Nói đến lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam, cần quan tâm đặc biệt đến sự phát triển mạnh mẽ của báo chí trong thờ kỳ đổi mới. Đây là thời kỳ báo chí đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật, đạt được nhiều thành tựu lớn và cơ bản, đồng thời cũng nảy sinh nhiều yếu kém, khuyết điểm trong quá trình phát triển. Một số thành tích, ưu điểm nổi bật là:
l. Tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, kiên định lý tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định và nhiệt tình ủng hộ sự nghiệp đổi mới.
Báo chí tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin sinh động về công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; phản ánh trung thực tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân;
góp phần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, chống ''diễn biến hòa bình''; góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới và dân chủ hóa đời sống xã hội, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Thành tích, công lao của báo chí đối với sự nghiệp đổi mới đất nước trong hơn 20 năm qua là to lớn, có nghĩa quan trọng.
2. Báo chí đã có đóng góp to lớn trong công tác giáo dục nhất là các hình thức giáo dục từ xa; nâng cao dân trí; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, bảo vệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; hình thành con người Việt Nam hiện đại. Báo chí còn đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thỏa mãn nhu cầu thông tin, văn hóa, giải trí của nhân dân.
3. Có sự phát triển mạnh mẽ về chất lượng, số lượng, trình độ kỹ thuật và loại hình báo chí. Ngoài báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử đã khẳng định vị trí của mình và đang phát triển nhanh chóng.
Tính đến thời điểm tháng 7-2006, cả nước có gần 620 cơ quan báo chí, hơn 803 ấn phẩm, sản phẩm báo chí; năm 2009 có 710 cơ quan báo chí. Trong thời gian qua, báo điện tử ra đời và phát triển mạnh mẽ, trở thành công cụ có nhiều ưu thế trong việc tiếp nhận, chuyển tải nhanh, sinh động, nội dung thông tin lớn phục vụ tuyên truyền đối nội, đối ngoại có hiệu quả. Đến nay, cả nước có 88 báo điện tử và khoảng 2.000 bản tin cùng hàng ngàn trang điện tử (website) có tính chất, cách thức hoạt động gần giống như trang báo hoặc tạp chí điện tử.
Về đội ngũ, đến nay đã có hơn 13.000 người đã được cấp thẻ nhà báo, hàng trăm người đang trong diện xét cấp thẻ, hàng ngàn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hành chính làm việc trong các cơ quan báo
chí. Ngoài ra, còn có hàng chục ngàn cộng tác viên, nhân viên, lao động gắn bó với nghề báo hoặc sống chủ yếu dựa vào dịch vụ cho nghề báo.
Chất lượng kỹ thuật bao gồm chất lượng tiếp nhận và phát thông tin; chất lượng xử lý thông tin;
chất lượng in ấn, phương thức và phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; dịch vụ internet... tăng lên nhanh chóng, nhiều mặt ngang trình độ tiên tiến của thế giới.
4 Năng lực tài chính được tăng cường tạo điều kiện cho việc đổi mới công nghệ, cải thiện đời sống và điều kiện làm việc cho người lao động làm nghề báo, đẩy mạnh các hoạt động xã hội.
Sau nhiều năm tự chủ về tài chính, phá thế ràng buộc của cơ chế bao cấp, chủ động, sáng tạo trong xuất bản... cả nước hiện có trên 100 cơ quan báo chí tạo được nguồn thu tài chính khá ổn định, tự cân đối được nhu cầu thu - chi, trong đó có hơn 50 đơn vị hoạt động có lãi, có nguồn thu mỗi năm lên tới hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Nhờ đó, một số cơ quan báo, đài có điều kiện nâng cấp máy móc, thiết bị, đổi mới công nghệ làm báo, đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiệp vụ, cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ, phóng viên, nhân viên.
Các cơ quan báo chí cũng đã có công rất lớn trong việc huy động hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn lực xã hội để mở rộng các hoạt động nhân đạo, từ thiện như xây dựng quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam điôxin, quỹ khuyến khích tài năng, quỹ học bổng, góp tiền xây dựng trạm y tế, trường học, cầu đường, công trình phúc lợi, giúp trẻ em mồ côi, tàn tật v.v..
Một số cơ quan báo chí còn có sáng kiến tổ chức hoặc bảo trợ các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật nhất là ca nhạc, lễ hội, xuất bản hoặc các giải thể thao có uy tín, góp phần nâng cao đời sống văn hóa, cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân.
5. Công chúng báo chí phát triển về số lượng, trình độ được nâng cao, tham gia ngày càng tích cực vào quá trình truyền thông.
Số lượng người đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, truy cập mạng internet tăng nhanh so với trước. Riêng số người sử dụng internet chiếm 16,5% dân số, đạt mức cao của khu vực Đông Nam Á. Nhờ những đổi thay lớn lao trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, quá trình dân chủ hóa thông tin được tăng cường. Công chúng từ chỗ tiếp nhận thụ động chuyển dần sang chủ động, bình đẳng trong thu nhận, trao đổi thông tin. Chức năng ''diễn đàn'' của các tầng lớp nhân dân trên báo chí ngày càng được thể hiện rõ nét và sinh động. Số lượng đồng bào ta ở xa Tổ quốc được trực tiếp nghe, xem chương trình của 2 đài phát thanh, truyền hình quốc gia, đọc báo qua mạng điện tử và báo in chuyển từ trong nước tăng mạnh.
6. Tham gia tích cực các hoạt động báo chí thế giới và khu vực.
Báo chí nước ta đã chủ động, tích cực hội nhập với báo chí thế giới trên cơ sở giữ vững bản sắc dân tộc và những nguyên tắc cơ bản của nền báo chí cách mạng. Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ), Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ). Hội và các cơ quan báo chí trong nước đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan báo chí của Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp, Thụy Điển và các nước khác trong ASEAN... Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam mở rộng phạm vi phủ sóng phát thanh, truyền hình ra nhiều khu vực trên thế giới, nhất là khu vực Bắc Mỹ, châu Á, châu Âu, Thông tấn xã Việt Nam,
Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, báo Nhân dân, Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và một số báo, đài khác đã mở văn phòng đại diện, cử phóng viên thường trú ở các địa bàn quan trọng, cử phóng viên đến các điểm nóng trên thế giới, tham gia phản ánh kịp thời các sự kiện đối ngoại của nước ta và các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội nổi bật của khu vực và thế giới.
Các cuộc giao lưu, trao đổi nghiệp vụ được tăng cường. Một số dự án hợp tác về nghiệp vụ báo chí duy trì được nhiều năm và có hiệu quả. Qua các cuộc trao đổi, học tập kinh nghiệm và do nhu cầu phát triển nội tại, một số phương thức quản lý báo chí mới, mô hình tập đoàn báo chí đã bắt đầu hình thành và phát triển.
7. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ báo chí đã có nhiều cố gắng, thu được thành tích đáng kể.
Đến nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã được củng cố và hoàn thiện một bước về tổ chức, mở rộng thêm ngành đào tạo, tăng cường cán bộ và cơ sở vật chất, kỹ thuật. Khoa Báo chí, Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh các cấp đào tạo, chất lượng đào tạo được nâng lên.
Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ của Hội Nhà báo, Bộ Thông tin và Truyền thông có sự phối hợp với các tổ chức nước ngoài và công tác tự đào tạo của nhiều cơ quan, trong đó có nhiều cơ quan lớn như Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam... đã góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo, bồi dưỡng chung.
Trong số khoảng l.300 cán bộ báo chí đang hành nghề hiện nay, 7l% có trình độ đại học, trong đó 95% các phóng viên, biên tập viên thẻ có từ l bằng đại học trở lên.
8. Công tác chỉ đạo, quản lý báo chí được tăng cường một bước.
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (nay là Ban Tuyên giáo Trung ương), Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Hội Nhà báo Việt Nam và các đơn vị hữu quan đã tăng cường phối hợp, đổi mới một bước nội dung, phương thức công tác, hoàn thành tương đối tốt nhiệm vụ được giao. Trong hai năm qua, Ban, Bộ, Hội tiếp tục tham mưu với Trung ương Đảng và Chính phủ ban hành một số văn bản lãnh đạo quản lý báo chí. Một số cơ quan chủ quản báo chí như Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Ngoại giao, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh... đã có những cố gắng đáng ghi nhận nhằm tăng cường sự lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí trực thuộc.
Công tác tổ chức nhân sự, khen thưởng, kỷ luật, thanh tra, kiểm tra có tiến bộ.
Cùng với ưu điểm và thành tích nêu trên, hoạt động báo chí còn có những khuyết điểm, yếu kém, trong đó có những yếu kém chậm được khắc phục. Nổi lên một số yếu kém, khuyết điểm sau:
1. Một số nhà báo, cơ quan báo chí còn thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích; né tránh sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước.
Một bộ phận không nhỏ người làm báo, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan báo chí và của những người làm báo; chưa thường xuyên coi trọng rèn luyện bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp.
Đã xuất hiện trên một số tờ báo, tạp chí những ý kiến, bài viết vô tình hay cố ý đi chệch định hướng chính trị; hoài nghi, phê phán thiếu căn cứ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
đòi xem xét lại một số vấn đề lịch sử đã được kết luận...
2. Sa đà vào những thông tin tiêu cực, yếu kém, mặt trái xã hội; xem nhẹ việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt. Thông tin thiếu trung thực, thiếu chính xác, suy diễn chủ quan, áp đặt. Giật gân, câu khách, xâm phạm đời tư của công dân.
Một số tờ báo sa đà khi phản ánh các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và những yếu kém của xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, để các thế lực thù địch lợi dụng vu cáo, đả kích ta. Làm ''nóng'' một cách giả tạo các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương vì mục đích câu khách, bán được nhiều báo. Thiếu trách nhiệm, không nắm chắc vấn đề, sự việc dẫn đến viết ẩu, viết sai, thậm chí có những sai sót nghiêm trọng. Khi bị cơ quan chức năng phát hiện, nhắc nhở; bị tổ chức, cá nhân phản đối, khiếu nại không tiếp thu, cải chính nghiêm túc, đúng luật. Một số nhà báo suy thoái về đạo đức, lợi dụng nghề báo để thực hiện hành vi vụ lợi.
3. Khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, tư nhân hóa kinh doanh, dịch vụ truyền thông tăng lên.
Do những yếu kém, sơ hở trong công tác quản lý, do tác động của cơ chế thị trường, đã xuất hiện tình trạng một số tờ báo, tạp chí, phụ san, chuyên san. mạng truyền hình cáp... bị chi phối hoặc thao túng. Các công ty trách nhiệm hữu hạn và cổ phần đăng ký hoạt động trong lĩnh vực truyền thông xuất hiện ngày càng nhiều. Tình hình này càng biểu hiện rõ và phức tạp hơn trong thời gian gần đây.
4. Một số báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí chậm đổi mới, thiếu quy hoạch, chất lượng thấp, lãng phí.
Phần lớn các báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí ở trung ương và địa phương hoạt động có hiệu quả, bên cạnh đó như nhận định của Bộ Chính trị trong Thông báo 162 còn có “một số tờ báo ở trung ương, địa phương, bộ, ngành thiếu năng động, chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục người đọc, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục không cao''. Nhiều báo, tạp chí có lượng phát hành thấp, sức vươn để chiếm lĩnh thị trường báo chí còn yếu; một số đài phát thanh, truyền hình chưa đủ sức lôi cuốn người nghe, người xem, do đó, khả năng tác động, chi phối thông tin đối với công chúng hạn chế, đời sống và điều kiện làm việc của người lao động rất khó khăn.
Do hệ quả của nhiều năm phát triển thiếu quy hoạch, kế hoạch, đầu tư tràn lan, hệ thống báo chí nước ta, nhất là phát thanh truyền hình mất cân đối, gây chồng chéo, cạnh tranh, lãng phí nghiêm trọng. Báo chí không bảo đảm tỷ lệ cân đối theo ngành và theo lãnh thổ. Có ngành nhiều báo, tạp chí, có ngành không có báo. Thành phố quá nhiều báo trong khi nông thôn thiếu báo. Phát thanh, truyền hình dày đặc, nhiễu sóng lẫn nhau ở thành phố và đồng bằng nhưng lại thưa thớt, chất lượng sóng kém ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo. Sự bung ra khá nhanh của dịch vụ internet, games show, truyền hình trả tiền... mang lại những khó khăn mới trong quản lý nội dung.
5. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại cán bộ báo chí còn nhiều bất cập. Hệ thống đào tạo chưa phù hợp, thiếu cân đối giữa các loại hình báo chí, vùng lãnh thổ. Chương trình giảng dạy chưa thống nhất trong các trường. Cán bộ giảng dạy thiếu và chất lượng chưa cao, đãi ngộ chưa
hợp lý. Cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy thiếu thốn. Chỉ tiêu đào tạo, sức ép của xã hội, bệnh thành tích trong giáo dục và nhiều tiêu cực khác chi phối chất lượng giảng dạy.
6. Hệ thống pháp luật, các văn bản pháp lý còn thiếu, lạc hậu, chồng chéo gây không ít khó khăn cho công tác quản lý. Còn nhiều lúng túng, chưa hợp lý, thiếu rõ ràng trong phân định chức năng, nhiệm vụ, phạm vi công tác giữa các cơ quan lãnh đạo quản lý. Công tác đảng, đoàn thể quần chúng trong các cơ quan còn yếu, nhiều nơi bị buông lỏng. Công tác cán bộ còn thiếu những cơ chế cụ thể, nhiều trường hợp chưa nghiêm, chưa sát thực tế. Không ít cơ quan chủ quản không đủ năng lực hoặc cục bộ, buông lỏng quản lý, hữu khuynh trong hướng dẫn, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan báo chí dưới quyền.
Nguyên nhân của những yếu kém, khuyết điểm trên là do việc quán triệt, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí chưa nghiêm túc; công tác đảng trong các cơ quan báo chí chậm đổi mới, ít hiệu quả; công tác phát hiện, đào tạo, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sắp xếp cán bộ theo hướng ''vừa hồng vừa chuyên'' chưa được quán triệt và thực hiện thường xuyên, nghiêm túc; cơ chế thị trường, tự do cạnh tranh và những tiêu cực trong đời sống xã hội đã tác động đến báo chí; một số cán bộ báo chí thiếu tu dưỡng, rèn luyện, suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, nhiều mặt còn lạc hậu; quy hoạch báo chí theo chiến lược thông tin còn bị buông lỏng; công tác lãnh đạo, quản lý báo chí chưa đáp ứng được yêu cầu.
Báo chí nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, đồng thời phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa, hội nhập quốc tế, trong tình hình các thế lực cơ hội, thù địch ráo riết triển khai chiến lược ''diễn biến hòa bình'' trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Nghị quyết Đại hội X của Đảng, khi đề cập đến nhiệm vụ công tác tư tưởng, lý luận và báo chí đã nhấn mạnh:
''Đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và học tập lý luận, công tác thông tin, tuyên truyền, cổ động, báo chí, xuất bản, văn hóa nghệ thuật, nắm bắt và định hướng dư luận xã hội; tăng cường tuyên truyền đối ngoại, đặc biệt là những vấn đề chính trị nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, nhân quyền... Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức trong các cơ quan báo chí. Khắc phục những biểu hiện lệch lạc trong hoạt động báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, nhất là xa rời tôn chỉ, mục đích, chạy theo thị hiếu thấp kém, vì lợi ích vật chất cá nhân, cục bộ''.
2. Mấy kiến nghị cụ thể
Để đáp ứng được nhu cầu cuộc sống và nhu cầu của thời đại, báo chí đang đứng trước thời cơ mới, dự báo sẽ có sức mạnh phát triển mang tính đột phá cả về số lượng và chất lượng. Trong khuôn khổ cuốn sách này xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:
1. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí, phát huy truyền thống báo chí, là vũ khí sắc bén của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp giải phóng, bảo vệ độc lập dân tộc và đổi mới. Báo chí phấn đấu vươn lên toàn diện, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí cần làm tốt một số nội dung công tác: