Câu chuyện về điện ảnh

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 57 - 59)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Câu chuyện về điện ảnh

Bốn mươi hai năm công tác trong lĩnh vực điện ảnh, với Đoàn Lê đây là một nghề mà bà thực sự yêu thích. Ngay cả khi đã nghỉ hưu bà vẫn tiếp tục làm công việc này. Lần đầu đến với Điện ảnh là sự hào hứng của tuổi trẻ trong vai trò diễn viên, nhưng sau đó nhận thấy không hợp nên bà chuyển sang viết kịch bản và đạo diễn. Nhiều năm gắn bó với nghề nên những ấn tượng của điện ảnh đi váo sáng tác văn chương không phải là điều khó hiểu. Với bà được đến với điện ảnh là một điều may mắn: “Trong khi người ta phải chật vật vì miếng cơm manh áo thì tôi lại được làm công việc tôi yêu thích. Điện ảnh, nó thâu tóm được nhiều lĩnh vực mà tôi yêu thích. Làm Điện ảnh

51

Những hồi ức ban đầu của Chín trong Tiền định là cơ duyên đã đưa nàng đến với nghề. Việc Chín quyết định theo học trường Điện ảnh là ngoài tầm kiểm soát của gia đình. Cụ Chi Lan có nghề thuốc gia truyền, muốn con gái nối nghiệp nhà. Khi biết Chín có ý định đi học Điện ảnh ông đã nhốt cô trên gác hai, “ông không phí công sinh con cho nghề sướng ca vô loài”[5;15]. Hơn nữa ông đã bấm lá số tử vi, để Chín ra khỏi nhà là ông mất đứt con. Cô Chín với sự hào hứng của tuổi trẻ vẫn sống chết quyết tâm theo Điện ảnh. Chỉ sau 1 đêm cả nhà hoảng hốt khi Chín mất tích, nàng đã kịp trốn nhà 1 mình đi nhập học. Đó là cơ duyên đưa nàng đến với nghề cũng như đến với cái số phận như là một định mệnh. Và có do đến với Điện ảnh mà Chín gặp Thân, Hòa – những người đàn ông đi qua đời nàng.

Thời gian làm việc ở xưởng phim với vai trò là một diễn viên điện ảnh, Chín đã mắc một sai lầm trong tình yêu, bị Bộ văn hóa cản cáo trong hồ sơ lí lịch “ảnh hưởng tư tưởng lãng mạn của văn hóa phương Tây”. Nàng bị chuyển công tác về bộ phận thiết kế mĩ thuật của xưởng trước sự hả hê của ông Trưởng phòng Tổ chức – người luôn có cái nhìn thiếu thiện cảm với

đám diễn viên thuộc thành phần phức tạp”, đặc biệt là Chín. Một lần nữa ấm

ức lại đến với Chín. Cô được ông Trưởng phòng Tổ chức đồng ý cho đi thi đạo diễn sân khấu với vẻ thách thức, ông “không tin những loại bươm bướm

cào cào lại có khả năng thi cử một ngành cao giá như vậy”. Rồi nàng như bị

sét đánh khi “ông Trưởng phòng Tổ chức của trường nói rằng Hãng phim không cho phép nàng đi học, bởi nàng đang chịu kỉ luật, nghĩa là nàng không

được hưởng ân huệ thoát thân” [5;144].

Biết bao khó khăn, áp lực trong công việc nhưng Chín vẫn luôn bão trụ với nghề, phần vì niềm đam mê, phần vì đó là cái cần “kiếm cơm” của mẹ con nàng trong hoàn cảnh đó. Ngày ngày, Chín vẫn phải gửi con ở bên Cổ Loa, đi xe đạp vào thành phố để làm việc. Trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, những

52

khó khăn của đời sống chung cộng với đời sống cá nhân không mấy suôn sẻ khiến đôi vai nhỏ bé của một cô gái mới ngoài hai mươi phải gồng lên, gánh vác trách nhiệm công việc cùng biết bao mối lo toan cuộc sống. Nhưng có lẽ trước vô vàn khó khăn của công việc, cuộc sống mà Chính trở nên mạnh mẽ và can đảm hơn rất nhiều.

Trong Giường đôi xóm Chùa, những ký ức về công việc trong nghề

Điện ảnh cũng trở lại với người đàn bà trong cái đêm cuối cùng ấy. đó là ký ức về thời gian làm phim tài liệu ở vùng mỏ Quảng Ninh. Trở về vùng đất bỏ quên từ thuở mười ba vừa với mục đích công việc vừa để có thời gian suy nghĩ, giải quyết chuyện tình cảm thật ổn thỏa. Cũng trong chuyến đi đó, chị tìm gặp được người phụ nữ là tình cũ của chồng mình. Sự gặp gỡ ấy chỉ với mục đích gỡ rối suy nghĩ về người chồng. nhưng sau khi ra về, người phụ nữ ấy vẫn không tìm được lời giải cho lòng hiếu kì: “Anh ấy muốn gì ở người đàn bà anh yêu? Những người đàn bà, kể cả tôi đã đặt tình yêu vào con người

này vì sao?” [7;243].

Mỗi sự việc trải qua trong cuộc đời con người đều để lại những dấu ấn nhất định. Với Đoàn Lê, những ký ức về nghệ thuật là một trong những dấu ấn đậm nét nhất. Đồng hành với Điện ảnh hơn 40 năm, nhiều năm sáng tác hội họa nên những trải nghiệm của bà không phải là ít. Vì thế, những ấn tượng đó được nhà văn sử dụng như một chất liệu góp phần tô đậm bóng dáng con người cá nhân trong sáng tác của mình. Với cách kể chuyện giản dị, ngôn ngữ chân thành mộc mạc, nhà văn giúp người đọc nhận thấy đó là một phần bóng dáng con người tác giả. Đọc văn Đoàn Lê, ta luôn thấy đâu đó bức chân dung tự họa của người nghệ sĩ với đầy đủ cung bậc cảm xúc của bà.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 57 - 59)