Không gian xóm Chùa

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 83 - 88)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Không gian xóm Chùa

Đọc văn Đoàn Lê ta không thể không nhớ đến một xóm Chùa Ông, xóm Chùa trong văn Đoàn Lê được lấy nền cảnh nơi làng quê tác giác giả đã có một thời gian dài từng gắn bó. Tuy nhiên cái không gian xóm Chùa ấy cũng chính là không gian thu nhỏ của Việt Nam đang trong quá trình đô thị hóa. “Xóm Chùa không đâu khác chính là Việt Nam, ta có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu trên đất nước Việt Nam. Những câu chuyện kể về xóm Chùa cũng có những chuyện ở đó, cũng có những chuyện ở nơi khác nữa. Tôi đặt tên là xóm Chùa – một cái tên mang tính linh thiêng giống như mảnh đất Việt Nam linh

thiêng vậy”. Có thể thấy không gian ấy được xuất hiện với tần suất cao trong

sáng tác của bà, tạo nên một kiểu không gian vừa đặc biệt vừa quen thuộc, mang tính điển hình. Đọc văn xuôi Đoàn Lê, người đọc bị ám ảnh bởi không gian nửa phố nửa làng ấy cùng với hàng loạt câu chuyện nhỏ to ở đó. Nếu như bậc thầy Nam Cao khắc họa một bức tranh nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng tám thì Đoàn Lê lại khắc họa một bức tranh có sự chuyển mình trên đà đô thị hóa. Đó là một xóm nhỏ “nằm sát bờ một dòng sông đẹp, chỉ

cách trung tâm thành phố hơn mười cây” [7;148]. Lí giải cho tên gọi ấy là

hẳn một câu chuyện đầy chất huyền thoại: “Nghe nói ông vốn dòng tôn thất nhà Trần, tử trận trong lúc đánh giặc. Dân chúng thương tiếc, lập một xóm nhỏ chung quanh lăng mộ ông cùng ngôi đền thờ, rồi lấy tên xóm là xóm

Chùa Ông” [7;148]. Cái không gian ngoại thành ấy vốn dĩ rất bình dị, êm ấm

từ ngàn đời xưa. Đất xóm Chùa “uốn lượn giống hình con rồng nghênh chầu mặt nguyệt. Mặt nguyệt chính là ngọn đồi. Khu nghĩa địa được xây hình tròn trên đỉnh đồi cũng tựa cái rốn của mặt nguyệt. Hướng cửa nghĩa địa quay về

làng, để trừ ma cho dân con xóm Chùa Ông” [7;621]. Người dân xóm Chùa

cũng rất yên tâm vì được che chở bởi mảnh đất “thiêng”. Tuy cái tên nghe có hơi quê mùa, nhưng nó lại là chốn sơn thủy hữu tình. “Nguyên xóm Chùa

77

được trời thương tình đánh vãi xuống một trái núi, trong khi ông cụ sắp đặt nước non. Trái núi nằm chỏng chơ ở cuối địa phận, giống hình con cóc nên được đặt là núi Cóc. Tại nơi miệng cóc vốn có sẵn một vết nứt lớn, to bằng cả

gian nhà. Những trẻ chăn trâu thường trú ẩn ở đấy mỗi khi gió dông” [7;263].

Đó là không gian truyền thống đẹp, giống như một món quà mà tạo hóa đã ban tặng cho người dân xóm Chùa.

Cũng là mảnh đất đó, nhưng trong Cuốn gia phả để lại tác giả lại gọi

bằng cái tên cổ xưa: làng Thượng. Cùng với đó là tình cảm và những ấn tượng đậm nét về nơi này. “Làng Thượng của tôi cách trung tâm Hà Nội khoảng mười cây số. Làng thượng khá giàu. Dân Thượng chuyên sống bằng nghề kẹo bánh. Ai hay ăn kẹo vừng xin nhớ cho đấy là sản phẩm làng tôi. Đường giao thông ngay đầu làng, mỗi ngày bốn chuyến xe buýt đưa các bà kẹo Thượng kĩu kịt ra phố. Dân trong làng nhiều người làm ngoài tỉnh vẫn có thể ung dung ngày hai buổi đi về. Cơ quan, nhà máy đóng chung quan làng Thượng khá đông. Do đó phong cách sống của làng tôi nửa

quê nửa tỉnh…” [1;63].

Dù bằng cái tên gọi nào, ngôi làng ấy vẫn được khắc họa chân thực nhất, đầy đủ nhất, vừa mang cái chung của mọi làng quê vừa mang cái riêng của mảnh đất này. Trên nền không gian truyền thống ấy, sự xâm lấn của nền kinh tế thị trường khiến khung cảnh xóm Chùa, người dân xóm Chùa đang từng ngày thay đổi ngay từ trong nếp nghĩ. Dường như họ không còn mặn mà với nơi mà họ đã từng được sinh ra, gắn bó. Từ già đến trẻ trong xóm Chùa Ông ai cũng chỉ ao ước “Đời người không gì bằng được làm dân nội thành ăn

trắng mặc trơn, sướng đến lúc chết” [7;148]. Duy chỉ có lão Bạch mù không

háo hức với mọi thứ, bởi lẽ ông có nhìn thấy cuộc sống ngoài kia đâu. Ông vẫn “tưng tửng hài lòng với dòng sông, với cái xóm nằm ẩn trong mấy lùm tre

78

xanh tốt này thôi” [7;148]. Ngày này qua ngày khác, qua những tiếng đàn da

diết của mình, lão vẫn “ngửi thấy quê hương” ở đó.

Cơn lốc của nền kinh tế thị trường đang từng ngày xoáy sâu vào đời sống của con người xóm Chùa. Những giá trị truyền thống chưa mất đi, cái mới đã xâm lấn, hủy hoại không gian truyền thống, nhiều giá trị văn hóa truyền thống bị đảo lộn. Từ bối cảnh không gian sống ấy, Đoàn Lê đã khéo léo cho người đọc thấy một bức tranh toàn cảnh về xóm Chùa Ông. Đọc văn xuôi Đoàn Lê, người ta tận mắt chứng kiến sự thay đổi từng ngày của xóm Chùa vừa tích cực vừa tiêu cực.

Đọc Xóm Chùa Ông người đọc có thể từng ngày nhìn thấy sự phá vỡ

không gian văn hóa của xóm Chùa. Không gian xóm Chùa vốn bình dị, yên ả từ muôn đời nay, thỉnh thoảng mới vang lên những giai điệu quê hương da diết từ cây đàn bầu của lão Bạch mù. Nhưng nền văn minh mới ùa vào từ khi nào không hay. Đó là hiện tượng xuất hiện mấy cái đài bán dẫn, cát-sét, ti vi ở xóm Chùa Ông. Nó khiến cho đời sống của người xóm Chùa rộn rã hẳn lên, nhất là những hôm có điện đột xuất. Rồi nhờ sáng kiến của ông Sĩ Duệ, cái đài cát-sét xông pha vào phục vụ cho đám hiếu, hỉ trong làng. Không gian xóm Chùa bỗng nhiên bị phá vỡ bởi những âm thanh hỗn độn. Tiếng đài cát- sét bỗng trở nên quá hữu dụng, thay thế được cả tiếng khóc của con cháu trong đám hiếu. Nền văn minh mới từng bước xâm lấn vào đời sống của người dân xóm Chùa, khiến họ lãng quên những thứ thuộc về truyền thống. Tiếng đàn bầu réo rắt không còn ai nghe nữa, duy chỉ còn lão Bạch mù thổn thức với những giai điệu quê hương.

Với sự giao lưu kinh tế mạnh mẽ, những tiềm năng vốn có của xóm Chùa, đầu óc của con người nơi đây càng trở nên nhạy bén. Họ biết biến mảnh đất thuần nông của làng mình thành trung tâm du lịch vô cùng hút khách, thành một khu công nghiệp nhỏ với nhà máy khai thác đá để sản xuất

79

xi măng. A tourisme xóm Chùa mang đến cho người đọc một không gian

khác biệt với một xóm Chùa trước đây. Chỉ trong một đêm, cái tên hang Dơi quê mùa đã trở thành “động người xưa” theo sự tính toán của Cường. Xóm Chùa nghiễm nhiên trở thành điểm nóng du lịch với cái tên nửa hiện đại, nửa truyền thống: A tourisme xóm Chùa. Ăn theo đó là vô số những dịch vụ ăn khách khác đội lốt khu du lịch. Hang dơi trước đây chỉ là nơi cho trẻ chăn trâu trú mưa thì nay đã thay đổi chóng mặt sau hơn một năm. “Hàng chục ngôi nhà sàn tiện nghi sang trọng mọc lên quanh miệng hang, nối nhau bằng những bậc đá, cầu xây, ẩn hiện sau các lùm cây, trông tựa như tranh thủy mạc. Có điều tất cả các mái nhà đều bằng rơm rạ lòa xòa, che đắp lên lần

mái sạch sẽ, hiện đại bên trong” [7;266]. Xóm Chùa thời ung thư cũng vẽ ra

một không gian xóm Chùa bị phá vỡ đi những nét nguyên sơ mà tạo hóa ban tặng. Một nhà máy khai thác đá, sản xuất xi măng mọc lên không theo quy hoạch “Nó lừng lững trấn cả một khoảng đồng mênh mông phía Bắc xóm Chùa” [7;279]. Mọi người hào hứng ủng hộ vì đem lại thu nhập cho nhân dân, xóm Chùa tự nhiên trở thành địa danh quan trọng, còn ông Sĩ Duệ luôn canh cánh, theo dõi nó như một tên gián điệp nằm vùng.

Rõ ràng nền kinh tế thị trường khiến diện mạo xóm Chùa thay đổi, người dân xóm Chùa được mở mang nhưng đổi lại, họ phải trả cái giá khá đắt. Sự xuất hiện của khu du lịch, nhà máy tự phát làm phá vỡ không gian sống mà tạo hóa đã ban tặng. Nếu đứng từ đường quốc lộ sẽ thấy chung quanh miệng hang Cóc đùn lên những cái mụn nhợt nhạt đúng nghĩa là mụn cóc ghẻ. Gần hơn chút nữa sẽ ngỡ thiên hạ tập trung đánh đống rơm ở đó. Còn vịnh theo giọng

Hồ Xuân Hương thì: Lún phún hang hùm rạ với rơm.” [7;266]. Xóm Chùa

nhìn từ một nhánh đường phụ “hiện lên cả một vành cung dãy núi sừng sững

phía trước, trắng phớ nham nhở” [7;284]. Sau mấy năm nhà máy khai thác đá

80

ông sinh ra và gắn bó gần hết cuộc đời bị tàn phá bởi chính con người làng mình. “Nó bị ngoạm nhanh quá, nhanh khủng khiếp.Mới dăm năm chứ mấy! Cả một vành cung xanh rì, núi non trùng điệp, đẹp như một vịnh Hạ Long cạn nay bỗng thành… không thành gì nữa, giời đất ơi!... Còn đâu ngọn núi có đường võng hình yên ngựa nữa. Ngọn núi ấy xa nhất nhưng cánh lái xe đi tắt theo con đường mới mở nên tuy xa lại thành gần. Nó đã bị xóa sổ coi như

sạch sẽ, khó nhận ra vị trí xưa ở đâu” [7;284-285]. Bên cạnh đó, mặt trái của

việc phát triển kinh tế còn ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân trên mảnh đất này. “Lâu dần, năm này qua năm khác, lũ giặc ô tô đá vào nhà máy, chở xi măng đi ra thành phố, chúng quần thảo con đường lớn xuyên qua giữa làng khiến người dân xóm Chùa sống dở chết dở. Vốn sống quen yên bình thoáng đãng nay họ không còn chịu đựng nổi. Ầm ầm suốt ngày hàng tấn bụi tren mái nhà lẫn khói lò xo xi măng xam xám bay lên, lắng xuống, khủng khiếp vô cùng. Nhà nào nhà nấy cửa đóng then cài tránh bụi tấn công miếng

cơn, hớp nước, hơn cả tránh giặc càn hồi mồ ma thực dân [7;284]. Rồi kéo

theo đó, hàng loạt những hệ lụy không nhỏ về mặt xã hội nảy sinh. Đâu còn cuộc sống yên bình của người dân nơi làng quê yên bình bên con sông nhỏ, nơi đây đã trở thành trung tâm của bệnh dịch, tệ nạn xã hội. Người ta chợt tá hỏa khi “một nửa thanh niên xóm Chùa bị loại vì máu có khoản…dương tính

con Hít” [7;260], xóm Chùa ngày nay đã trở thành một “xóm Chùa thời ung

thư”. Trước hậu quả nặng nề đó, người dân xóm Chùa không hỏi bàng hoàng, ngẩn ngơ về không gian truyền thống thủa xưa. Những Sĩ Duệ, lão Bạch, lão Bản vốn thuộc thế hệ trước, gắn bó nhiều hơn với xóm Chùa lại càng ngậm ngùi, nuối tiếc.

Không gian truyền thống, không gian sinh tồn xóm Chùa đang từng ngày bị hủy hoại trước sự tác động của con người khiến không ít người đau lòng. Xóm Chùa ngày nay không còn là làng quê truyền thống, linh thiêng

81

như cái tên của nó, thay vào đó là không gian của khu du lịch sinh thái, nhà máy, dự án mọc lên, giao tranh với không gian truyền thống. Dựng lên bức tranh xóm Chùa cùng sự đổi thay của nó, Đoàn Lê muốn lấy đó làm nền cảnh cho rất nhiều câu chuyện đời thường ở nơi đây. Đằng sau những câu chuyện đời thường đó là tình cảm đặc biệt của bà với mảnh đất truyền thống và nỗi đau trước những giá trị truyền thống bị tan rã, mai một.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 83 - 88)