Yếu tố tự truyện trong các thể loại tự sự

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 30 - 32)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2 Yếu tố tự truyện trong các thể loại tự sự

Khác với thơ, văn xuôi có lợi thế hơn trong việc thể hiện yếu tố tự truyện. Do vậy, đây là mảnh đất màu mỡ mà các nhà văn có thể thỏa sức bộc lộ cái tôi cá nhân với những dụng ý nghệ thuật khác nhau. Từ cốt truyện đến hệ thống nhân vật, phạm vi phản ánh của văn xuôi cho phép thể loại này khai thác tối đa mọi chiều kích của cuộc sống. Do đó, cuộc đời người viết có điều kiện được thể hiện, giãi bày.

Có thể thấy rằng tự truyện không xa lạ với văn học Thế giới, nó đã trở thành một dạng của thể loại văn học dù xuất hiện muộn mằn hơn nhiều dạng khác. Ở phương Tây vào thế kỷ XVIII, các nhà văn lãng mạn đã sử dụng đời tư bản thân như một chất liệu để nhận thức, khám phá ra toàn bộ sự đa dạng và phức tạp trong hành động tâm lý và đời sống tình cảm của mỗi cá nhân con

24

người. Song viết về cái tôi ở thời kỳ này chưa được xã hội hoàn toàn thừa nhận, người ta chỉ quen coi đó là quyền được thú tội trước cha cố. Do đó, những tự truyện đầu tiên của lịch sử văn học thế giới là những tác phẩm viết ra với mục đích tự thú, được bộc lộ ngay từ nhan đề đến nội dung tác phẩm. Trước đó, vào thế kỷ thứ V Thánh Agustinus đã viết Tự thú với tất cả sự

trung thực sáng suốt của người con chúa. Tác phẩm mẫu mực thời kỳ đầu của thể tài này cũng cũng phải kể đến Tự bạch của nhà văn Pháp J.J.Rousseau. Sau tác phẩm này, yếu tố tự truyện xuất hiện nhiều hơn trong tác phẩm văn học. Thế kỷ XIX – XX, văn học Tây Âu cũng đánh dấu sự ra đời của một số tác phẩm mang yếu tố tự truyện như: Tự thú của một đứa con thời đại

(Alfred de Muset); Tấn trò đời, Mảnh da lừa (Banzac); bộ ba tự thuật: Thời

thơ ấu, Kiếm sống, Các trường Đại học của tôi (M.Gorki)....

Trong văn học Việt Nam vốn ít có truyền thống tác giả tự kể chuyện đời mình, nhìn chung cái tôi của nhà văn Việt Nam khá kín đáo. Tuy vậy, cũng giống như thơ ca, văn xuôi có yếu tố tự truyện cũng manh nha từ thời Trung đại. Trong văn xuôi tự sự thời trung đại, tính tự truyện thể hiện khá rõ ở các tác phẩm Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ, Sơ kính tân trang của Phạm Thái... Cuối thế kỷ XIX sang đầu XX, văn xuôi quốc ngữ cũng xuất hiện khá nhiều tác phẩm mang dáng vẻ của tự truyện. Đầu tiên phải kể đến Thầy Lazarô Phiền – tác phẩm văn xuôi tự sự quốc ngữ xuất hiện sớm nhất, năm 1887. Bước sang thế kỷ XX, Giấc mộng lớn của Tản Đà và Phan Bội Châu niên biểu của Phan Bội Châu ra đời là điểm

mốc quan trọng của văn xuôi tự truyện Việt Nam. Theo Lê Tú Anh, Tản Đà và Phan Bội Châu là “những người đầu tiên đưa cái tôi hữu thể, con người thực của chính mình vào văn xuôi tự sự. Không còn là cái tôi hư cấu, tưởng tượng của tiểu thuyết nữa, cái tôi của Phan Bội Châu và Tản Đà là cái tôi bằng xương, bằng thịt, cái tôi tự truyện. Tuy chữ viết khác nhau (một tác phẩm viết

25

bằng chữ Hán, một viết bằng chữ quốc ngữ), nhưng có thể khẳng định Phan Bội Châu niên biểu và Giấc mộng lớn chính là hai tác phẩm đánh dấu sự ra

đời của thể loại tự truyện trong nền văn học hiện đại Việt Nam.”[9]. Sau này,

cùng với sự vận động và phát triển chung của nền văn học, yếu tố tự truyện trong các tác phẩm văn xuôi xuất hiện ngày càng nhiều, tạo nên một xu hướng mới trong văn xuôi. Sự xuất hiện này gắn với tên tuổi của một số cây bút như: Nguyễn Khải, Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Duy Khán, Dạ Ngân, Đoàn Lê…

Văn xuôi mang yếu tố tự truyện phát huy được lợi thế hơn so với thơ ca trong việc thể hiện con người cá nhân và đời sống xung quanh. Vì thế mà yếu tố tự truyện trong văn xuôi cũng được thể hiện đậm nét hơn. Tuy nhiên, trong những tác phẩm văn xuôi mang yếu tố tự truyện đó, mỗi tác phẩm có sự góp mặt của chất liệu đời tư với mật độ và tần số khác nhau. Mức độ đậm nhạt của nó là căn cứ cho thấy cấp độ khác nhau của yếu tố tự truyện trong hệ thống tác phẩm.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)