hội, báo chí cả nước đã dũng cảm phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ chức năng giám sát của nhân dân. Có thể nói, hầu hết các vụ tiêu cực lớn được đưa ra xét xử trong những năm qua đều đã được báo chí lên tiếng cảnh báo trước công luận với những tin, bài điều tra sắc sảo, công phu. Trong cuộc đấu tranh tư tưởng đang diễn ra gay gắt, báo chí đã thường xuyên cổ vũ toàn dân đoàn kết, chống âm mưu, thủ đoạn ''diễn biến hòa bình'',

kịp thời đáp lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị tinh thần của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt. Báo chí đã tổ chức, khơi dậy và biến nhiều hoạt động xã hội - từ thiện trở thành phong trào của toàn xã hội như đền ơn đáp nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, xóa đói giảm nghèo, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai; khuyến khích tài năng, khuyến thiện...

c) Đội ngũ các nhà báo ngày càng đông, có bước trưởng thành về chính trị, tư tưởng và nghiệp vụ Trong nhiệm kỳ Đại hội VI Hội Nhà báo Việt Nam, đội ngũ báo chí Việt Nam gồm các thế hệ người làm báo như sau:

Thế hệ các nhà báo trưởng thành trong Cách mạng Tháng Tám và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đến nay, số đông đã nghỉ hưu, một số ít đang còn công tác, đa số các đồng chí thuộc thế hệ lớp trước nay vẫn viết đều, viết khỏe, có ý nghĩa quan trọng trong việc cổ vũ các thế hệ nhà báo kế tiếp.

Thế hệ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đang giữ cương vị chủ chốt ở các cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí và các tòa soạn báo. Đội ngũ này đã kế thừa được truyền thống, đạo đức, kinh nghiệm làm báo của thế hệ các nhà báo trong Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp, hiện là lực lượng nòng cốt chủ yếu bảo đảm cho báo chí cách mạng Việt Nam phát triển đúng hướng, theo đường lối của Đảng và Nhà nước, luôn vững vàng trước thách thức của thời cuộc.

Thế hệ trưởng thành sau ngày đất nước thống nhất có những bước tiến quan trọng về nhiều mặt.

Nhiều người trở thành lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan báo chí, thành những cây bút sắc sảo trong đội ngũ báo chí cả nước.

Thế hệ các nhà báo trẻ xuất hiện trong thời kỳ đổi mới được đào tạo hệ thống, cơ bản, có khả năng nắm bắt nhanh các thiết bị, công nghệ làm báo tiên tiến, có trình độ ngoại ngữ nên tiến bộ nhanh về nghiệp vụ.

Trong số trên 9.000 nhà báo chuyên nghiệp, không chuyên nghiệp và các sinh viên báo chí mới ra trường, bổ sung vào đội ngũ báo chí, đã có 8.291 nhà báo được kết nạp vào Hội Nhà báo Việt Nam, số có từ một đến hay bằng đại học và trên đại học chiếm 72% hội viên,

Điểm nổi bật của đội ngũ những người làm báo Việt Nam là:

Luôn thể hiện rõ quan điểm chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Làm báo trong cơ chế thị trường nhưng không chệch định hướng xã hội chủ nghĩa; vừa tích cực phấn đấu, phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới đất nước, đồng thời luôn tự phấn đấu đổi mới chính mình để phục vụ ngày càng có hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đội ngũ báo chí Việt Nam đã giữ vững bản lĩnh chính trị và bản sắc văn hóa dân tộc, không ngừng học hỏi vươn lên, làm chủ công nghệ làm báo tiên tiến, nâng cao trình độ chính trị trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, chủ động hội nhập vào báo chí khu vực và báo chí thế giới. Có một số tờ báo đã tự trang trải được các chi phí, một số ít tờ báo có lại, từ đó đầu tư, đổi mới thiết bị làm báo hiện đại.

2. Hạn chế và hướng khắc phục

1. Trong khi lực lượng báo chí nòng cốt chủ yếu vẫn kiên trì thông tin có định hướng thì một bộ phận các báo, đáng chú ý là các số chuyên san, phụ san cuối tuần, cuối tháng, đã bị tác động bởi khuynh hướng thương mại hóa. Vấn đề này, Đại hội VI Hội Nhà báo Việt Nam đã lên tiếng cảnh báo, nhưng trên thực tế vẫn chưa được đẩy lùi.

Biểu hiện cụ thể là coi nhẹ chức năng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng; né tránh đề cập hoặc chỉ đề cập hời hợt những chủ đề, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước. Ngay cả đối với các sự kiện chính trị quan trọng, các hoạt động phong phú, sinh động của chính cơ quan, đơn vị chủ quản, của phong trào cách mạng sôi nổi ở các địa phương, đơn vị mà các nhà báo, tạp chí có trách nhiệm và nghĩa vụ làm người phát ngôn và tuyên truyền nhưng cũng chỉ đưa dưới dạng tin tức, sự kiện với số chữ và thời lượng rất ít trong khi đó lại khai thác và đề cập quá nhiều tin, bài không cần thiết của các địa phương, đơn vị khác và những chuyện giật gân, câu khách của nước ngoài, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận bạn đọc, không thấy hết ''trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của nhà báo'' trong thông tin, do đó không chú trọng trong việc lựa chọn tin tức sự việc để đưa lên mặt báo. Một số tờ tuần báo, do muốn chiều lòng một bộ phận bạn đọc chỉ nặng về phê phán tiêu cực, yếu kém, đưa đậm các mặt trái của xã hội, chỉ cốt bán được báo, coi nhẹ việc biểu dương, cổ vũ nhân tố mới, người tốt, việc tốt, tạo ra không khí nặng nề lên mặt báo và trong dư luận xã hội; khai thác quá nhiều đề tài có nội dung giật gân, câu khách về tình dục, bạo lực, các vụ án, chuyện đời tư các nhân vật, nghệ sĩ ở trong nước và trên thế giới... trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc, thậm chí, đưa lên mặt báo những chuyện, những người không có thực, không tính đến tác hại nghiêm trọng đối với xã hội. Một số tờ báo, trong thông tin của mình còn chủ trương làm to những vụ việc thực tế không phải là nghiêm trọng, làm lệch hướng dư luận xã hội. Trên một số tờ báo đã có những tin, bài, hình ảnh có nội dung tư tưởng, quan điểm sai trái. Có không ít những tin, bài khi cho đăng không được cân nhắc kỹ, để cho các thế lực thù địch khai thác, lợi dụng để đả kích, nói xấu chế độ ta. Không ít báo còn quảng cáo quá nhiều các sản phẩm hàng hóa nước ngoài, các kiểu thời trang của những người mẫu giàu có do các cơ sở sản xuất, kinh doanh nước ngoài yêu cầu, với ngôn từ và hình ảnh thiếu chọn lọc, xa lạ với bản sắc văn hóa và lối sống của nhân dân ta. Có những tờ báo quảng cáo cả hàng cấm, quảng cáo quá mức quy định, đặt lợi nhuận lên trên lợi ích xã hội.

2. Từ khuynh hướng thương mại hóa đã dẫn đến biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích của một số tờ báo, tạp chí. Trong hoạt động báo chí còn có biểu hiện coi nhẹ chức năng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, coi trọng việc đưa tin giật gân, câu khách để đạt mục đích về số lượng phát hành, có trường hợp làm lộ bí mật quốc gia, tính chính trị, tính văn hóa, tính khoa học, nhất là chất lượng chính trị của một số ẩn phẩm báo chí còn thấp; tính chiến đấu chưa cao, tính phát hiện, dự báo và hướng dẫn dư luận chưa sắc sảo. Do không nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý, không thể hiện rõ trách nhiệm trước xã hội và lợi ích của cộng đồng nên có báo đã đặt lợi nhuận lên trên hết, có một số ấn phẩm báo chí bị tư nhân chi phối và thao túng, dẫn đến việc xa rời tôn chỉ, mục đích, lệch lạc về quan điểm, tư tưởng. Ngoại trừ phát thanh và truyền hình phủ sóng được rộng khắp cả nước, các ấn phẩm và sản phẩm báo chí nhìn chung vẫn chỉ tập trung ở các trung tâm thành phố, thị xã, thị trấn, chưa đến rộng rãi với nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Các vấn đề trong sản xuất, đời sống của nông dân, công nhân chưa được đề cập tương xứng và kịp thời trên mặt báo cũng như các tạp chí.

3. Bên cạnh đội ngũ đông đảo các nhà báo có lương tâm và đạo đức trong sáng, tuyệt đối trung thành với quan điểm, đường lối của Đảng, tận tụy với nghề nghiệp, phấn đấu vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, còn có một bộ phận, tuy không nhiều nhưng cũng không phải quá ít nhà báo xa rời ''Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí'', gây tác hại xấu đến uy tín báo chí, làm cho xã hội phiền lòng. Vấn đề đặt ra là, tại sao nhiều thiếu sót, nhược điểm được phát hiện từ lâu, được nhắc nhở nhiều và không ai là không nhất trí, thế nhưng vẫn tồn tại, thậm chí có mặt còn phát triển; tại sao nhiều vấn đề lớn tồn đọng lâu nay vẫn chưa được giải quyết? Rõ làng là, cho dù thuộc vào loại yếu kém, bất cập nào đi nữa, cũng đều có trách nhiệm về quản lý, chỉ đạo ở tầm vĩ mô. Hội Nhà báo Việt Nam với tư cách là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của những người làm báo Việt Nam, là tổ chức do Đảng lập ra để chỉ đạo báo chí bằng phương thức vận động, giáo dục quần chúng, đương nhiên không thể thoái thác trách nhiệm của mình trước những khuyết điểm nói trên.

4. Một số biểu hiện tiêu cực trong báo chí cần được chú ý phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức và cơ quan, đặc biệt là cơ quan chủ quản báo chí để ngăn chặn và loại bỏ, cụ thể là:

- Những yếu kém về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ... của một số cán bộ chỉ đạo, quản lý báo chí, của một số ít người đứng đầu cơ quan báo chí và của cơ quan chủ quản báo chí.

- Những yếu kém thuộc về trình độ nghề nghiệp, năng lực, nhất là thuộc về phẩm chất, đạo đức của những người làm báo và những người trực tiếp làm công tác quản lý báo chí.

- Những thông tin thiếu khách quan, thiếu trung thực, ca ngợi hoặc phê phán không đúng sự thật với động cơ vụ lợi cá nhân; móc nối, liên kết để ''đánh'' người này, bảo vệ người kia, làm rối nội bộ, làm tổn hại thanh danh một số cá nhân và cơ sở để lấy quảng cáo hoặc đòi tiền.

- Những nhận thức, quan niệm không đúng về vai trò, trách nhiệm và quyền lực báo chí trong đời sống xã hội, tự đặt mình lên trên hết, tự cho mình quyền phán xét hết cả, không tôn trọng tổ chức cơ sở và nhân dân.

- Những biểu hiện mất cảnh giác ở một bộ phận nhà báo trong quan hệ giao tiếp, khi nhận tài trợ, quảng cáo, liên doanh, liên kết, nhận lời đi tham quan, du lịch nước ngoài...

_________

1. Sơ thảo lịch sử 50 năm báo Nhân dân 1951 – 2001, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.

163.

2. Báo Nhân dân, ngày 1-6-1990.

3. Xem Văn kiện Đại hội lần thứ V, Hội Nhà báo Việt Nam.

4. Xem Văn kiện Đại hội lần thứ V, Hội Nhà báo Việt Nam.

5. Tạp chí Người làm báo, tháng 4-2004.

Chương VI

Ngày 31/8/2011. Cập nhật lúc 16h 10'

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 230 - 235)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(261 trang)
w