Báo chí cách mạng xuất bản tại các địa phương

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 117 - 123)

II. BÁO CHÍ CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1946

3. Báo chí cách mạng xuất bản tại các địa phương

Kể từ ngày toàn quốc kháng chiến (19-12-1946) cho đến chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi (7-5-1954), Bắc Bộ luôn được coi là địa bàn có số lượng báo chí lớn về quy mô và đa dạng về phương thức hoạt động. Có thể áng chừng trong gần 8 năm, tại các vùng tự do Bắc Bộ đã xuất hiện hơn 100 tờ báo cách mạng các loại, trong số đó có gần một nửa là báo chí của trung ương (của Trung ương Đảng, Chính phủ, của Tổng bộ Việt Minh, Mặt trận Liên - Việt, của các đảng phái yêu nước, các hội, đoàn thể, bộ, ngành. Loại báo này tuy phát hành rộng rãi trong cả nước nhưng tòa soạn, nhà in và lực lượng phóng viên lại chủ yếu tập trung tại các vùng kháng chiến Bắc Bộ, nên có thể coi chúng thuộc hệ thống báo chí cách mạng Bắc Bộ. Cũng vào thời điểm này, tại các vùng Bắc Bộ còn tồn tại một hệ thống báo chí tư nhân rất lớn do các trí thức, văn nghệ sĩ, nhà báo phát hành. Mặc dù những tờ báo này đều tán thành, ủng hộ đường lối kháng chiến do Mặt trận Việt Minh phát động, không đối lập với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nhưng quan điểm của chúng thường in đậm dấu ấn cá nhân, không đại diện cho một tầng lớp dân chúng nào cả. Đối với các loại báo này, ngay cả với những tờ có màu sắc tiến bộ nhất, cũng chỉ nên xếp vào dòng báo chí yêu nước.

So với các khu vực khác, báo chí tư nhân tại các vùng chiến khu Bắc Bộ chiếm số lượng lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên có rất ít tờ trong số này tồn tại được lâu. Có tờ mới ra được vài số đã phải đóng cửa vì lý do kinh phí hoặc đơn giản không có người đọc. Nhân dân thích đọc báo của chính quyền hơn bởi thông tin luôn mang tính chính thống, nhanh nhạy, đầy đủ, tuy đôi khi vẫn có tình trạng phản ánh một chiều phiến diện. Nhìn chung hình thức của báo Nhà nước đẹp hơn, giá lại rẻ, có nhiều chuyên mục hấp dẫn, hướng đến nhiều loại đối tượng. Nội dung của chúng cũng đáp ứng được một cách đầy đủ tâm tư, tình cảm, khát vọng của quảng đại quần chúng nhân dân, tuyệt đối phục vụ lợi ích dân tộc. Nếu xét về số lượng, trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp, số báo chí cách mạng tại Bắc Bộ thấp hơn nhiều so với đầu báo tại vùng địch tạm chiếm. Nhưng nếu đứng ở góc độ hiệu quả tuyên truyền thì hệ thống báo chí cách mạng lại chiếm thế áp đảo, đặc biệt từ năm 1949 đến năm 1954. Nói chung, người dân vùng tạm chiếm lúc này không còn mặn mà với dòng báo chí nô dịch. Họ đã chán ngấy chế độ thực dân, phong kiến thối nát. Chỉ với hơn một năm được sống trong môi trường tự do dân chủ (8-1945 - 12-1946), họ đã hiểu hết giá trị của việc thoát khỏi thân phận nô lệ, trở thành người làm chủ xã hội, dù xã hội đó còn gặp muôn vàn

khó khăn gian khổ. Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, chỉ những tờ báo yêu nước, công khai bày tỏ thái độ ủng hộ chính phủ kháng chiến, tuyên truyền cho những chiến thắng của quân đội cách mạng đối với kẻ thù xâm lược là còn chiếm được thiện cảm của người dân. Số còn lại sống lay lắt, buồn tẻ. Có tờ không ăn quá 1.000 bản mỗi kỳ.

Đối với những tờ báo cách mạng được bí mật chuyển vào nội thành, tình hình lại khác hẳn. Để mua được một tờ báo Cứu quốc, người dân vùng tạm chiếm có khi phải trả gấp 20 lần giá thực.

Tình trạng đầu cơ báo chí cách mạng diễn ra khá phổ biến. Một số đầu lậu còn cho in lại báo Sự thật, Cứu quốc, Lao động ngay tại Hà Nội để bán kiếm lời. Người dân nội thành cũng rất có ý thức trong việc truyền bá báo chí cách mạng. Họ giữ gìn, chuyền cho nhau đọc hoặc chép lại những bài quan trọng rồi đưa cho người khác. Chính vì vậy mà mọi diễn biến của cuộc chiến tranh đều được người dân vùng địch tạm chiếm nắm chắc.

Nếu như báo chí vùng tạm chiến Bắc Bộ chủ yếu phát hành tại các đô thị, thì báo chí cách mạng có mặt khắp nơi, len lỏi từ những vùng sâu, vùng xa cho tới cả những nơi địch kiểm soát ngặt nghèo nhất. Ở đâu báo chí cách mạng cũng được chào đón với một tình cảm nồng nhiệt. Chính vì vậy mà có những thời điểm báo Nhân dân, báo Quân đội nhân dân in hàng vạn bản mà cũng vẫn không đủ cầu, phải ra thêm phụ trương mà vẫn không đáp ứng được hết nhu cầu bạn đọc. Báo chí cách mạng còn có một lợi thế là đều tự đặt mình dưới sự chỉ đạo chung. Mọi diễn biến của thời cuộc đều được nhìn nhận, đánh giá khá thống nhất cho dù mỗi tờ báo trực thuộc một tổ chức, cơ quan khác nhau. Chính vì vậy, khi đọc báo của chính quyền cách mạng, người dân hoàn toàn đặt trọn niềm tin vào đường lối kháng chiến của Đảng và Nhà nước, tin tưởng ở thắng lợi cuối cùng của quân và dân ta.

Bên cạnh những tờ báo cách mạng từ các vùng tự do chuyển vào các thành phố lớn, Đảng ta còn chủ trương xây dựng một hệ thống báo chí ngay trong lòng địch. Càng về cuối cuộc kháng chiến, dòng báo chí bí mật cũng lớn lạnh, quy tụ xung quanh mình cả một đội ngũ báo chí yêu nước hùng hậu. Ngoài vai trò chỉ đạo phương thức đấu tranh, xác định quan điểm lập trường cho báo chí yêu nước, những tờ báo cách mạng bí mật còn có nhiệm vụ xây dựng và tập hợp lực lương sẵn sàng nổi dậy khi thời cơ đến. Nhiệm vụ cơ bản của báo chí bí mật lúc này là: Tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản, đề cao thành quả của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là nước Nga Xô viết và cách mạng Trung Hoa, làm cầu nối giữa các đảng viên vùng địch hậu với vùng tự do trong số hàng chục tờ báo bí mật hoạt động trong nội thành, đáng chú ý hơn cả là các tờ Tuyên huấn (Ban Tuyên huấn Thành uỷ Hà Nội), Tiền phong (Thành uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương thành phố Hà Nội), Cảm tử (khu uỷ khu Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Loại báo bí mật thu hút được đông đảo bạn đọc nhất là các tờ dành cho lớp trẻ. Các tờ báo Tiền phong (Đoàn Thanh niên cứu quốc Hà Nội), Nhựa sống đã góp phần rất lớn trong việc giáo dục tình cảm cách mạng, tư tưởng yêu nước cho thanh niên, hướng họ đi theo ngọn cờ vẻ vang của Đảng, của Đoàn. Đồng thời báo chí cũng các đánh rõ vai trò của thanh niên đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, từ đó xây dựng cho họ lý tưởng cách mạng trong sáng, cao đẹp. Việc tổ chức, xây dựng lực lượng, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng, đặc biệt là các tầng lớp công nhân, tiểu thương, sinh viên, trí thức cũng được báo chí bí mật hết sức quan tâm. Tờ Lao động (Liên hiệp Công đoàn thành phố Hà Nội) đã đấu tranh không khoan nhượng với giới chủ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Nhiệm vụ chính của báo Lao động là tuyên truyền cho quần chúng

nhân dân hiểu rõ lợi ích của việc tham gia vào các hội, đoàn thể cứu quốc, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, khi cách mạng cần sẵn sàng tham gia đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Có thể nói, so với các địa bàn khác, báo chí cách mạng bí mật tại Bắc Bộ có phần hoạt động mạnh mẽ, bài bản hơn, tuy nhiên hiệu quả tuyên truyền chưa cao, chưa bao quát được mọi đối tượng, chưa thâm nhập được vào môi trường báo chí của chính quyền thực dân kiểm soát. Cũng có tờ báo phản động sau này quay ra ủng hộ kháng chiến, nhưng đó là hoàn toàn tự phát, theo trào lưu chung, chứ không xuất phát từ sự giác ngộ cách mạng, khi địch đang thắng thế loại báo này hết lời ca tụng sức mạnh của quân đội thực dân, nhưng ta giành thắng lợi trên chiến trường, chúng lại dùng nhiều bài bày tỏ lập trường đân tộc cũng như truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta. Nếu không khống chế tốt, loại báo này rất dễ gây dao động trong dân chúng làm bạn đọc mất lòng tin đối với báo chí yêu nước và báo chí cách mạng.

So với Nam Bộ và Trung Bộ, số lượng báo chí cách mạng ở Bắc Bộ lớn hơn rất nhiều, chi phối mọi mặt đời sống kháng chiến. Tuy nhiên, không phải tờ nào cũng được phổ biên rộng rãi, nhất là các tờ từ cấp huyện trở xuống, hoặc báo của các cơ quan, đơn vị nhỏ. Có tờ mỗi số chỉ phát hành khoảng 100 bản, phát không cho cơ sở. Nói chung, bạn đọc thời kỳ này chỉ thực sự chú ý đến các tờ báo của trung ương.

Đối với cán bộ, chiến sĩ, nhân dân tại các cùng tự do nằm ngoài chiến khu Việt Bắc, Đảng, Nhà nước và Mặt trận Việt Minh chủ trương cho phát hành rộng rãi một số tờ báo là chi nhánh của các tờ báo trung ương kể trên. Chẳng hạn, ngoài tờ báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh, còn có hàng loạt tờ Cứu quốc của các tỉnh, của khu hoặc liên khu. Ví dụ tờ Cứu quốc khu II, Cứu quốc khu III (sau sáp nhập thành Cứu quốc liên khu III), Cứu quốc khu IV, Cứu quốc khu X... Đối với các tờ Sự thật, Nhân dân cũng vậy. Đây là biểu hiện khá độc đáo của báo chí cách mạng thời kháng chiến và còn kéo dài sang những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Loại báo chí địa phương đứng trên danh nghĩa chi nhánh của báo chí trung ương nay cũng nhận được sự ủng hộ lớn lao của bạn đọc. Nội dung thông tin chính của các báo này bao gồm: Nội dung thông tin của địa phương, nội dung thông tin trung ương. Ở phương diện thứ nhất, tờ báo đề cập đến toàn bộ những vấn đề xảy ra trên địa bàn từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, quân sự. Ở những tháng quan trọng nhất, báo cho đăng nguyên văn hoặc trích từng phần những bài viết có tính chất chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã được đăng tải trên các báo của trung ương. Đây thường là những bài viết về những vấn đề chính trị, vạch ra chiến lược cách mạng có quy mô lớn trong thời gian trước mắt và những năm tiếp theo. Việc nhiều tờ báo có cùng một tên gọi còn có lợi thế là khi địch đánh phá ác liệt chiến khu Việt Bắc, tờ báo trung ương nào buộc phải tạm ngừng hoạt động sẽ giao cho tờ báo địa phương thay mặt trung ương để đưa thông tin đến với bạn đọc. Tình trạng trên đã có lúc xảy ra đối với tờ Nhân dân Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, không phải bất cứ sự trùng tên nào của báo chí cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp cũng xuất phát từ ý đồ chính trị của Đảng và Nhà nước. Có một số báo nhận thấy tôn chỉ mục đích của mình không khác gì một tờ báo đương thời nào đó nên đã lấy luôn tên của báo kia đặt cho mình. Chẳng hạn, ngoài tờ Thông tin của Thông tấn xã Việt Nam (21-3-1951), còn có các tờ Thông tin của Trung đoàn 120 (1953), Thông tin của Đoàn Vĩnh Yên (Quân đội nhân dân Việt Nam - 1954). Sự trùng lặp này còn diễn ra cả với những tờ không có liên quan gì với nhau về chức năng, nhiệm vụ cũng như đối tượng phản ánh. Từ năm 1948 đến năm 1954, đồng thời tồn tại ba tờ Tiền phong: Một là nội san của Thành uỷ Đảng Cộng sản Đông Dương Thành phố Hà Nội, một của Mặt trận Việt Minh khu Phố Đông - thành phố Hà Nội, tờ còn lại là của Đoàn Thanh niên cứu quốc Hà Nội. Đây

có thể là biện pháp của các nhà quản lý báo chí cách mạng nhằm tung hỏa mù, đánh lạc hướng địch. Điều dễ nhận thấy là hầu hết các tờ báo trùng tên đều chủ yếu xuất hiện từ năm 1948 trở đi, tức là sau khi Thông tư số 147-NV/QT được ban hành ngày 24-12-1948. Theo thông tư này, các Uỷ ban hành chính kháng chiến liên khu có quyền cấp phép, kiểm duyệt cũng như đóng cửa tờ báo thuộc khu vực mình quản lý, hằng tháng, có khi hằng năm mới phải làm báo cáo gửi lên trung ương (Bộ Nội vụ). Chính vì vậy mà nhiều khi người trực tiếp quản lý báo chí của liên khu này chưa chắc đã biết ở liên khu lân cận có những tờ báo nào. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự trùng tên gọi của một số tờ báo.

Trong kháng chiến kháng Pháp, dòng báo chí cách mạng xuất bản bằng tiếng nước ngoài cũng được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Hệ thống báo chí này được giao cho Thông tấn xã Việt Nam, Bộ Quốc phòng và cơ quan đối ngoại của Đảng đứng ra tổ chức, quản lý. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bắc Bộ được coi là trung tâm cách mạng của cả nước. Chính vì vậy, tại khu vực này có hệ thống báo chí cách mạng hết sức phong phú về chủng loại, về đối tượng phản ánh và phục vụ, cùng tồn tại song song hai dòng báo chí trung ương và địa phương. Gần 150 tờ báo cách mạng này có thể xếp vào nhóm chính sau:

+ Nhóm báo Đảng: bao gồm báo, tạp chí của Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam), báo, tạp chí của các liên khu uỷ, khu uỷ, tỉnh uỷ, huyện uỷ.

+ Nhóm báo chính quyền: gồm báo của Mặt trận việt Minh, Mặt trận Liên - Việt, của các tổ chức, đảng phái yêu nước (Đảng Dân chủ, Đảng Xã hội, của nhân sĩ, trí thức, văn nghệ sĩ...) của các bộ, ngành.

b) Báo chí cách mạng Trung Bộ - Tây Nguyên

Đã hàng bao thế kỷ nay miền Trung - Tây Nguyên được coi là vùng đất có ý nghĩa chiến lược quan trọng. Địa thế ở đây hẹp kéo dài, hiểm trở, rất thích hợp cho việc thiết lập căn cứ địa cách mạng. Sau lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ tịch, miền Trung - Tây Nguyên đã nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm cách mạng chính của cả nước. Kế thừa truyền thống báo chí cách mạng Xôviết Nghệ Tĩnh, báo chí kháng chiến chống Pháp ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình. Trong suốt cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, miền Trung - Tây Nguyên luôn chứng tỏ là hậu phương vững chắc, không tiếc sức người, sức của cho tiền tuyến. Hàng vạn chiến sĩ, đảng viên của miền Trung - Tây Nguyên đã ngã xuống trên chiến trường, trong đó có những nhà báo.

Theo thống kê chưa đầy đủ, trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại miền Trung - Tây Nguyên có khoảng hơn 50 tờ báo cách mạng. Con số trên không bao gồm những tờ báo bí mật trong các nhà lao của kẻ thù ở Buôn Ma Thuật, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị... và các tờ tin ở cấp huyện, cấp xã. Báo chí cách mạng miền Trung - Tây Nguyên thời kỳ kháng chiến chống Pháp mang nhiều sắc thái, đa dạng về chủng loại, phục vụ mọi loại đối tượng. Ngoài những tờ báo của các tỉnh uỷ, liên tỉnh, khu uỷ, liên khu uỷ của Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên - Việt, và những tờ báo dành riêng cho phụ nữ (báo Gái ra trận của Tỉnh hội phụ nữ cứu quốc Thanh Hóa), cho thanh niên (Báo Quyết tiến của Đoàn Thanh niên cứu quốc Bình Thuận). Về văn nghệ có báo Đại chúng của Liên đoàn Văn hóa cứu quốc Trung Bộ, Thép mới, Sáng tạo của Chi hội Văn nghệ Liên khu IV, Đời sống mới của Chi hội văn hóa cứu quốc Quảng Ngãi... Báo của lực lượng vũ

trang cũng rất phát triển với các tờ Chiến đấu, Vệ quốc quân, Cực Nam (Bình Thuận), Tiền tuyến, Vệ quốc quân (Thanh Hóa), Giữ làng (Nghệ An)... Ngoài ra, còn có những tờ báo về các lĩnh vực cụ thể khác như Kinh tế của Mặt trận Việt Minh Thuận Hóa - Huế, Nông thôn của Hội Sáng tác - nông thôn Phú Yên, Nội san dân tộc (Ty Giáo dục Nghệ An)... Vì điều kiện chiến tranh, nhiều đối tượng, ngành nghề, một số cơ quan, tổ chức, hội, đoàn thể chưa có báo riêng. Tuy nhiên, báo chí cách mạng thời kỳ này chưa mang tính chuyên môn hóa cao. Một tờ báo của quân đội vẫn có những trang mục riêng dành cho các đối tượng khác. Tờ báo kinh tế vẫn có thể đề cập tới các lĩnh vực thuộc văn hóa, xã hội, chính trị, vẫn thường xuyên cho đăng thơ, truyện ngắn phục vụ nhu cầu thưởng thức văn học - nghệ thuật của độc giả.

Nếu như tại vùng chiến khu Việt Bắc, Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng phát triển hệ thống báo chí bằng tiếng các dân tộc thiểu số, thì tại Trung Bộ - Tây Nguyên loại báo trên chưa được quan tâm đúng mức. Cả một địa bàn rộng lớn quy tụ nhiều dân tộc thuộc nhiều ngữ hệ như vậy mà chỉ có tờ Buôn hổ của Mặt trận Việt Minh Tây Trung Bộ in bằng tiếng Êđê bắt đầu - xuất bản vào tháng 7-1948. Tờ báo này chủ yếu lưu hành trong địa bàn tỉnh Gia Lai. Tình hình trên ảnh hưởng rất nhiều đến việc tập hợp các lực lượng cách mạng, kẻ thù dễ len lỏi tìm cách chia rẽ, gây mất đoàn kết giữa các dân tộc. Có thể nói, báo chí cách mạng Trung Bộ - Tây Nguyên thời kỳ này chưa tận dụng triệt để công tác tuyên truyền chống giặc giữ buôn làng của Ama Trang Lơng, của anh hùng Núp với các chiến công làm khiếp vía quân thù trong chiến dịch Atlăng, với chiến thắng Kon Tum, đèo Măng Giang, Đông Xuân 1953 – 1954.

Nội dung chính của báo chí kháng chiến Trung Bộ - Tây Nguyên là phản ánh đường lối xây dựng, bảo vệ nền độc lập dân tộc, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng Tám đúng theo tinh thần kháng chiến kiến quốc do Trung ương Đảng đề ra. Dù xuất hiện được dạng nào, báo chí đều tập trung vào các hoạt động phục vụ kháng chiến, tham gia tích cực vào cuộc kháng chiến chống giặc đói, giặc dốt, kêu gọi nhân dân tiết kiệm, tích cực gia tăng sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng các hợp tác xã, tổ đốc công. Báo chí lúc này không xem nhẹ, việc tuyên truyền xây dựng đời sống văn hóa mới, coi những nhân tố điển hình, tiên tiến trong chiến đấu, lao động sản xuất là đối tượng phản ánh chính. Ngoài những nội dung đề cập đến, gương chiến đấu chống kẻ thù ngoại xâm trong các lĩnh vực, kinh tế, báo chí còn dành dung lượng khá lớn giới thiệu kinh nghiệm của các tầng lớp nhân dân trong phong trào xóa nạn mù chữ. Cùng với những tờ báo mang tính lý luận, chỉ đạo của trung ương, của các đảng bộ địa phương, báo chí kháng chiến Trung Bộ - Tây Nguyên nói chung cũng tự xác định cho mình nhiệm vụ tuyên truyền sâu rộng trong dân chúng chủ nghĩa Mác - Lênin, đấu tranh với các khuynh hướng xét lại, cơ hội. Những tờ báo này còn rất quan tâm đến vai trò, ảnh hưởng của văn học - nghệ thuật. Nhiều tác phẩm vãn học có giá trị xuất hiện trên mặt báo mô tả trung thực đời sống, thực tiễn kháng chiến. Việc làm này đã góp phần rất lớn nhằm đi nâng cao nhận thức thẩm mỹ cách mạng cho người dân, làm cho họ thấy được cái đẹp của thứ lý tưởng họ đang theo đuổi.

Từ năm 1948 trở đi, báo chí kháng chiến chống Pháp tại Trung Bộ - Tây Nguyên có sự chuyển biến rất lớn về hình thức. Lúc này không còn tình trạng mạnh tờ nào tờ này sống như trước. Sự chỉ đạo có tình hệ thống cao từ trên xuống dưới đã hạn chế cho bản sự chồng chéo thông tin cũng như xác định rõ vai trò, nhiệm vụ cho mỗi tờ báo. Kế hoạch thông tin, tuyên truyền được xây dựng một cách khoa học nên đã khai thác được khá sâu mọi vấn đề đặt ra. Cơ cấu tòa soạn cũng từng bước đi vào nền nếp, có sự phân công rõ ràng chức năng, trách nhiệm cho từng bộ phận. Đường biên

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 117 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(261 trang)
w