Báo chí với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 134 - 145)

I- BÁO CHÍ TRONG THỜI KỲ ĐẦU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ ĐẤU TRANH

2. Báo chí với nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà

Sau những năm hàn gắn vết thương chiến tranh, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế. Không khí lao động sôi nổi diễn ra trên nhiều hoạt động, trong nhà máy, ngoài hầm mỏ, nơi ruộng đồng. Lúc này, lao động cơ bản vẫn dựa vào sức người, vào lao động tập thể và đã làm nên nhiều kỳ tích. Chống lụt, chống hạn, đào kênh, khơi ngòi vẫn là nhiệm vụ cấp bách và thách thức thường xuyên của mặt trận lao động nông nghiệp. Ngay trong ngày lễ mừng tết độc lập năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu những trách nhiệm lớn với toàn dân là hoàn thành tốt cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế, chú trọng nông nghiệp, củng cố quốc phòng, củng cố an ninh trật tự, nâng cao đời sống cho dân và giảm nhẹ sự đóng góp của dân. Với báo chí, đây là thời điểm đội ngũ phóng viên phải đi sâu vào thực tiễn khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội đến với công trường, nhà máy, hợp tác xã nông nghiệp. Nhiều tờ báo viết về khôi phục tuyến đường sắt từ Hà Nội đến Lạng Sơn, viết về công trường Bắc Hưng Hải, về khôi phục kinh tế ở chiến trường Điện Biên Phủ. Các báo đều cần đến các cây bút phóng sự. Báo Nhân dân và báo Cứu quốc có một đội ngũ phóng viên viết phóng sự rất sắc sảo. Nhà báo Hồng Hà đi viết về việc khôi phục đường sắt, về vùng mỏ Cẩm Phả và cắm sâu ở vùng đất mỏ trong hàng năm trời. Kết quả là tập ký Lên công trường ra đời và được giải thưởng về bút ký của Hội Nhà văn năm 1955 -1956. Trong thời điểm này, các điển hình xã hội về cuộc sống mới được xây dựng trong cao trào thi đua lao động xã hội chủ nghĩa như điển hình trong hợp tác xã nông nghiệp có Nhà máy Đóng tàu Duyên Hải (Sóng Duyên Hải) và trong quân đội có Cờ Ba Nhất, Đại Phong.

Bước vào đầu năm 1958, nạn hạn hán diễn ra nghiêm trọng ở nhiều tỉnh miền Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có Lời kêu gọi nông dân và cán bộ quyết tâm chống hạn, đẩy mạnh sản xuất vụ Đông Xuân. Người nói chuyện với đồng bào tỉnh Hưng Yên, với nông dân xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm (Hà Nội) kêu gọi chống hạn. Với bút danh Trần Lực giới thiệu chuyện Nông dân Trung Quốc chống hạn, báo Nhân dân trong các số ngày 7-l-1958 và 8-l-1958 đã liên tục đăng các bài của Người về chống hạn. Người viết:

''Chống hạn phải khẩn trương như đánh giặc. Chúng ta sống ở trên mạch nước. Cứ đào thì nhất định có nước, chỉ có đào nông hay đào sâu mà thôi. Dưới đất có nước sông, nước mạch thấm vào đào thì phải thấy. Đào 5 nơi không có, đào mãi thì phải có''.

Câu thành ngữ: ''Vắt đất ra nước thay trời làm mưa'' không chỉ là câu nói suông mà phải trở thành sự thật. Nông thôn thời kỳ này đang ở thời kỳ củng cố và phát triển hợp tác hóa nông nghiệp. Các báo Nhân dân Cứu quốc với đội ngũ phóng viên viết về nông thôn có kinh nghiệm như Hữu Thọ, Phan Quang, Hà Đăng, Thái Duy, Hải Như về các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ khảo sát và rút kinh nghiệm về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp qua các bài như Hợp tác hóa ở Thái Bình, Vài nét về phong trào, Mấy kinh nghiệm tốt trong phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Hải Dương (Nhân dân, ngày 10-4-1959) của Hà Đăng, Phát động tư tưởng tốt, lập hợp tác xã tốt của Hữu Thọ (Nhân dân, ngày 15-5-1959), Mấy ý kiến về phong trào hợp tác hóa nông nghiệp ở Sơn Tây, điều tra của Phan Quang, Thanh Sơn và Hồng Thái (Nhân dân, ngày 21-5-1959). Không chỉ là khảo sát và nghiên cứu phong trào ở địa phương, báo Nhân dân còn đề xuất những vấn đề về đường lối, cơ sở lý luận qua phong trào hợp tác hóa nông nghiệp. Nhà báo Hoàng Tùng đã có một loạt bài như Hợp tác hóa nông nghiệp - con đường duy nhất đưa nông dân đến no ấm, hạnh phúc và tự do (Nhân dân, ngày 26-5 và 27-5-1959), rồi Vận động hợp tác hóa nông nghiệp là một cuộc đấu tranh cách mạng to lớn và khó khăn (Nhân dân, ngày 29 và 30-5-1959), Đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn (Nhân dân, ngày 6-6-1959). Phát triển và tổng kết những thắng lợi của phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, trong định hướng sớm hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ cách mạng này ở nông thôn. Tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa I, đồng chí Trường Chinh có báo cáo quan trọng: Kiên quyết đưa nông thôn miền Bắc nước ta qua con đường hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đường lối hợp tác hóa nông nghiệp của Đảng được tiến hành tập trung trong vài năm và đến năm 1960 thì xem như đã xóa bỏ việc chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở nông thôn. Các nhà báo đã khảo sát qua các chặng đường phát triển của nông thôn từ bước đi ban đầu đến khi phong trào được củng cố, từ khó khăn đến thuận lợi. Kết quả được biểu hiện là những vụ mùa thắng lợi được các nhà báo giải thích không chỉ ở nguyên nhân đất đai mà còn nhiều nhân tố khác do con người tạo ra. Hữu Thọ viết bài Vì sao lúa chiêm năm nay ở Vĩnh Linh tốt chưa từng có (Nhân dân, ngày 8-6-1959) và Phong trào hợp tác hóa ở Sơn Tây đang được củng cố. Phan Quang viết Vượt bậc (Nhân dân, ngày 14-6-1959). Quan hệ sản xuất đã góp phần quan trọng để nâng cao năng suất, nhưng không thể không thấy kỹ thuật sẽ là một động lực phát triển. Năng suất lúa tăng tiến luôn tạo những bất ngờ. Những yếu tố truyền thống góp phần nâng cao năng suất như dân gian vẫn đúc kết là ''Nước, phân, cần, giống'' bao giờ cũng có ý nghĩa tích cực và tạo hiệu quả với cây trồng. Phải tìm kiếm thêm những phương thức mới. Hoàng Tùng viết bài Hợp tác hóa và cải tiến kỹ thuật (Nhân dân, ngày 22-6-1959). Báo Nhân dân tổ chức cuộc trao đổi về cấy dày, cấy thửa. Các nhà khoa học như Bùi Huy Đáp cũng tham gia trao đổi. Báo Nhân dân đã thực sự vào cuộc với vấn đề hợp tác hóa và tăng năng suất nông nghiệp với nhiều bài báo có giá trị của Hoàng Tùng, Hữu Thọ, Phan Quang... Nông nghiệp lúc này đang là vấn đề hàng đầu quyết định sự phát triển của nền kinh tế và sự giàu mạnh của đất nước. Xóa bỏ hình thức chiếm hữu tư nhân về ruộng đất phải chăng đã là chiếc chìa khóa vạn năng mở cánh cửa đi vào cánh đồng bội thu cho nông nghiệp? Còn nhiều việc phải làm và chúng ta đã có những nỗ lực bước đầu. Bên cạnh chủ trương hợp tác hóa nông nghiệp ở nông thôn là nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Chúng ta bắt đầu đi lên từ những con số nhỏ bé của nền công nghiệp lạc hậu của một nước thuộc địa bị chiến tranh tàn phá. Chúng ta nhanh chóng làm lại từ đầu. Một số

nhà máy như xi măng, điện, nước đã được khôi phục lại và nâng cao năng suất. Một vùng than của đất nước được tổ chức lại sản xuất, tăng năng suất. Các bài viết trên các báo Nhân dân, Cứu quốc như Chung quanh việc thực hiện kế hoạch bóc đất đá của mỏ Cẩm Phả (Nhân dân ngày 3-6- 1959), Vượt mọi khó khăn (Cứu quốc, ngày 18-5-1955), Những cánh tay miền Nam trên khu gang thép (Cứu quốc, ngày 25-6-1961). Chắc chắn báo chí cũng gặp những khó khăn về chủ nghĩa trong giai đoạn này. Trong sáng tác văn học, những nhà văn viết về công nghiệp ở thời điểm này dễ lúng túng, va vấp. Võ Huy Tâm có lúc sa lầy trên vùng than qua tác phẩm Những người thợ mỏ. Nguyên Ngọc gặp nhiều khó khăn không dễ vượt qua với tác phẩm Mạch nước ngầm. Và đặc biệt là Hà Minh Tuân với Vào đời có phần đuối sức khi giải quyết nhiều mâu thuẫn trong khuôn khổ một nhà máy. Các tác phẩm trên đều bị phê phán. Ngày nay, nhìn lại sự phê phán là nặng nề.

Có những tác phẩm được in lại, song số lượng còn hạn chế. Báo chí thời gian này chưa khai thác chiều sâu những số phận nhân vật và những tình huống phức tạp, nhất là ở những nhà máy công trường vừa tiếp quản của chế độ cũ. Một mạch sống mới thu hút nhiều đến báo chí là công trường khổng lồ Bắc Hưng Hải, nơi bộc lộ sức mạnh của cộng đồng, là khu công nghiệp Hải Phòng, vùng than Quảng Ninh, những nông trường rộng lớn được khai phá và sản xuất theo phương thức tập trung có cơ giới hiện đại hóa. Chỉ riêng trong khu vực Hà Nội, đã có Nhà máy Cơ khí Trung quy mô, Nhà máy xe lửa Gia Lâm, Khu công nghiệp Thượng Đình (gồm các nhà máy cao su, xà phòng, thuốc lá, bóng đèn, phích nước). Ở nhiều tỉnh cũng có những khu công nghiệp tập trung như khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì... Tất cả đã góp phần đặt nền móng vững chắc cho nền công nghiệp xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Trong Báo cáo tại Hội nghị chính trị đặc biệt ngày 27-3-1964, khi nói về công nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên thực tế đáng phấn khởi:

“Chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới. Từ 41 nhà máy (trong đó chỉ có 20 nhà máy lớn) năm 1954, đến nay chúng ta đã có l.000 nhà máy (trong đó có 217 nhà máy lớn). Những cơ sở quan trọng của các ngành công nghiệp nặng: chế tạo máy móc, sức điện, luyện kim, hóa chất, khai mỏ, v.v. dần dần được xây dựng. Công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp đã sản xuất được phần lớn hàng tiêu dùng trong nước. Nền kinh tế nước ta hiện nay về căn bản đã trở thành một nền kinh tế dân chủ đang vững bước tiến lên''3.

Bước vào thời kỳ đầu xây dựng hòa bình, cuộc đấu tranh tư tưởng diễn biến phức tạp hơn. Có tiếng nói thù địch ở bên kia trận tuyến đối địch, có tiếng nói chia rẽ trong hàng ngũ của chúng ta.

Trước một số sai lầm trong cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, trước những khó khăn của đời sống, có tiếng nói đòi chia quyền lãnh đạo của Đảng. Về kinh tế, họ phê phán kinh tế quốc doanh, đòi phát triển kinh tế cá nhân. Nhóm Nhân văn – Giai phẩm dấy lên tiếng nói chống đối lạc lõng, họ đòi ''tự do tuyệt đối'' trong sáng tác văn nghệ, tránh mọi kìm hãm về tư tưởng và tổ chức. Trương Tửu xuyên tạc bài viết Tổ chức Đảng và văn học của Đảng của Lênin, xem nhẹ vai trò của ''chiếc đinh ốc và bánh xe nhỏ'' trong bộ máy của Đảng, nhấn mạnh một chiều tính đặc thù, không ràng buộc của văn nghệ với chính trị. Về sáng tác, họ cố tình miêu tả hình ảnh người cộng sản như ''những người khổng lồ không tim'', không biết đến tình cảm, chỉ cần những ''thi sĩ máy” lặp lại một cách máy móc khẩu hiệu đã có sẵn. Các cây bút trong Nhân văn-Giai phẩm nhìn cuộc sống một cách ảm đạm: ''Tôi đi không thấy phố thấy nhà, chỉ thấy mưa sa lên màu cờ đỏ''.

Lê Đạt lại càng định kiến và nặng nề hơn khi nhận xét sai lệch chế độ mới: ''Đem bục công an đặt giữa trái tim người''. Đành rằng, trong những năm đầu của thời hậu chiến, mọi việc chưa phải đã tốt đẹp, cuộc sống còn quá nhiều khó khăn, nhưng người cầm bút phải có cách nhìn cuộc sống tin

cậy và có ý nghĩa khích lệ. Từ hiện tượng cá biệt được nêu lên thành bản chất, từ phạm vi kinh tế liên hệ sang chính trị, nhóm Nhân văn, Giai phẩm đã dần tự gạt bỏ mình ra khỏi hoạt động báo chí cách mạng và tiến công lại những nguyên tắc cơ bản của phong trào cách mạng. Hội nghị các đảng viên làm công tác văn nghệ họp vào tháng 12-1956 đã phê phán những sai lầm của nhóm Nhân văn. Báo Nhân văn đã bị dư luận báo chí phê phán kịch liệt. Bộ Chính trị ra Nghị quyết 60 NQ/TW về công tác báo chí. Ngày l5-12-1956, chính quyền Hà Nội ra lệnh cấm lưu hành báo Nhân văn. Trong Nghị quyết của Trung ương Đảng về việc chấn chỉnh các hoạt động trong văn hóa - văn nghệ trong thời kỳ này, có yêu cầu phải xác định rõ lập trường, quan điểm cách mạng và phê phán những tư tưởng thù địch. Văn nghệ sĩ phải học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, các vấn đề chính sách và thời sự của Nhà nước và đi vào đời sống thực tế. Nhiều văn nghệ sĩ hăng hái lên đường như Nguyên Hồng về với Nhà máy xi măng Hải Phòng, Huy Cận về vùng mỏ, Nguyễn Huy Tưởng trở lại Điện Biên, Nguyễn Tuân lên Tây Bắc, Tô Hoài cũng về với miền Tây, Đào Vũ đến với vùng nông thôn đang xây dựng hợp tác xã ở Hải Dương. Trong hoạt động báo chí cũng có những hiện tượng tương tự. Các nhà báo Hữu Thọ, Phan Quang, Hồng Hà, Thái Duy, Hải Như, Xuân Thu, Chính Yên đã đến với nhiều miền đất và cho ra đời nhiều phóng sự có giá trị. Một trong những vấn đề đặt ra trong công tác tư tưởng của giai đoạn này là cán bộ, đảng viên phải có những đổi thay về nhận thức tư tưởng trong giai đoạn mới của cách mạng. Trong bài Nhận rõ yêu cầu của chỉnh huấn về mặt xác định lập trường quan điểm cách mạng, đồng chí Đào Duy Tùng yêu cầu phải quán triệt nhận rõ hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa và xác định rõ chỗ đứng của mỗi người trong ngành của mình, phê phán quan điểm tư sản. Vấn đề ai thắng ai đã được phân định bước đầu trong hoạt động chính trị, xã hội và kinh tế. Cuộc đấu tranh giữa hai con đường đã xác định rõ: con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với quy luật của thời đại cách mạng và bước phát triển tất yếu của dân tộc. Mọi xu hướng cản trở đều bị phê phán, gạt bỏ.

Nhận thức rõ vai trò của báo chí trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước nên các tờ báo lớn như Nhân dân, Quân đội nhân dân, Cứu quốc thường xuyên có chuyên mục về miền Nam. Nhiệm vụ quan trọng lúc này là phải tố cáo tội ác của bọn Mỹ - Diệm đang đàn áp đồng bào miền Nam, nhất là với những người kháng chiến cũ mà chúng rêu rao là Việt cộng nằm vùng. Báo Nhân dân cũng dành một phần quan trọng cho những bài viết về miền Nam như Tố cộng công dã tràng của HQ (Nhân dân, ngày 15-4-1959), rồi các bài của Trường Lưu như Nạn đói ở miền Nam - con đẻ của chế độ Mỹ - Diệm (Nhân dân, ngày 23-4-1959), Phong trào công nhân miền Nam đứng đầu trong cuộc đấu tranh (Nhân dân, ngày l-5-1959), Ngăn chặn bọn Ngô Đình Diệm gây tội ác đối với nhân dân miền Nam (Nhân dân, ngày 20-5-1959). Báo Nhân dân cũng nhận được các bài từ miền Nam gửi ra như Phong trào chống khủng bố ở miền Nam đang lên mạnh ở Dương Châu (Nhân dân, ngày 17-5-1959).

Trong nhiệm vụ đấu tranh thống nhất đất nước phải kể đến sự đóng góp của báo Thống nhất do Tôn Thất Vỹ làm chủ nhiệm và Lưu Quý Kỳ làm chủ bút. Thống nhất thuộc loại tuần báo; lúc đầu ra một tuần một số, sau một tuần ra hai số. Đối tượng của báo là trí thức, sinh viên đô thị miền Nam và cả giới tư sản. Ở miền Bắc, báo Thống nhất được cán bộ tập kết hoan nghênh. Đi sát với những vấn đề thời sự ở miền Nam, góp một tiếng nói đấu tranh, báo Thống nhất đã tạo được sự tin cậy trong dư luận. Những nhà báo như Lưu Quý Kỳ, Nguyễn Chánh Sắc, Phan Thao đều là những cây bút có tay nghề vững chắc. Các nhà thơ Xích Điểu, Bảo Định Giang, Tế Hanh là những cộng tác viên đắc lực của tờ báo. Trong gần mười năm hoạt động từ năm 1955 đến năm

1974, báo Thống nhất đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp với bạn đọc về một tờ báo chuyên sâu về miền Nam với những bài viết sắc sảo và giàu tình cảm về sự nghiệp thống nhất đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày hòa bình lập lại ở nước ta, nhà báo Tôn Thất Vỹ có bài Thất bại của cái gọi là quốc sách chống cộng của Mỹ -Diệm ở miền Nam (Nhân dân, ngày 15-7-1959). Mỹ - Diệm đã lợi dụng chống cộng để bóp nghẹt mọi tự do dân chủ. Chúng đưa khẩu hiệu ''Đả thực, bài phong, chống cộng'' nhưng thực ra thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đang tiếp tay cho chúng. Diệm chủ trương gia đình trị kiểu phong kiến và kế hoạch chống cộng của chúng thực chất là chống lại đồng bào yêu nước, gắn bó với kháng chiến. Ngày 19-7-1959, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cực lực tố cáo và lên án trước đồng bào cả nước và dư luận thế giới chính sách khủng bố và tàn sát nhân dân và âm mưu chuẩn bị chiến tranh của đế quốc Mỹ và tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm. Ngày 20-7-1959, Xuân Thủy nói chuyện tại cuộc míttinh của 15 vạn nhân dân Hà Nội: ''Muốn cho nước ta được hòa bình, thống nhất, nhân dân ta phải chống đế quốc Mỹ xâm lược, phải chống tập đoàn Ngô Đình Diệm tay sai của đế quốc Mỹ''. Sáng kiến Ngày Việt Nam được nhiệt liệt ủng hộ ở trong nước và trên thế giới. Đại tá Hà Văn Lâu giao cho Uỷ ban quốc tế bản phụ lục Tội ác tày trời của Mỹ-Diệm ở miền Tây Nam Bộ (ngày 18-8-1959), Chấm dứt ngay cuộc chém giết dã man của Mỹ-Diệm ở miền Tây Nam Bộ (ngày 22-8-1959). Năm 1959 có ý nghĩa đặc biệt với nhiệm vụ đấu tranh thống nhất đất nước. Hiệp nghị Giơnevơ được ký kết đã 5 năm. Bọn Mỹ- Diệm đã chống lại tổng tuyển cử thống nhất đất nước và âm mưu chia cắt lâu dài hai miền Nam Bắc. Chúng đề ra Luật 10/59 nhằm chém giết, trả thù những người kháng chiến cũ;

dồn dân vào các ấp chiến lược, tiến hành tố cộng khắp nơi. Các vụ thảm sát ở Chợ Được, Vĩnh Trinh, Phú Lợi gây căm thù, phẫn nộ trong nhân dân hai miền và là nguyên nhân dẫn đến phong trào đồng khởi giành chính quyền lan rộng trên khắp miền Nam. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20-12-1960 đánh dấu một thời kỳ mới của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.

3. Một số tờ báo tiêu biểu

a) Báo Nhân dân trong những năm 1954 - 1958

Hòa bình lập lại, báo Nhân dân vẫn giữ trách nhiệm quan trọng trong làng báo Việt Nam, là tiếng nói chính thống của Đảng, Nhà nước và tạo được sự tin cậy ở bạn đọc. Tờ Nhân dân đã tập trung được nhiều cây bút xuất sắc vào bậc nhất trong làng báo. Phần lớn các nhà báo được rèn luyện từ thời kỳ Sự thật vẫn luôn tỏ ra sắc sảo qua những trang viết của giai đoạn mới.

Nhà báo Hoàng Tùng là chủ bút báo Sự thật (1950) và làm Tổng biên tập báo Nhân dân từ năm 1954 đến năm 1982. Ông là nhà báo sắc sảo, chuyên gia thể luận của tờ báo, đảm nhiệm phần quan trọng xã luận của báo Nhân dân trong suốt hàng chục năm. Không phải chỉ là tay nghề mà còn là trí tuệ, nhạy cảm chính trị, lý luận chặt chẽ, ông nói: ''Trong hoạt động báo chí tôi chuyên viết thể luận. Người viết luận phải rèn luyện sắc bén tư duy, có vốn hiểu biết cần thiết. Phải hằng ngày ''nhồi'' thêm cái mới, không học và không đọc không có đầu vào thì không thể bình luận.

Cũng phải hiểu cuộc sống, trình độ và tâm trạng người đọc. Điều cần tránh là giải thích một chiều đơn giản. Cũng có lúc cần giải thích nhưng phải có chất lượng tốt. Viết xã luận phải sáng tạo không lặp lại. Phải truyền sức sống vào những điều mà mình cho là nguyên lý''. Nhà báo Hoàng Tùng viết cho Sự thật thì ký tên còn ở báo Nhân dân thường ký tên báo. Ông là người thợ cả của tờ báo. Báo Nhân dân được xem là cái lò hun đúc rèn luyện nên nhiều nhà báo có tài năng. Nhà

Một phần của tài liệu Lịch sử báo chí cách mạng việt nam (Trang 134 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(261 trang)
w