Câu chuyện về đồng nghiệp

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 61 - 63)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.3. Câu chuyện về đồng nghiệp

Trong những năm tháng sống với nghề điện ảnh, có biết bao câu kỉ niệm, ấn tượng để lại dấu ấn trong văn Đoàn Lê. Câu chuyện thực, con người thực cũng vì thế xuất hiện trên trang văn của bà. Đọc văn xuôi Đoàn Lê ta còn bắt gặp một vài chi tiết phụ có nhân vật mang bóng dáng đồng nghiệp của bà ở đó.

Tiền định là cuốn tiểu thuyết đầy ắp chi tiết, sự kiện và tất nhiên không

thể thiếu bóng dáng của đồng nghiệp khi Chín hồi tưởng về một thời làm việc tại xưởng phim. Ấn tượng về những con người đó có thể kể đến anh họa sĩ tổ trưởng đoàn phim luôn để ý giúp đỡ cô, rồi bác Tương, anh Thứ… Trong hoàn cảnh khó khăn Chín còn nhận ra bộ mặt thật của những đồng nghiệp khác “những bộ mặt bạn bè thân thiện với nàng bao nhiêu năm bỗng quay

ngoắt lạnh lùnng, phê phán đao to búa lớn với vẻ chán ngoét đáng sợ” [5].

Đặc biệt, ông trưởng phòng tổ chức cán bộ là người Chín có nhiều “ấn tượng” nhất. Với lối kể tự nhiên, “hắn” được phán xét một cách khách quan như một cái gai trong mắt cô diễn viên tên Chín. “Với thân hình một mẩu, giọng nói trọ trẹ miền Trung, con người hắn làm ta liên tưởng đến viên cứt sắt gai góc, sẵn sàng đâm chảy máu ngón tay người nào đó mó phải. Nói một cách thời sự, hắn là hình ảnh điển hình một vị trưởng phòng tổ chức các cơ quan thời

55

cũng đọc được hàng mớ suy nghĩ về nàng trong đầu ông ta. Hai con người của hai thế hệ, hai cách suy nghĩ luôn xảy ra những cuộc chiến tranh lạnh ngấm ngầm trong tư tưởng của mỗi người. Một con bé lì lợm với một ông trưởng phòng tổ chức cán bộ điển hình của các cơ quan thời chiến. Qua từng ánh mắt, thái độ của ông Chín đoán được “hắn” nghĩ gì, nói gì với nàng và cả đám diễn viên phức tạp trong xưởng phim, hắn chỉ muốn nhân cơ hội mối quan hệ tình cảm của nàng và Hòa vỡ lở để vùi dập nàng. Lão ta vốn đã không ưa gì đám diễn viên suốt ngày chỉ môi son má phấn, quần là áo lượt, lại càng ghét Chín ra mặt, cố tình ngăn cản những bước đi của nàng. “Chín hiểu ông Trưởng phòng Tổ chức đang rất lấy làm hài lòng. Thậm chí ông đợi lá đơn xin thôi việc của cô. Con bé đó không thể trụ được lâu trong tình thế khốn khổ đến vậy. Sẽ có lúc nó bùng lên nổi loạn để người ta có lý do tống cổ nó khỏi xưởng phim hoặc nó phải đầu hàng, chịu đi vào quỹ đạo, phải khóc lóc van lạy ông. Chín

hình dung về đắc chí trên cái mặt thiết bì lạnh lùng của lão” [5;135]. Và Chín

cũng không hề kém cạnh, cô luôn nung nấu trong mình một suy nghĩ “Không, cô quyết không để lão có được niềm vui sướng đó…Chín không hé kể một lời với ai rằng cô luôn thủ trong mình con dao bấm Trung Quốc, định bụng lúc nào quá tuyệt vọng, không còn đủ sức đứng vững được nữa, nhất định cô sẽ dùng nó để đồng hành sang thế giới bên kia cùng với lão Trưởng phòng Tổ chức” [5;136].

Và rồi qua một khoảng thời gian dài, Chín không còn nhớ gì đến ông Trưởng phòng Tổ chức ngày nào nữa. Những ký ức về ông sẽ ngủ yên nếu không có cuộc gặp gỡ bất ngờ trong thời gian làm phim ở Huế. Ông Trưởng phòng với khuôn mặt như vạc bằng dao, vẻ mặt lạnh lùng ngày nào, nay là “một ông lão hom hem, ăn mặc cũ kĩ, vừa tựa cái xe đạp còn cũ hơn chủ vào bên

người, vừa ôm riết lấy bác Tương, khóc hu hu với vẻ mừng tủi rất lạ” [5;155].

Chín trân trối nhìn vào mặt người đàn ông, bàng hoàng đến không thốt ra lời.

56

của tô kia chứ” [5;155]. Thì ra ngày Miền Nam giải phóng, ông về quê gặp lại

người mẹ mù lòa, người vợ quắt queo và đứa con trai – giọt máu độc nhất của mình. Nhưng bi kịch dội xuống gia đình ông khi thằng con trai trả thù bố mình bằng cách treo cổ tự tử để ông phải gánh nỗi đau tuyệt tự. Những người trong xưởng phim thời còn làm việc cùng ông Trưởng phòng Tổ chức tiếp cố nhân bằng sự chia sẻ, an ủi trước hoàn cảnh éo le của ông. Với Chín, nàng thấy xót xa ái ngại khi nhớ lại kẻ thù một thời đã qua.

Cũng viết về đồng nghiệp của mình, trong bản thảo tiểu thuyết Nhật ký

người đã tự sát Đoàn Lê cũng chia sẻ bi kịch của một đạo diễn sân khấu.

Tiểu thuyết dựa trên chất liệu có thực từ cuộc sống của nhà văn, là bi kịch đời tư trong cuộc sống làm nghề điện ảnh. Nhân vật chính là người có tâm huyết với nghề nhưng kịch bản của anh không được làm, hay nói cách khác niềm đam mê nghệ thuật của anh không được đời trả công xứng đáng. Trước những bất công, ngang trái đó, anh đã chọn cho mình cái chết bằng cách tự đâm dao bào bụng mình. Mượn lời hồn ma của người đã chết, tác giả viết như để giãi bày, đồng cảm với những ẩn ức không biết ngỏ cùng ai của đồng nghiệp.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 61 - 63)