l. Chỉ thị 08-CT/TW Và Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị về đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác báo chí, xuất bản
a) Chỉ thị Số 08-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về “Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản''
Ngày 31-3-1992, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 08-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản”. Ngày 17-4-1992, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương ra văn bản Hướng dẫn số 176 thực hiện chỉ thị nói trên. Đây là sự kiện vô cùng quan trọng của ngành tư tưởng văn hóa nói chung và lĩnh vực báo chí nói riêng.
Chỉ thị khẳng định những tiến bộ của báo chí nước ta trong thời kỳ đổi mới: ''Báo chí (bao gồm báo viết, báo nói, báo hình) đã thông tin nhanh, phong phú, đa dạng, nhiều chiều theo định hướng chính trị của Đảng, đã phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng và ý kiến xây dựng của nhân dân. Báo chí đã giới thiệu những nhân tố tích cực, khẳng định những thành tựu đổi mới và con đường xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn, chống những hiện tượng tiêu cực, tham thũng, buôn lậu, những hành vi ức hiếp nhân dân, phê phán những quan điểm sai trái, chống những luận điệu thù địch''.
Chỉ thị cũng nêu rõ: ''Song, bên cạnh những ưu điểm cơ bản nói trên, công tác báo chí, xuất bản còn nhiều khuyết điểm, nhược điểm, trong đó có những khuyết điểm nghiêm trọng và kéo dài''.
Chỉ thị đã chỉ ra: ''Sự lãnh đạo, quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trung ương, của nhiều cấp uỷ đảng, cấp uỷ chính quyền, cơ quan chủ quản có báo và nhà xuất bản là nguyên nhân quan trọng của tình trạng nói trên''.
Chỉ thị nêu rõ một số biện pháp cụ thể để khắc phục khuyết điểm nói trên.
''1. Ngay sau khi nhận được chỉ thị này, các cấp uỷ, các đồng chí phụ trách công tác báo chí, xuất bản đánh giá thực trạng báo chí, xuất bản ở địa phương mình và ngành mình, vạch rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm''...
''2. Ban Bí thư giao cho Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương phối hợp với các ngành, các cấp hướng dẫn các cơ quan báo chí, xuất bản xây dựng và thực hiện kế hoạch đề tài nội dung sách báo phục vụ các nhiệm vụ đã ghi trong văn kiện Đại hội VII của Đảng cùng các văn kiện quan trọng khác của Đảng và Nhà nước từ sau Đại hội''.
''3. Đến tháng 6-1992, các cấp uỷ đảng, các đồng chí phụ trách các ngành phải lãnh đạo thực hiện xong việc sắp xếp lại hệ thống báo chí, xuất bản theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả chính trị, tư tưởng, văn hóa''.
''4. Báo chí, xuất bản thực hiện hạch toán thu chi để sử dụng tiền vốn có hiệu quả, phục vụ tốt các mục tiêu chính trị, văn hóa - tư tưởng...''.
''5. Xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí, xuất bản đến năm 2000...''.
''6. Kiện toàn cơ quan chỉ đạo của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản...''.
Bản hướng dẫn của Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương còn nhấn mạnh: ''Mục tiêu bao trùm là giữ vững ổn định chính trị, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội''.
Ngày 20-4-1992, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 133-HĐBT ''Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí''. Bản Nghị định quy định chi tiết các vấn đề:
l. Bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo của công dân.
2. Tổ chức báo chí và nhà báo.
3. Quản lý nhà nước về báo chí.
4. Khen thưởng và xử lý vi phạm.
Bản Nghị định cùng với Chỉ thị 08 là những sự kiện có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự phát triển báo chí nước ta trong quá trình đổi mới.
b) Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về “Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản''
- Bối cảnh ra đời của Chỉ thị 22:
Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 08, báo chí nước ta phát huy được ưu điểm, khắc phục khuyết điểm và đã có bước phát triển mới. Đến năm 1997, cả nước đã có 450 đơn vị báo chí với 563 ấn phẩm các loại gồm 153 tờ báo, 290 tạp chí; cả nước đã có 17 trang Website phát trên mạng internet. Đội ngũ làm báo lên tới 7.560 người, trong đó 71% có trình độ đại học trở lên, 25% có trình độ ngoại ngữ bằng B trở lên. Số lượng tuyển sinh và đào tạo tập trung và tại chức đại học báo chí lên tới 400 – 500 người/năm. Số lượng sinh viên theo học báo chí lên tới hàng nghìn người.
Bên cạnh những thành tựu to lớn, báo chí lại xuất hiện những vấn đề mới. Trước hết, đó là khuynh hướng thương mại hóa với nhiều biểu hiện khác nhau chưa được khắc phục, mà ngược lại có chiều hướng phát triển. Tính trạng xa rời tôn chỉ, mục đích diễn ra khá phổ biến. Điều đó thể hiện ở việc coi nhẹ chức năng tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng. Trên một số ít báo chí, đã có những
tin bài, hình ảnh có nội dung tư tưởng, quan điểm sai trái, chất lượng chính trị, văn hóa, khoa học, nhất là chất lượng chính trị của một số ẩn phẩm báo chí còn thấp. Một số cơ quan quản lý, nhất là cơ quan chủ quản đã không thường xuyên kiểm tra nên một số tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích.
Một số ấn phẩm đã bị tư nhân thao túng, nhiều nhà báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chế độ chính sách đối với báo chí chưa được xem xét.
Để khắc phục các khuyết điểm đó, tạo điều kiện cho báo chí phát triển lên một tầm cao mới, ngày 17-10-1997, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị 22 ''Tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản''.
Chỉ thị đã nêu rõ: ''Hoạt động báo chí - xuất bản đã có chuyển biến tích cực và tiến bộ nhiều mặt”
sau khi có Chỉ thị 08.
Chỉ thị 22 cũng nêu rõ những thiếu sót, khuyết điểm như “khuynh hướng thương mại hóa'' coi nhẹ biểu dương ''người tốt, việc tốt'', “coi nhẹ công tác đấu tranh tư tưởng''. Bản chỉ thị nhấn mạnh ''Kiểm tra và xử lý những hành động tiêu cực, những vi phạm pháp luật về hoạt động báo chí, xuất bản còn chậm''.
- Chỉ thị nêu ra một số nhiệm vụ quan trọng:
“1. Nắm vững các quan điểm và định hướng lớn trong hoạt động báo chí - xuất bản'', trong đó nhấn mạnh: “Báo chí - xuất bản đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”, “Phải bảo đảm tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng”; ''Tiếp tục phát triển sự nghiệp báo chí - xuất bản đi đôi mới quản lý tốt''.
“2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương và Bộ Văn hóa - Thông tin dựa trên dự kiến quy hoạch tổng thể báo chí, xuất bản đến năm 2000 và những năm tiếp theo để kiểm tra, xem xét cụ thể và chấn chỉnh kịp thời theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả, trước mắt cần chấm dứt tình trạng in ấn sách, báo, số phụ, số chuyên đề có nội dung xấu''.
“3. Khẩn trương quy hoạch và sắp xếp lại hệ thống trường lớp, nâng cao chất lượng đào tạo''.
“4. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị sửa đổi, bổ sung và ban hành các chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động báo chí''.
''5. Các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan chủ quản phải chịu trách nhiệm về mọi mặt quản lý và chỉ đạo chặt chẽ báo chí, xuất bản của cấp mình, ngành mình, đơn vị mình''.
Chỉ thị 22 là cột mốc quan trọng trong quá trình đổi mới công tác lãnh đạo và quản lý báo chí. Đó là cẩm nang để tiếp tục phát triển ngành báo chí Việt Nam.
2. Hoạt động của tổ chức Hội Nhà báo a) Đại hội lần thứ VI Hội Nhà báo Việt Nam
Trong không khí phấn khởi trước bước phát triển mới của báo chí Việt Nam, Đại hội lần thứ VI của Hội Nhà báo Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội. Đến dự Đại hội có đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười, đồng chí Nguyễn Đức Bình, Uỷ viên Bộ Chính trị. Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Đỗ Mười
nhấn mạnh: ''Thay mặt Đảng và Nhà nước, tôi nhiệt liệt biểu dương đội ngũ những người làm báo trong cả nước về những thành tựu mà các đồng chí đã đạt được trong những năm qua''.
Bên cạnh những thành tựu đó, phải thẳng thắn thừa nhận báo chí ta thời gian qua cũng còn nhiều mặt yếu. Đồng chí Tổng Bí thư giao nhiệm vụ cho báo chí: ''Cần phản ánh và tham gia tổng kết thực tiễn, cơ sở khoa học cho việc cụ thể hóa và phát triển đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ mới'', ''cổ vũ nhân dân ta tiết kiệm để công nghiệp hóa'', ''cần tiếp tục coi trọng nhiệm vụ phát triển văn hóa''.
Đại hội đã thông qua Báo cáo của Ban Chấp hành khóa V với nhan đề ''Báo chí vì sự nghiệp đổi mới và hiện đại đất nước'', thông qua ''Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam” và ''Quy ước về tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam''.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa VI gồm 35 đồng chí. Đồng chí Phan Quang được bầu làm Chủ tịch Hội. Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký: Trần Mai Hạnh, Phó Chủ tịch:
Nguyễn Long Khởi.
Đại hội lần thứ VI Hội Nhà báo Việt Nam là cột mốc quan trọng trên đà phát triển của báo chí nước nhà.
b) Đại hội lần thứ VII Hội Nhà báo Việt Nam
Trong không khí kỷ niệm 70 năm ngày báo chí cách mạng và 50 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, ngày 24 và 25-3-2000, Đại hội lần thứ VII Hội Nhà báo Việt Nam đã được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội.
Tham dự Đại hội có 326 đại biểu đại diện cho 8.500 hội viên Hội Nhà báo Việt Nam. Đại hội được đồng chí Phan Văn Khải, Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đến dự. Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Phan Văn Khải nêu bật những thành tựu to lớn của ngành báo chí Việt Nam, những yếu kém, bất cập của ngành.
Đồng chí Phan Văn Khải nhấn mạnh: ''Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí Việt Nam'' được Đại hội lần thứ VI, Hội Nhà báo thông qua đã và đang đi vào đời sống báo chí. Hội Nhà báo Việt Nam phải giương cao ngọn cờ tư tưởng của báo chí cách mạng và tư tưởng của vị lãnh tụ và nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh - tổ chức, động viên các nhà báo và cổ vũ toàn dân phấn đấu giành những thắng lợi, đạt tầm phát triển mới về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng đáng với niềm tin yêu của nhân dân và của Đảng''.
Báo cáo của Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa VI mang tiêu đề “Báo chí vì sự nghiệp cách mạng của dân tộc và của Đảng những năm đầu của thế kỷ mới”. Báo cáo đề cập tới tình hình báo chí và đội ngũ người làm báo Việt Nam 5 năm qua (1995 - 1999) về nội dung và hình thức của báo chí, về bước trưởng thành của đội ngũ nhà báo. Báo cáo cũng rút ra các bài học kinh nghiệm 15 năm phấn đấu vì sự nghiệp đổi mới đất nước. Báo cáo nhấn mạnh: ''Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của giới báo chí Việt Nam và Hội Nhà báo Việt Nam trong 5 năm của nhiệm kỳ khóa VII (2000 - 2004) được xác định là: Mọi hoạt động báo chí phải hướng vào phục vụ nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam gồm 39 đồng chí. Đồng chí Hồng Vinh, Uỷ viên Trung ương Đảng được bầu làm Chủ tịch Hội và được Ban Bí thư chỉ định làm Bí thư Đảng Đoàn của Hội.
Đại hội VII Hội Nhà báo Việt Nam có ý nghĩa hết sức to lớn. Đây là cột mốc đánh đấu bước trưởng thành của ngành báo chí Việt Nam, của đội ngũ những người làm báo chí cách mạng. Đại hội là một sự khẳng định rõ ràng những người làm báo Việt Nam đã đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và sự nghiệp đổi mới đất nước. Nó cũng báo hiệu một tương lai sáng sủa của ngành báo chí Việt Nam trong thế kỷ XXI.
c) Đại hội thi đua toàn quốc giới báo chí Việt Nam lần thứ nhất
Vào cuối năm 2000, một sự kiện nổi bật của ngành báo chí đã diễn ra: Đại hội thi đua toàn quốc giới báo chí Việt Nam lần thứ nhất. Đại hội diễn ra vào ngày 11-11-2000, tại Hà Nội. Tham gia Đại hội có 321 đại biểu các nhà báo thuộc các loại hình báo chí, công tác trên mọi miền đất nước.
Đại hội đã được đón đồng chí Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh đến dự và trao Huân chương Hồ Chí Minh cho báo giới. Phát biểu tại Đại hội, đồng chí Nông Đức Mạnh nói: ''Chính trong thực tiễn sinh động của đất nước trong 15 năm qua, bản thân báo chí nước ta đã tự đổi mới chính mình với một tốc độ phát triển khá nhanh so với 15 năm trước đây. Hiện nay, chúng ta có gần 500 cơ quan báo chí trên cả nước với nhiều loại báo chí khác nhau: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử, nối mạng internet''... ''với hình thức trình bày ngày càng sinh động, hấp dẫn hơn''… Đặc biệt, đội ngũ báo chí nước ta với hơn 9.000 nhà báo chuyên nghiệp mà đại bộ phận có quan điểm chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Đồng chí Nông Đức Mạnh khẳng định: ''Huân chương Hồ Chí Minh - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước quyết định trao tặng Hội Nhà báo và giới báo chí Việt Nam là sự đánh giá cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân về sự đóng góp to lớn, quan trọng của báo chí trong sự nghiệp cách mạng của nước nhà''.
Về ý nghĩa của Đại hội, đồng chí Hồng Vinh nêu rõ: ''Ngày nay, nước ta đã có một lực lượng báo chí hùng hậu: gần 500 cơ quan báo chí và gần 600 ấn phẩm của các loại hình báo chí của trung ương, của các cấp, các ngành, các địa phương, với công nghệ làm báo khá hiện đại, phát hành gần 600 triệu bản/năm... Có thể nói đây là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của ngành truyền thông và giới báo chí nước ta''.
Đồng chí Hồng Vinh cũng khẳng định: ''Nhiều nhà báo đã bám sát các phong trào thi đua yêu nước để có các tác phẩm báo chí sinh động, có sức rung động lòng người, cổ vũ kịp thời tinh thần thi đua lao động sáng tạo''.
Có thể nói đây chính là nét đặc sắc và cũng là thành tích đóng góp xuất sắc nhất của phong trào thi đua yêu nước trong giới báo chí Việt Nam. Với những thành tích, kết quả thi đua yêu nước đã nói trên đây, giới báo chí Việt Nam đã nhiều lần được Đảng, Nhà nước biểu dương, khen ngợi, được nhân dân tin cậy và yêu mến. Tại lễ kỷ niệm trọng thể 75 năm báo chí cách mạng Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã trao tặng giới báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam bức trướng mang dòng chữ “Báo chí cách mạng Việt Nam: trung thành, đoàn kết, trí tuệ, đổi mới vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước''. Và điều vinh dự lớn lao đối với giới báo chí Việt Nam, tại Đại hội thi đua này, Đảng và Nhà nước đã trao tặng Huân chương Hồ Chí
Minh cho ngành báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam nhân 50 năm thành lập Hội. Đó là sự đánh giá toàn diện về những đóng góp quan trọng của báo chí nước ta trong nửa thế kỷ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là nguồn cổ vũ, khích lệ chúng ta tiếp tục đẩy tới phong trào thi đua yêu nước trong thời kỳ mới.