Truyện ngắn có yếu tố tự truyện

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 38 - 131)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.3 Truyện ngắn có yếu tố tự truyện

Truyện ngắn là thể loại phổ biến và năng động nhất trong văn xuôi. Theo tác giả Lại Nguyên Ân, truyện ngắn là “Thể tài tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập hầu hết các phương diện của đời sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với việc người tiếp nhận đọc nó liền một mạch không nghỉ” [10]. Đặc trưng của thể loại được xác định rõ ràng ngay từ tên gọi thể loại. So với một loại hình tự sự gần gũi với nó là tiểu thuyết thì truyện ngắn bị bó hẹp bởi dung lượng và phạm vi phản ánh.

Giống như các loại hình khác, bản thân truyện ngắn cũng mang trong mình những dấu ấn cá nhân của chủ thể sáng tạo. Hơn thế nữa, trong quá trình tiếp xúc, giao thoa giữa các thể loại, những yếu tố tự truyện trong văn xuôi nói chung cũng đã xuất hiện trong truyện ngắn. Tuy nhiên, do đặc điểm thể loại, khả năng bao quát và phản ánh cuộc sống của truyện ngắn có phần bị hạn chế nên yếu tố tự truyện trong thể loại này có phần mờ nhạt hơn so với tiểu thuyết. Cũng thể hiện cái tôi cá nhân nhưng trong truyện ngắn những yếu

32

tố đó chỉ như lát cắt về một quãng đời, sự kiện của tác giả hay những trải nghiệm về cảm xúc mà không bao quát trọn vẹn trong khoảng không gian và thời gian rộng lớn. Ở đây, có chi tiết có thể kiểm chứng từ thực tế nhưng cũng có chi tiết bị mờ nhòe giữa sự thật và hư cấu. Thông thường, yếu tố tự truyện chỉ nhằm bộc lộ tư tưởng, quan điểm cá nhân tác giả.

Ở dạng này, có thể kể đến một số truyện ngắn của Dạ Ngân và Đoàn Lê. Dạ Ngân có Con chó và vụ li hôn tái hiện những mâu thuẫn âm ỉ vô hình nhưng khốc liệt giữa đôi vợ chồng chênh lệch nhau về tâm hồn, thiếu vắng tình cảm. Nhà không có đàn ông nói về không gian chật hẹp của đại gia đình những người tiết phụ. Vòng tròn im lặng là cuộc đối thoại giữa mẹ và con

trong thời điểm phải lựa chọn tình yêu hay tình mẫu tử. Đoàn Lê với các truyện ngắn của mình vừa thể hiện tâm sự thầm kín vừa thể hiện trải nghiệm cuộc đời mình. Giường đôi xóm Chùa là cảnh ngột ngạt của cuộc sống gia

đình đã gần ba mươi năm chung sống nhưng không thể cứu vãn được khi nhận ra một điều “cái gì người ta cũng có thể cố gắng nhưng không ai cố

gắng yêu”. Đất xóm Chùa là bức tranh làng quê trước cơn lốc của nền kinh tế

thị trường…

Vừa nằm trong quy luật của quá trình sáng tạo, vừa nằm trong quá trình giao lưu giữa các thể loại, truyện ngắn mang yếu tố tự truyện cũng đã góp phần tạo nên diện mạo của văn xuôi nói chung. Mặc dù ở mức độ thấp hơn nhưng yếu tố tự truyện trong truyện ngắn đã thể hiện được những lát cắt, khúc đoạn từ bức tranh đời sống của chính người viết.

Sự thâm nhập của yếu tố tự truyện vào văn học nói chung và các thể loại văn xuôi nói riêng thể hiện sự thay đổi ý thức về cái tôi cá nhân cũng như nhận thức về vấn đề sự thật – hư cấu trong sáng tạo nghệ thuật. Văn học giờ đây không đơn thuần là tấm gương soi của thời đại, không chỉ là tiếng nói của dân tộc và thời đại mà quan trọng hơn còn là phát ngôn thể hiện tư tưởng,

33

quan niệm riêng của người nghệ sĩ. Do vậy, yếu tố tự truyện trong văn xuôi giúp người đọc không chỉ gải mã con người tác giả và thời đại qua những chi tiết gắn với tiểu sử, cuộc đời thực mà còn qua những trải nghiệm sống và tự thú chân thành.

1.3. Chất liệu đời tƣ và văn xuôi Đoàn Lê

1.3.1. Các chặng đường sáng tác văn xuôi của Đoàn Lê

Đoàn Lê được biết đến là một nghệ sĩ đa tài, nhưng có lẽ văn chương là lĩnh vực xác lập tên tuổi của bà. Đoàn Lê bén duyên với nghề viết từ khá sớm, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bà đã nổi danh với thi phẩm Bói hoa và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Tuy thơ là thể loại mang đến cho Đoàn Lê thành công bước đầu trong nghề viết nhưng sau này bà lại trải lòng ở lĩnh vực văn xuôi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay, tên tuổi của Đoàn Lê đã lần lượt xuất hiện trên hai tờ báo danh tiếng: Văn nghệ và Đại đoàn kết. Đó là bộ ba truyện ngắn: Đôi mắt hoa nhài, Trương Viên, Cây xoan non.

Kể từ khi đăng chùm truyện ngắn đầu tay, Đoàn Lê có hơn 15 năm nếm trải, tích lũy vốn sống và suy ngẫm về nghề văn rồi mới bắt tay vào tiểu thuyết. Khoảng thời gian này giúp bà trải nghiệm cuộc sống đồng thời thai nghén một tác phẩm dài hơi theo ý mình. Năm 1988, đời sống văn chương Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của Đoàn Lê khi bà cho xuất bản tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại. Sự ra đời của tác phẩm khẳng định

những bước tiến rất vững vàng của một cây bút văn xuôi đầy tiềm năng. Cuốn

gia phả để lại được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ dịu dàng, tinh tế, nhiều khi lại

hóm hỉnh, lịch lãm đã chứng tỏ một nghệ thuật viết tiểu thuyết già dặn. Với cuốn tiểu thuyết đầu tay này, nhà văn Đoàn Lê được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1989 - 1990).

Thành công của Cuốn gia phả để lại như một bước đệm chắc chắn để Đoàn Lê dấn bước sâu hơn với văn xuôi. Như một nguồn động lực lớn, sau

34

tiểu thuyết đầu tay Đoàn Lê liên tục cho xuất bản một số tiểu thuyết: Người đẹp và đức vua (1991), Thành hoàng làng xổ số (1992), Lão già tâm thần (1993). Với sức sáng tạo không ngừng nghỉ, chỉ trong 10 năm đầu thế kỷ XXI

bà tiếp tục cho ra đời bốn tâp truyện ngắn: Nghĩa địa xóm Chùa (1999), Trinh tiết xóm Chùa (2005), Người khách đêm giao thừa (2007) và tiểu

thuyết Tiền định (2010). Tiểu thuyết Tiền định ra mắt độc giả đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của độc giả và lọt vào vòng Chung khảo của giải thưởng Bách Việt. Tác phẩm được đánh giá là có những bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết.

Tiểu thuyết là một phần thành công của nhà văn nhưng trong hoạt động văn học nghệ thuật đa năng thì truyện ngắn mới là thể loại xác lập đẳng cấp của Đoàn Lê. “Nhà văn Đoàn Lê là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc. Truyện ngắn của chị xuất hiện liên tục đều đều trên nhiều tờ báo. Truyện ngắn Đoàn Lê lúc thì đằm thắm, trữ tình, lúc thì hiện thực sắc sảo. Có lúc táo bạo, hiện đại bất ngờ, có lúc trẻ trung thổn thức như một cô gái mới

lớn.”(Nguyễn Xuân Khánh). Bà từng tâm sự: “Tôi đặc biệt rất thích viết

truyện ngắn. Chỉ những gì không thể viết ngắn được thì tôi đành chịu. Truyện ngắn là sự tinh lọc của ngôn ngữ nên đòi hỏi phải công phu, không thể đùa được. Khi viết tôi quan tâm đến số phận con người…Cái kết trong truyện ngắn là cực kỳ quan trọng, nếu bỏ nó đi coi như truyện không còn nữa. Còn như đón nhận của người đọc với tác phẩm thì bao giờ cũng là điều bí ẩn, ít ra là đối với tôi” [29].

Hiện nay, ở tuổi ngoài 70 nhưng người đàn bà “trời cho làm thơ” ấy vẫn không nguôi niềm đam mê với văn chương. Sắp tới bà sẽ ra mắt độc giả một tập truyện ngắn và một cuốn tiểu thuyết khoảng 400 trang. Sau bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, nhưng sức sáng tạo của Đoàn Lê không ngừng nghỉ. Chính những chấn thương tâm lý, những va đập của cuộc đời đã tạo nên một

35

Đoàn Lê đầy nghị lực và bản lĩnh. Những trang viết như chính gan ruột của bà được giãi bày trên giấy. Có lẽ những nếm trải của cuộc đời với đầy đủ những cung bậc buồn vui, những hạnh phúc và bất hạnh đã qua của người đàn bà đa đoan này đã làm nên những trang viết mang màu sắc Đoàn Lê!

1.3.2. Quan niệm sáng tác

Mọi hoạt động đều xuất phát từ một tư tưởng, mà mọi tư tưởng đều bắt đầu từ một quan niệm. Mỗi người nghệ sĩ khi đặt bút luôn có quan niệm sáng tác riêng của mình. Quan niệm đó như kim chỉ nam cho những đứa con tinh thần của họ. Có tác giả, quan niệm đó được phát biểu trực tiếp, hay thông qua lời nói của nhân vật trở thành tuyên ngôn nghệ thuật, phong cách sáng tác. Với nhà văn Nam Cao, ông đề cao tính sáng tạo của người cầm bút: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”. Tuy nhiên, sự sáng tạo trong nghệ thuật cũng không thể thoát ly khỏi hiện thực cuộc sống, Nam Cao còn đề cao tính chân thực trong sáng tác. Văn chương nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống: “Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối. Nghệ thuật

chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nhà văn Tô

Hoài thì quan niệm viết văn là một nghề để kiếm sống như bất kỳ nghề nào khác. Trong Tự truyện, Tô Hoài từng kể: “Bây giờ khi tôi quyết định lấy nghề viết nuôi thân tôi không nghĩ là tình cờ, nhưng thật tôi cũng không có mục đích gì, đặt ra trước để thành nghề văn, viết văn”[21]. Không hão huyền, không viển vông và ảo tưởng, ông bước vào làng văn không ngẫu nhiên nhưng cũng không vì mục đích nổi danh, thỏa mãn sĩ diện của kẻ sĩ. Vì thế ông chọn nghề viết văn là nghề để kiếm sống. Cũng thật dễ hiểu bởi nó thật phù hợp và hết sức chân chính.

Nhà văn Đoàn Lê đến với nghề viết không phải từ những bước đi đầu tiên. Mặc dù ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường Đoàn Lê đã có thi phẩm

36

được đăng báo, nhưng mãi đến khi chùm truyện ngắn được bạn đọc đón nhận bà mới thực sự đặt những viên gạch đầu tiên cho nghề viết. Tiếp theo đó, những tiểu thuyết, tập truyện ngắn lần lượt ra đời và xác lập tên tuổi Đoàn Lê trên văn đàn. Cũng như các cây bút khác, Đoàn Lê có những quan niệm sáng tác của riêng mình. Quan niệm đó không phát biểu trực tiếp, không thể hiện qua ngôn ngữ nhân vật mà dần dần được hé lộ qua vấn đề được đặt ra trong tác phẩm. Khảo sát các tiểu thuyết và truyện ngắn của bà ta có thể phần nào thấy được quan niệm của nhà văn trong sáng tác. Không đao to búa lớn, vấn đề được Đoàn Lê nói đến là những câu chuyện hết sức đời thường nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Từ những câu chuyện hàng ngày vẫn thường diễn ra xung quanh, Đoàn Lê đã đưa vào tác phẩm cùng sự cảm thông, chia sẻ. Đó là hàng loạt câu chuyện về xóm Chùa, xóm Núi, nơi bà đã có thời gian gắn bó. Có thể kể đến những cơn sốt đất ở Đất xóm Chùa, cơn sốt lấy chồng

ngoại quốc trong Trinh tiết xóm Chùa, quá trình đô thị hóa ở A tourisme xóm Chùa, câu chuyện về kiếp người lao động khó nhọc trong Rồi bụt hiện lên, câu chuyện tình thương tâm trong Oan hồn ngõ đá dốc… Ngoài ra còn

rất nhiều câu chuyện nhỏ xoay quanh vấn đề tình yêu hôn nhân, hạnh phúc gia đình. Ở đây có thể thấy điểm giống nhau giữa Đoàn Lê và bậc thầy Nam Cao, văn chương bắt nguồn từ thực tế đời sống. Không phải không có lí do khi người ta nói “Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống”. Những câu chuyện tưởng như đã rất tầm phào, quen thuộc nhưng luôn là vấn đề gây niềm trăn trở, day dứt đối với tác giả. Nhà văn Đoàn Lê tâm sự: “Sáng tác của tôi là sự bày tỏ những băn khoăn, trăn trở trong đời sống. Con người luôn gặp những trắc trở trong cuộc sống nên những gì tôi viết là để nâng đỡ tinh thần

con người.” Đằng sau quan niệm văn học bắt nguồn từ thực tế đời sống là cả

một tinh thần nhân văn sâu sắc, luôn trăn trở, khắc khoải với nỗi đau của con người. Trước muôn vàn trắc trở, va đập của cuộc sống mà con người phải gánh chịu, Đoàn Lê cúi xuống chia sẻ những nỗi đau đớn về tinh thần ấy. Bởi

37

thế nhân vật trong văn xuôi của bà phần lớn là những phụ nữ chịu đựng bi kịch, tổn thương về tinh thần. Đôi khi người đọc cũng nhận thấy con người tác giả ngay trong trang viết của bà. Từ câu chuyện chính cuộc đời mình, của những người xung quanh mà bà được chứng kiến, Đoàn Lê đã đặt ra những vấn đề to lớn của con người hôm nay.

1.3.3. Chất liệu đời tư và tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê

Ở mỗi người nghệ sĩ luôn tồn tại song song cái tôi trong cuộc đời thực của nhà văn và cái tôi của người nghệ sĩ trong tác phẩm văn học. Cái tôi thứ hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm là cái tôi thuộc về thế giới nghệ thuật của tác phẩm, sáng tạo nên thế giới nghệ thuật ấy – đại diện và chịu trách nhiệm trực tiếp cho những quan điểm, tư tưởng cụ thể, xác định trong tác phẩm văn học. Cái tôi nhà văn trong sáng tác và cái tôi ngoài đời thực có mối quan hệ biện chứng với nhau song không thể đồng nhất với nhau.

Hầu hết các văn nghệ sĩ khi hạ bút sáng tác đều để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm. Nhà thơ Đức I.W.Gớt đã khẳng định: “Mỗi nhà văn bất kể

muốn hay không đều miêu tả chính mình trong tác phẩm một cách đặc biệt”.

Như vậy cái tôi nhà văn trong sáng tác ngay từ khi ra đời đã tồn tại một cách tất yếu. Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thời trung đại chúng ta đã cảm nhận rõ ràng có sự mối liên hệ giữa tác giả ngoài đời với cái tôi thứ hai, nhưng sự liên hệ uyển chuyển ấy không phải lúc nào cũng dễ nắm bắt.

Xét từ bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ tình cảm của mình. Nói như Heghen, con người là một thực thể biết tư duy nhận thức nên luôn có khao khát thể hiện mình. Mỗi trang viết đều là những trải nghiệm của bản thân nhà văn, là hành trình đi tìm cái tôi của cá nhân. Tuy nhiên, với mỗi thời đại, mỗi khu vực văn hóa, mỗi nền văn học và mỗi nhà văn lại có cách thể hiện riêng, mục đích riêng. Nhà văn Đoàn Lê khi nói về cái tôi trong sáng tác

38

đã cho rằng: “Trong sáng tác văn học luôn có dấu ấn cá nhân của tác giả. Tuy nhiên tôi không muốn bày tỏ cái tôi chủ quan, không muốn cái tôi đóng vai trò chủ đạo. Nếu có cái tôi thì ở đó là sự giãi bày, mong muốn được thông

cảm. Tôi cứ bày tỏ như thế, mọi sự đánh giá là của độc giả.

Đọc văn xuôi Đoàn Lê, độc giả không khó để nhận ra dấu ấn cá nhân của tác giả trong đó. Dấu ấn đó là những sự kiện liên quan đến chính cuộc đời tác giả và cuộc sống xung quanh bà. Những câu chuyện đầy ắp các sự kiện liên mang đến cho người đọc sự đối chiếu giữa chi tiết trong tác phẩm với cuộc đời tác giả. Đó là những tâm sự về tình yêu, công việc, gia đình của cô Chín trong Tiền định, chuyện đời sống hôn nhân của người phụ nữ trong Giường đôi xóm Chùa, nỗi đau của người mẹ trong Mẹ con và thánh thần…

Qua những tác phẩm mang tính tự truyện, Đoàn Lê đã phần nào thể hiện được con người cá nhân, cá tính của mình trong sáng tác. Cái tôi nhà văn được thể

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 38 - 131)