5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.4. Các không gian khác
Trong văn xuôi Đoàn Lê, ngoài kiểu không gian mang tính điển hình còn xuất hiện những không gian khác theo từng bước đi của nhân vật. Mỗi bối cảnh không gian chứa đựng một kỷ niệm, một suy nghĩ của con người. Có thể kể đến không gian của Hà Nội xa xưa, nơi ghi dấu nhiều ký ức của Chín trong Tiền định. Đi trên cây cầu Chương Dương vào một buổi sương sớm, trong không gian vừa tinh khôi vừa huyền ảo Chín động lòng trước cảnh đời nghèo
86
khổ ven sông. Không gian đó là nơi sinh tồn của những con người khốn khó
“…phía dưới mặt nước lăn tăn màu mây xám chì. Dăm con thuyền nan mui rách vá víu xanh đỏ đủ loại vật liệu, nép bên doi cát nổi giữa dòng sông. Làn khói trắng lởn vởn bay trên mui con thuyền phía cuối đủ để thiên hạ hình dung tới những thân phận bệp bềnh nghèo khổ, đang tồn tại chui lủi giữa đám thuyền nan ấy. Họ là những ai? Có những cô gái dành cho dân cửu vạn, có những người chẳng thể tìm được một tấm lý lịch, những đứa trẻ sinh ra không
có bố, không khai sinh, khai tử…” [5;10]. Xa xa, cây cầu Long Biên mờ ảo
trong sương là kỷ vật vô cùng quan trọng đối với Chín. Cây cầu đã chứng kiến một cô bé mười sáu tuổi hoảng hồn bấn loạn trước tiếng rú của còi tàu, trốn gia đình đi theo “tiếng gọi mê muội từ nơi xa thẳm”. Giờ đây, khi nhìn lại cây cầu, nàng nhớ về kỷ niệm như nhớ về một người nào đó đã đi qua trong cuộc đời. Không gian của Hà Nội xa xưa tuy không được tả cụ thể, tỉ mỉ nhưng là nơi đánh dấu những bước ngoặt trong cuộc đời Chín. Đó là nơi đưa Chín đến với niềm đam mê nghề nghiệp, nơi khởi đầu và kết thúc cho những mối tình dang dở, nơi nàng bươn trải với cuộc sống… Không gian này là không gian của ký ức, chỉ một hình ảnh cây cầu Long Biên cũng đủ để gợi lại tất cả kỷ niệm của một thời nàng sống bằng tất cả niềm đam mê của mình.
Trong Tiền định còn có không gian của đường phố Hải Phòng trong
những ngày hết hạn tập kết của Pháp. Niềm hân hoan lan tỏa khắp thành phố, trên gương mặt của tất cả mọi người. Chị em Chín ríu chân lại, tranh nhau nhào xuống gác hòa cùng niềm vui của người dân, bộ đội đổ về tiếp quản thành phố. “Xe bộ đội chạy tới đâu kéo theo làn sóng reo hò vỡ đường phố tới đó. Chín nghe tiếng loa của bà bán nước chè xanh cụt chân oang oang: “Hoan hô bộ đôi cụ Hồ. Hoan hô các anh bộ đội...”. Cửa mọi nhà đã mở toang. Người người ùa ra đường phố từ lúc nào đông nghịt. cờ đỏ sao vàng ở đâu xuất hiện đỏ rực trời đất. Cả hoa nữa giời ạ. Trong cái thành phố vừa mới
87
phút trước im như chết, vậy mà bỗng chốc bừng tỉnh, đầy đủ cho một lễ hội náo nức chưa từng thấy… Rồi đoàn bộ đội cũng đi tới giữa phố. Không ai giữ nổi ai, tất cả ùa ra, cố ôm bằng được một anh bộ đội, sờ được cánh tay, vuốt
được bên vai, nắm được bàn tay trong một thoáng ngắn ngủi…” [5;252-253].
Không khí náo nhiệt của ngày hội bao trùm toàn bộ không gian của thành phố. Đặc biệt, dưới con mắt non nớt, đầy tò mò, không gian đó vừa là niềm vui, vừa thỏa mãn sự hiếu kỳ trẻ con của cô bé Chín.
Không gian xuất hiện trong văn xuôi Đoàn Lê, có không gian xuất hiện với tần suất lớn, tạo nên kiểu không gian điển hình như không gian xóm Chùa, xóm Núi. Bên cạnh đó những không gian tuy không mang tính điển hình nhưng lại gây dấu ấn đặc biệt với người viết. Mỗi không gian xuất hiện lại kèm theo đó những sự kiện, câu chuyện gắn với bối cảnh cụ thể đó. Từ không gian đời sống, chân dung người viết sẽ được khai thác đày đủ và toàn diện hơn.