II. BÁO CHÍ CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1945 - 1946
3. Sự ra đời một số cơ quan báo chí
Năm 1943, Đảng công bố bản Đề cương văn hóa Việt Nam và thành lập Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Ngay từ ngày đó Hội đã chủ trương ra một tờ báo làm cơ quan ngôn luận riêng. Công việc được xúc tiến khẩn trương và số cũng đã chuẩn bị xong, nhưng do tình hình chính trị Đông Dương lúc đó diễn ra nhiều biến cố quan trọng nên báo không ra được. Cách mạng Tháng Tám thành công, những người lãnh đạo Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam còn phải giải quyết nhiều việc quan trọng hơn nên phải tới ngày 10-11-1945 Tiền phong mới xuất bản số 1, đặt dấu ấn quan trọng cho dòng báo chí phục vụ văn hóa – văn nghệ của Đảng. Trong mấy số đầu, Tạp chí Tiền phong được giao cho nhà văn Nam Cao phụ trách với chức danh Thư ký tòa soạn (tương đương với Tổng biên tập hiện nay). Bộ biên tập của tạp chí rất hùng hậu gồm đầy đủ các văn nghệ sĩ cách mạng có tên tuổi của Việt Nam thuộc mọi lĩnh vực: thơ, văn, nhạc, họa, sân khấu, lý luận phê bình như:
Tâm Kính, Nam Cao, Ngô Quang Châu, Xuân Diệu, Nguyễn Hữu Đang, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Vũ Hầu, Kim Lân, Đặng Thai Mai, Nguyễn Công Mỹ, Vương Thế Nghiêm, Học Phi, Như Phong, Nhân Tâm, Nguyễn Huy Tưởng, Hải Thanh, Hoài Thanh, Nguyễn Đình Thi, Trần Huyền Trân, Hải Triều, Bùi Công Trừng. Việc trình bày tạp chí do các họa sĩ Nguyễn Thị Kim, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung, Phạm Văn Đôn, Trần Đình Thọ phụ trách. Tòa soạn của Tạp chí Tiền phong được đặt tại trụ sở của Hội Văn hóa cứu quốc, số 40, phố Quang Trung, Hà Nội. Báo được in tại nhà in Lê Văn Tân, khổ 270x195mm. Những số đầu tiên, báo ra 42 trang khá đều dặn, nhưng từ khoảng giữa những năm 1946 thì tuỳ theo tình hình có khi chỉ ra 30 - 32 trang. Vào những ngày kỷ niệm báo thường in từ 80 đến 100 trang.
Tạp chí Tiền phong là dạng bán nguyệt san, ra vào các ngày 1 và 16 hàng tháng, là cơ quan vận động văn hóa mới của Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam. Báo phục vụ người đọc theo nguyên tắc ''Khoa học khi đã đi sâu vào đại chúng cũng tác động như một sức mạnh vật chất''. Ngoài ra trang bìa in 3 màu, các trang trong in 1 màu, giá bán khá cao, lúc đầu 3,5đ/số, sau tăng lên 5,0đ rồi 6,0đ/số. Tạp chí in typô, nét chữ nhỏ, rõ ràng, giấy cũng tương đối tốt, lúc trắng, lúc đen, có khi sử
dụng cả giấy màu vàng, giấy gió. Sau gần chục số, Nam Cao đi nhận nhiệm vụ mới, Trần Huy Liệu về thay thế chức danh chủ bút. Mặt sau của trang bìa là tranh áp phích hoặc khẩu hiệu như:
''ủng hộ chính phủ Hồ Chí Minh'', ''Nước mới, người mới, đời sống mới'' .. Phía dưới của những trang trong là quảng cáo, giới thiệu các loại sách báo triết học, chính trị, văn nghệ. Tạp chí Tiền phong hầu như không dùng ảnh, thỉnh thoảng mới có tranh minh họa của Bùi Xuân Phái, Trần Văn Cẩn, Trần Đình Thọ. Tạp chí không có mục cố định, trừ phần ''Điểm tin văn hóa ở mấy trang cuối.
Về thể loại, Tiền phong chủ yếu sử dụng chính luận, truyện ngắn, kịch, ký sự, thơ (trích lại từ các tập thơ đã xuất bản của Xuân Diệu, Thâm Tâm, Trần Huyền Trân, Tế Hanh...) Nói chung Tiền phong ít sửa bài của cộng tác viên. Bộ biên tập tạp chí làm việc rất xông xáo, năng nổ, tích cực.
Không có ai sáng tác chỉ trong phạm vi sở trường của mình. Xuân Diệu không chỉ làm thơ mà còn viết cả truyện ngắn, phê bình văn học. Nguyễn Huy Tưởng vừa viết ký sự, vừa sáng tác kịch ngắn kiêm luôn cả lý luận. Nguyễn Đình Thi vừa làm thơ, vừa viết nhạc, truyện vừa và những bài có tính định hướng cho anh em văn nghệ sĩ ''Văn nghệ với cuộc chiến đấu hiện thời của dân tộc'' (số ngày 1-12-1945)... Những người viết thuần một thể loại hoặc chuyên về một vài lĩnh vực nào đó có Bùi Công Trừng, Minh Tranh, Ngô Quang Châu. Những người viết bài có tính khái quát, tổng kết hoặc có ý nghĩa định hướng là Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Lưu Hữu Phước, Lưu Quý Kỳ... Sau khi ra được ba số đầu, số 4, số 5 của tạp chí không giữ tên Tiền phong nữa mà thay vào đó là cái tên Nguồn sống mới (dạng chuyên đề bàn về vấn đề đặc biệt nào đó). Từ số 6 lại trở về với cái tên Tiền phong quen thuộc.
Vì là cơ quan ngôn luận của một tổ chức văn hóa lớn, nên phần lớn nội dung của Tiền phong chỉ bàn về các khía cạnh của đời sống văn hóa - xã hội. Những vấn đề chính trị nếu có được đề cập cũng có mối liên hệ ít nhiều với nội dung trên.
Nói chung, Tiền phong bám rất sát với các chủ trương của Đảng và Nhà nước về văn hóa - xã hội.
Đây là một trong những tờ báo hoạt động hiệu quả nhất trong phong trào ''Diệt giặc đốt'' do Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động. Tạp chí không chỉ cử người tham gia, theo dõi chương trình “Bình dân học vụ'' mà còn xây dựng kế hoạch, góp ý với Chính phủ tiến hành cải cách chế độ cũ. Hầu như trong số nào Tiền phong cũng có bài về vấn đề này. Tiêu biểu trong số đó là chùm bài về ngôn ngữ tiếng Việt của tác giả Ngô Quang Châu (Vấn đề cải cách chữ quốc ngữ - số 1, Hợp lý hóa chữ viết - số 14); Trần Huy Liệu (Bệnh dùng chữ Nho trong tiếng Việt - số 9); Giám mục Hồ Ngọc Cẩn (Bàn góp về cải cách vần quốc ngữ - số 19)... Việc tiến hành xây dựng nếp sống mới trong cả nước, đặc biệt là nông thôn cũng là nội dung trọng yếu của Tiền phong. Tạp chí luôn có bài phê phán các di chứng của chế độ cũ, đề cao, khuyến khích các làng xã ban hành hương ước, phát động các phong trào thi đua xây dựng nếp sống mới giữa các cụm dân cư, giữa các gia đình, cá nhân. Tiêu biểu trong số này phải kể tới các bài ''Địa vị Hải Phòng trong văn hóa mới ngày mai'' - Trần Cư - số 21, ''Tiến tới đời sống mới'' - Trần Huy Liệu - số 12. ''Chương trình và kế hoạch vận động đời sống mới” - Ngô Quang Châu - số 12... Ngoài ra, tạp chí còn cho đăng các bài viết thể hiện quan điểm về đời sống văn hóa mới của Bác Hồ, của văn nghệ sĩ và của các nhà nghiên cứu văn hóa. Không đừng lại ở việc lên án cái cũ, Tiền phong còn phê phán khá gay gắt những căn bệnh mới nảy sinh trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân như thói quan liêu, hống hách, ăn chơi, hưởng lạc, tiêu sài vung phi, thói ăn diện, sùng ngoại, thói la cà hàng quán, rượu chè, bài bạc...
Là cơ quan ngôn luận của tầng lớp văn nghệ sĩ, nên trong số nào Tiền phong cũng dành dung lượng khá lớn cho các tác phẩm nghệ thuật, ưu tiên số một cho tác phẩm mới được sáng tác. Viết nhiều nhất cho Tiền phong là Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Nguyễn Đình Thi, Văn Cao, Trần Đăng, Lưu Hữu Phước, Mạnh Phú Tư, Tế Hanh, Trần Huyền Trân... Nhiều tác phẩm đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lòng bạn đọc như: ''Một lần tới Thủ đô'' của Trần Đăng, bài hát “Chiến sĩ không quân'' của Văn Cao, ''Rãnh cày nổi giận'' của Mạnh Phú Tư, các vở kịch ''Bắc Sơn'', ''Vết cũ'' của Nguyễn Huy Tưởng... Nhưng có lẽ, cái làm bạn đọc quan tâm nhất là những bài có tính định hướng văn nghệ, phê bình vô lý luận văn học.
Giữ vai trò trung tâm là các bài viết của tác giả Đặng Thai Mai với ''Vấn đề lập trường trong văn nghệ'', Lưu Hữu Phước với ''Tiếng ta với sự phổ nhạc và cách hát ngày nay'' - số 20. Học Phí có ''Nhiệm vụ của văn hóa trong thời kỳ kháng chiến kiến quốc”, số 18, Nguyễn Đình Thi có ''Văn nghệ với cuộc chiến đấu hiện thời của dân tộc'' - số 2...
Vì là tờ tạp chí có tính cách văn nghệ đầu tiên của chế độ dân chủ nhân dân nên Tiền phong không tránh khỏi những hạn chế, vấp váp. Mặc dù quy tụ được khá đông đảo đội ngũ họa sĩ nổi tiếng nhưng cách trình bày tạp chí còn đơn điệu, quá chân phương, ở một vài số, có thể do chưa có kế hoạch từ trước, tình trạng bài vở còn lôn xộn, gay cảm giác không có sự lựa chọn bài hoặc chưa cân nhắc kỹ càng khí chọn bài. Một số tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao nhưng không được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ nên hiệu quả phản ánh, giáo dục bị giảm. Chẳng hạn, trong lúc nhân dân cả nước đang hừng hực khí thế cách mạng, đang rất cần những tác phẩm mô tả không khí đó thì Tiền phong lại cho đăng truyện ngắn ''Mò sâm banh” của Nam Cao. Tuy câu chuyện được phản ánh bởi bút pháp hiện thực phê phán đã một thời được các cây bút tiểu tư sản thành thị ưa dùng, được đông đảo bạn đọc Việt Nam trước năm 1945 yêu thích, nhưng giờ đây, chúng đã trở nên lạc lõng so với phương pháp sáng tác hiện thực cách mạng. Nhiều bài thơ (nhất là những tác giả trước đây có chân trong Tự lực văn đoàn) có nội dung trong sáng, tin tưởng ở cách mạng nhưng cách biểu hiện vẫn chưa thoát khỏi phương thức cũ. Các tôi đôi khi vẫn được đề cao. Hình ảnh người chiến sĩ cách mạng có lúc được mô tả như người khách chính phủ, giàu lòng nghĩa hiệp nhưng lại xa rời quần chúng, không thực tế...
Ngày 19-12-1946 cả nước đồng lòng đứng lên làm cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ. Tiền phong cũng theo gót chân kháng chiến lên chiến khu Việt Bắc, kết thúc 24 số xuất bản ngay trong lòng Thủ đô Hà Nội. Nhờ tôi rèn trong khói lửa chiến tranh, văn nghệ sĩ Việt Nam ngày càng trưởng thành hơn. Nhiều biên tập viên, phóng viên của Tiền phong như Nam Cao, Trần Đăng đã ngã xuống trong chiến tranh, đóng góp xương máu cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp, giải phóng dân tộc, bảo vệ những thành quả của cách mạng.
b) Qúa trình hình thành Thông tấn xã Việt Nam
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ở Việt Nam nói riêng, toàn Đông Dương nói chung chưa có hãng thông tấn. Mọi tin tức, báo chí sử dụng thời kỳ này đều lấy từ các hãng thông tấn nước ngoài chủ yếu là của Pháp và Nhật. Sau ngày giành được độc lập, vừa đặt chân về đến Hà Nội, Bác Hồ lúc đó giữ cương vị Chủ tịch lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã chỉ thị cho Bộ Thông tin - Tuyên truyền phải gấp rút bằng mọi giá xây dựng hệ thống thu phát sóng.
Để thuận lợi cho công việc và cũng do cơ sở vật chất lúc đó còn khó khăn, thiếu thốn nên cả hai bộ phận phát sóng (Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam) và thu sóng (Thông tấn xã Việt Nam) vẫn cùng ở trong một tổ chức điều hành, trực thuộc Nha Thông tin, Bộ Thông tin - Tuyên truyền (sau này Nha Thông tin trở thành bộ phận của Bộ Nội vụ). So với bộ phận phát sóng, bộ phận thu sóng có nhiều thuận lợi hơn vì phòng thu tin của Pháp để lại ở nhà số 6 phố Pierre Pasquier (nay là phố Điện Biên Phủ) đã khá hoàn chỉnh không cần cải tiến, sửa chữa nhiều. Chính vì vậy, sau khi nhận được chỉ thị ít ngày, bộ phận thu tin (Thông tấn xã Việt Nam) đã tổ chức thu tin từ các hãng thông tấn nước ngoài, tin của quân đội Pháp ở Sài Gòn. Tuy nhiên ngày 23-8-1945 không được coi là ngày khai sinh ra Thông tấn xã Việt Nam bởi mọi tin tức lúc này chưa phổ biến cho các báo mà chủ yếu nhằm giúp Chính phủ nắm được tình hình trong và ngoài nước, từ đó có kế sách kịp thời đối phó với âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Ngày 7-9-1945, Đài Tiếng nói Việt Nam chính thức ra mắt. Ngoài chương trình tiếng Việt, Đài Tiếng nói Việt Nam còn phát hai chương trình tiếng Anh Pháp tổng cộng 30 phút. Đây cũng chưa phải thời khắc ra đời Thông tấn xã Việt Nam bởi thực tế Thông tấn xã Việt Nam lúc này vẫn chưa có hô hiệu chính thức, các bản tin cũng chưa được biên tập theo thể văn thông tấn như ở nước ngoài. Ngày 15-9-1945, khi Đài phát sóng Bạch Mai phát đi toàn thế giới bản Tuyên ngôn độ lập và danh sách Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bằng ba thứ tiếng Việt - Anh - Pháp với các hô hiệu VNTTX, VNA, AVI, đánh dấu thời điểm khai sinh chính thức của Thông tấn xã Việt Nam.
Vì bộ máy nhân sự, cũng như điều kiện vật chất lúc này của Thông tấn xã Việt Nam còn nghèo nàn nên việc tổ chức cung cấp tin cho các báo trong cả nước chưa thể thực hiện được. Việc lập phân xã tại các địa phương hoặc đặt cơ quan thường trú tại nước ngoài cũng chưa được đặt ra.
Chính vì vậy mà mảng tin trong nước của Thông tấn xã Việt Nam vào thời điểm những năm 1944 - 1946 thường bị chậm, không đầy đủ, toàn diện. Đối với phần tin tức thế giới cũng vậy, Thông tấn xã Việt Nam thời kỳ này chưa có mối quan hệ với các hãng thông tấn nước ngoài nên không được cung cấp tin tức một cách trực tiếp. Các biên tập viên (Trần Văn Chương phụ trách phần tiếng Anh, Lê Chân, Nguyễn Tư Huyên phụ trách phần tiếng Pháp) phải thay phiên nhau nghe đài BBC, VOA, chương trình tiếng Anh của đài Mátxcơva, đài Paris..., ghi chép rồi chọn lọc, biên soạn lại cho thích hợp. Ngoài ra, họ còn sử dụng cả các nguồn tin lấy từ báo, tạp chí nước ngoài (mượn hoặc xin các cơ quan nước ngoài đóng ở Hà Nội) như Time, Newsweek, Reader's Digest...
Để kiểm soát tốt thông tin, cuối năm 1945 Nha Thông tin - Tuyên truyền được chuyển từ Bộ Tuyên truyền sang Bộ Nội vụ đặt trụ sở tại nhà số 71, phố Gambeta (nay là phố Trần Hưng Đạo).
Nha Thông tin do đồng chí Nguyễn Tấn Gi Trọng làm Giám đốc, đồng chí Trần Kinh Xuyến làm Phó Giám đốc (bao gồm cả Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam). Vì là cơ quan đầu nguồn nên mọi tin tức do Thông tấn xã Việt Nam biên soạn bao giờ cũng mang tính chính thống, được coi như tiếng nói chính thức của Đảng và Nhà nước ta. Vào dịp Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, Thông tấn xã Việt Nam đã chủ động ra một bản tin bằng tiếng Pháp để phân phát cho các báo, thông qua Đài Tiếng nói Việt Nam công bố sự kiện này ra thế giới. Thông qua các bản tin này, người dân Việt Nam lần đầu tiên hiểu rõ quyền công dân của mình, từ đó xác định trách nhiệm đối với việc xây dựng, bảo vệ chế độ, nghĩa vụ của mỗi cá nhân trước những đòi hỏi của một xã hội tự do, công bằng, dân chủ. Để ủng hộ và nắm bắt kịp thời mọi thông tin của cuộc kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ, Thông tấn xã Việt Nam đã cử phóng viên đi theo các đoàn quân Nam tiến. Phóng viên Nguyễn Bá Khoản là một trong những người đầu tiên có mặt tại các vùng bưng biền Nam Bộ. Các bài viết, đặc biệt là hàng trăm bức ảnh
của ông là bằng chứng quý giá về tinh thần đấu tranh bất khuất của người dân nơi đây trước kẻ thù xâm lược.
Từ đầu tháng 8-1946, Thông tấn xã Việt Nam phát hành thêm bản tin tiếng Anh, mở rộng đối tượng phục vụ đến từng cơ quan báo chí. Từ thời điểm đó phần tin thế giới trên mỗi tờ báo đã phong phú, đa dạng hơn. Trong các dịp đoàn đại biểu Chính phủ ta sang Pháp ký Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946, Thông tấn xã Việt Nam đều cử phóng viên đi theo. Ngoài nhiệm vụ thông tin, tường thuật diễn biến các cuộc họp một cách nhanh nhất, mà thông qua các bài viết họ còn cố gắng bộc lộ chính kiến của mình đối với các chủ trương, sách lược sáng suốt đúng đắn của Đảng và Chính phủ ta. Đây là việc làm khó bởi theo thông lệ, chức năng chính của một hãng thông tấn là chỉ có nhiệm vụ cung cấp thông tin một cách nhanh nhất, tránh đưa ra những đánh giá có tính thiên kiến. Để định hướng tốt dư luận và cũng để báo chí không vượt ra ngoài quỹ đạo chung. Thông tấn xã Việt Nam chủ trương mọi thông tin cung cấp cho các báo phải trung thực và được chọn lựa kỹ càng. Mọi thông tin có hại cho lợi ích dân tộc đều cương quyết bị loại bỏ.
Những tin tức quá xa vời không có mối liên hệ nào với nội tình đất nước, chỉ có ý nghĩa kích thích tò mò hoặc thỏa mãn thị hiếu tầm thường của độc giả, dễ làm băng hoại đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc cũng không được Thông tấn xã Việt Nam sử dụng. Đối tượng hàng đầu của Thông tấn xã Việt Nam lúc này là các thông tin chính trị, quân sự. Các thông tin về kinh tế, văn hóa nhiều khi bị coi là thứ yếu. Đây chính là hạn chế của Thông tấn xã Việt Nam không chỉ xuất hiện trong năm đầu độc lập (1945 - 1946) mà còn biểu hiện trong suốt 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp.
Nói chung, với hơn một năm hoạt động, Thông tấn xã Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Các bản tin của Thông tấn xã Việt Nam được thể hiện trên hệ thống phát thanh đã cho thế giới biết đến một nước Việt Nam yêu chuộng tự do, độc lập, quyết tâm đấu tranh đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền tự do, độc lập ấy. Tuy nhiên, vì thời gian quá ngắn trong khi đất nước còn gặp muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, Thông tấn xã Việt Nam chưa có điều kiện mở rộng quy mô hoạt động.
c) Sự ra đời và phát triển của Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam - Sự hình thành hệ thống phát thanh cách mạng tại Bắc Bộ
Vừa giành được chính quyền ở Hà Nội (19-8-1945), lãnh đạo Đảng và Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chỉ thị phải gấp rút xây dựng một đài phát thanh chuẩn bị cho ngày Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập và lễ ra mắt chính quyền nhân dân. Nhận được lệnh của đồng chí Xuân Thuỷ (Nguyễn Trọng Nhâm), các ông Trần Kim Xuyến, Chu Văn Tích, Trần Lâm bắt tay ngay vào việc tổ chức, xây dựng Đài Phát thanh. Hoàn cảnh lúc đó hết sức khó khăn. Dưới chế độ cũ, Hà Nội chưa có đài phát thanh, mới chỉ có Sở Vô tuyến điện viễn thông dùng để liên lạc với Sài Gòn, Paris bằng tín hiệu morse. Cả ba cán bộ đứng ra thành lập đài phát thanh đều là những thanh niên, sinh viên yêu nước đi theo cách mạng. Họ hầu như chưa có chút kiến thức nào về kỹ thuật điện tử và nghiệp vụ làm các chương trình phát thanh.
Được sự đồng ý của các cấp lãnh đạo, ông Trần Kim Xuyến đã mời một số nhân viên kỹ thuật của chế độ cũ tham gia xây dựng Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. Chỉ trong 10 ngày, một trung tâm phát sóng radio đã ra đời tuy vẫn còn hết sức thô sơ, lạc hậu. Ngày 2-9-1945 lời Bác Hồ đọc bản