Vai trò của báo chí trước những biến động lớn của xã hội và thế giới

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 198 - 202)

II- HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC HỘI NHÀ BÁO VIỆT NAM

2. Vai trò của báo chí trước những biến động lớn của xã hội và thế giới

a) Trước những vấn đề bức xúc của đất nước ở thời kỳ đầu của công cuộc đổi mới

Ngay sau Đại hội Đảng lần thứ VI của Đảng, vấn đề đổi mới nền kinh tế cùng những mối quan hệ xã hội được đặt ra một cách gay gắt. Sau Đại hội Đảng, quán triệt tinh thần, hầu hết các báo tập trung vào việc phổ biến, tuyên truyền và giáo dục về đường lối đổi mới của Đảng, một mặt trang bị cho cán bộ và nhân dân một sự đánh giá đúng thực tế tình hình đất nước, mặt khác làm rõ quan điểm, đường lối và nội dung đổi mới. Theo tinh thần ''nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật'', báo chí công bố những đánh giá quan trọng nhất của Đảng qua các văn kiện lớn của Đại hội, thẳng thắn vạch rõ những sai lầm, khuyết điểm, đồng thời đấu tranh chống lại các xu hướng sai trái muốn phủ nhận thành tựu của cách mạng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng.

Báo cũng chỉ ra tính chất cấp bách và tất yếu phải đổi mới, nhưng đổi mới là một sự nghiệp cách

mạng đầy khó khăn gian khổ, chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa tìm tòi, khám phá, phải nhằm mục tiêu chủ nghĩa xã hội, lựa chọn bước đi và các giải pháp, tránh những vấp váp trước đây, không chủ quan duy ý chí nhưng cũng không được bảo thủ, trì trệ.

Về mặt kinh tế, các báo tập trung tuyên truyền nổi bật các quan điểm đổi mới của Đảng:

- Bố trí lại cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư, đổi mới công nghệ và kỹ thuật, tập trung thực hiện ba chương kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

- Về quan hệ sản xuất, đi đôi với việc phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể cần có những bước đi phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của hai thành phần kinh tế trên; đồng thời có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác, khuyến khích kinh tế gia đình; thừa nhận sự tồn tại của kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ và kinh tế tư bản tư nhân.

- Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xóa bỏ tập trung bao cấp, xây dựng cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, chuyển sang quản lý nền kinh tế bằng phương pháp kinh tế là chủ yếu.

Trong công nghiệp và xây dựng, các báo như Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Sài Gòn giải phóng tập trung tuyên truyền cho việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư, hướng vào các công trình trọng điểm như thủy điện Sông Đà và Trị An, dầu khí Vũng Tàu - Côn Đảo,... Đồng thời cổ vũ mạnh hơn nữa việc đổi mới quản lý theo cơ chế mới, thực hiện tự chủ tài chính, hạch toán kinh doanh, đưa ra nhiều điển hình làm ăn theo cơ chế mới.

Coi việc tuyên truyền cho mặt trận phân phối lưu thông là một trọng điểm. Điểm này, ngoài các báo lớn ở cấp trung ương, những tờ báo địa phương như Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng đã làm rất tốt. Ngoài việc cổ vũ mạnh cuộc phấn đấu thực hiện “bốn giảm'' và chỉ rõ rằng muốn ''bốn giảm” phải dứt khoát đi vào cơ chế quản lý mới.

Tình hình kinh tế - xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, văn nghệ. Giới văn nghệ sĩ nước ta phấn khởi tiếp nhận những chủ trương đổi mới của Đảng, đồng thời cũng đề ra yêu cầu bức xúc về tự do sáng tạo. Trong khi đó, cũng có những quan điểm sai trái muốn phủ nhận những thành tựu của cách mạng và kháng chiến nói chung và của nền văn học, nghệ thuật cách mạng nói riêng, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng đối với văn hóa, văn nghệ, coi đó là sự trói buộc đối với văn học, nghệ thuật. Đây chính là thời điểm mà vấn đề ''Văn hóa nghệ thuật'' được các báo chú trọng, trở thành diễn đàn dể hầu hết các văn nghệ sĩ bày tỏ quan điểm, lập trường tư tưởng của mình. Đã có lúc, các vấn đề này trở thành gay gắt, nóng bỏng trên các mặt báo, bên cạnh những vấn đề kinh tế - xã hội. Bên cạnh việc ủng hộ việc tôn trọng quyền tự do sáng tạo, nhưng mặt khác, báo chí Việt Nam lúc đó phải tiến hành cuộc đấu tranh chống các khuynh hướng lệch lạc, không tán thành chủ trương ''định hướng rộng'' để trên thực tế buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực này.

Tháng 11-1987, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 05 về Đổi mới và nâng cao trình độ lãnh đạo quản lý văn học, nghệ thuật và văn hóa, phát huy khả năng sáng tạo, đưa văn học nghệ thuật và văn hóa phát triển lên một bước mới. Nghị quyết đã góp phần nâng cao nhận thức, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật. Những tờ báo, tạp chí như Nhân dân, Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Tiền phong, Tạp chí Cộng sản, Sông Hương ở thời điểm đó đã có nhiều cố gắng trong công tác

tuyên truyền cho nghị quyết đó, thông qua nhiều bài viết của nhiều cán bộ lãnh đạo và vàn nghệ sĩ.

Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (8-1989) ra Nghị quyết Một số vấn đề cấp bách về công tác tư tưởng, nhận định những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khó khăn ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa để rút kinh nghiệm cho ta phòng và tránh những sai lầm trong lãnh đạo nói chung và trong lãnh đạo tư tưởng nói riêng.

Hội nghị Trung ương lần thứ tám (tháng 3-1990) của Đảng ra Nghị quyết về Tình hình các nước xã hội chủ nghĩa, sự phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và nhiệm vụ cấp bách của Đảng ta, đã phân tích sâu sắc những nguyên nhân của cuộc khủng hoảng, trong đó nguyên nhân trực tiếp thứ nhất là sự ''xa rời hoặc từ bỏ những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin'', và nguyên nhân thứ hai là ''sự phá hoại của các thế lực đế quốc và phản động quốc tế''.

Căn cứ vào nghị quyết của Trung ương, những tờ báo như Nhân dân, Hà Nội mới, Sài Gòn giải phóng, Văn nghệ, Lao động... đã có hàng loạt bài viết, vừa làm sáng tỏ các nhận định của Trung ương, vừa phê phán các tư tưởng sai trái nêu trên. ''Cứ như luận điệu của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội thì khủng hoảng bắt nguồn từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ theo họ không cao hơn mà lại thấp hơn chế độ tư bản chủ nghĩa, một chế độ bị áp đặt khiên cưỡng trong tiến trình lịch sử. Không! Khủng hoảng không bắt đầu từ đó. Chủ nghĩa xã hội đã, đang và sẽ còn tiếp tục chứng tỏ sức sống của nó''2.

b) Báo chí tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực đi đôi với việc phát hiện và cổ vũ nhân tố mới

Cùng với việc tiếp tục phản ánh ý kiến nhân dân đóng góp với Đại hội Đảng lần thứ VI, báo chí mở cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, phê bình công khai, có địa chỉ và yêu cầu xử lý nghiêm minh những vụ việc tiêu cực và những cán bộ phạm sai lầm.

Ngày 25-5-1987, trên các báo, đài, đồng chí Nguyễn Văn Linh mở mục “Những việc cần làm ngay''. Tiếp đó, hầu hết các báo, đài mở chuyên mục “Hưởng ứng những việc cần làm ngay''.

Bằng nhiều hình thức và thể tài, báo chí trong Nam ngoài Bắc phanh phui trước công luận nhiều vụ tiêu cực, nghiêm khắc phê phán những hiện tượng một số người đặc quyền đặc lợi, vi phạm quyền công dân, áp bức quần chúng, làm ăn bê bối.

Nhìn chung, cuộc đấu tranh chống tiêu cực trên báo, đài thời gian này về cơ bản là đúng hướng, chọn đúng vấn đề. Những vụ việc đấu tranh có kết quả là do mấy yếu tố:

1. Nhân dân phát hiện những hiện tượng tiêu cực, kiên trì đấu tranh.

2. Báo chí với ý thức trách nhiệm xã hội của mình, cân nhắc chọn lựa, điều tra, đưa đúng vụ việc tiêu biểu ra công khai.

3. Có sự phối hợp giữa các cơ quan báo, đài khi đề cập những vụ việc quan trọng và phức tạp.

4. Các cơ quan Đảng và Nhà nước có trách nhiệm quan tâm kiểm tra, kết luận và xử lý3.

Báo chí thông qua đấu tranh chống tiêu cực đã góp phần vào cuộc vận động làm trong sạch tổ chức đảng, bộ máy nhà nước, lành mạnh hóa các quan hệ xã hội, góp phần phát huy dân chủ trong sinh hoạt Đảng và trong xã hội, minh oan cho người vô tội, lên án những hành vi trù dập người phê bình. Báo chí cũng lên án những người lợi dụng dân chủ để vu cáo, xuyên tạc sự thật, hỗ trợ

các cơ quan pháp luật và quần chúng chống tiêu cực như báo Đại đoàn kết, Tiền phong, Lao động, Phụ nữ Việt Nam, Thanh niên, Công an thành phố Hồ Chí Minh...

Đi đôi với việc chống tiêu cực, báo chí đã có cố gắng phát hiện những nhân tố mới, cổ vũ những ''điểm sáng”, những điển hình tiên tiến. Nhìn lại các số báo, các chương trình phát thanh, các buổi truyền hình, các phim thời sự đều có thể thấy chúng ta đã chú ý biểu dương cái mới. Có những nhân tố mới báo chí phát hiện, cổ vũ và đã trở thành điển hình tiên tiến. Nhiều kinh nghiệm của nhân dân đã được tổng kết, làm cơ sở cho nhiều nghị quyết của Đảng về đổi mới quản lý, sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ chế mới. Trên báo viết, báo nói, báo hình, báo ảnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn những mô hình mới về ba chương trình kinh tế lớn, về ''Khoán 10'' trong nông nghiệp, về kinh tế nhiều thành phần, về những thành tựu áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.

Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận không ít báo chí đã có lúc thiên về chống tiêu cực, chưa thật coi trọng việc phát hiện và cổ vũ gương tốt về những con người, những đơn vị kinh tế quốc doanh công nghiệp, nông nghiệp, phân phối lưu thông, những đơn vị đã vươn lên tháo gỡ khó khăn, tìm ra cách làm ăn mới, đem lại hiệu quả kinh tế.

Tại thời điểm này, rất nhiều các tờ báo làm tốt công tác chống tiêu cực, đồng thời cổ vũ những nhân tố mới như Nhân dân, Tiền phong, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới...

c) Báo chí với sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu

Khi công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng đang được tiến hành và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan thì tháng 8-1991, xảy ra sự kiện chính trị lớn ở Liên Xô và tháng 12-1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ, Liên bang Xôviết tan rã. Cùng với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bị tan vỡ. Quan hệ giữa nước ta với các thị trường truyền thống bị đảo lộn. Trong khi đó Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận. Các thế lực thù địch đẩy nhanh những hoạt động phá hoại, mưu toan gây rối làm mất ổn định chính trị để tạo thời cơ tiến hành bạo loạn lật đổ. Chấn động chính trị lớn trên thế giới đã tác động sâu sắc đến tư tưởng của cán bộ, đảng viên và nhân dân ta. Có thể nói, sau năm 1975, chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào hoàn cảnh khó khăn như vậy. Lo lắng lớn nhất của Đảng cũng như mọi người dân Việt Nam là liệu cách mạng nước ta có trụ được trong cơn thử thách hiểm nghèo không? Có thực hiện được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản khi không còn những nước xã hội chủ nghĩa đi trước giúp đỡ không?

Trước tình hình đó, báo chí Việt Nam đã vào cuộc và thực hiện xuất sắc vai trò của mình. Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị về phương hướng công tác tư tưởng và đối sách của ta trước tình thế mới để thực hiện ngày càng tốt công tác thông tin và nghị luận của mình. Những tờ báo lớn, có đông đảo bạn đọc như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Sài Gòn giải phóng, Hà Nội mới, Lao động, Tiền phong, Văn nghệ... đã một mặt thông tin trung thực tình hình; mặt khác qua các bài bình luận thời sự và chuyên luận chính trị, hướng vào giải quyết các mối lo ngại trong cán bộ và nhân dân, khẳng định khả năng đứng vững và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Có thể nói, ở thời điểm này, chính hệ thống báo chí Việt Nam đã chủ động ''mở cửa'' đem lại một cái nhìn đa chiều cho bạn đọc Việt Nam về những sự kiện trên thế giới. Cùng với khủng hoảng và sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, là cái nhìn vào cuộc đấu tranh giữa con đường phát triển: xã hội chủ nghĩa hay là tư bản chủ nghĩa? Trước tình hình đó, Hội Nhà báo Việt

Nam đã tiến hành quán triệt tinh thần của Nghị quyết 01 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Trung ương 7 khóa VI. Từ đó, hệ thống báo, đài đã tập trung vào những nhiệm vụ và nội dung quan trọng nêu trong các nghị quyết của Đảng. Bằng thông tin, nghị luận qua những bài viết, báo chí Việt Nam góp phần:

1. Khẳng định tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội và những thành tựu vĩ đại của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

2. Khẳng định tính tất yếu khách quan và phương hướng xã hội chủ nghĩa của quá trình cải tổ, cải cách, đổi mới.

3. Làm cho cán bộ và nhân dân ta nhận rõ bản chất và con đường diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế.

4. Giáo dục trong Đảng và trong nhân dân kiên trì mục tiêu lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở quán triệt 5 nguyên tắc và những chính sách đổi mới của Đảng.

5. Giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng xã hội chủ nghĩa, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, sự thống nhất ý chí và hành động trong xã hội, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 198 - 202)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(261 trang)
w