Chất liệu đời tư và tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 44 - 48)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.3.Chất liệu đời tư và tính tự truyện trong văn xuôi Đoàn Lê

Ở mỗi người nghệ sĩ luôn tồn tại song song cái tôi trong cuộc đời thực của nhà văn và cái tôi của người nghệ sĩ trong tác phẩm văn học. Cái tôi thứ hai của tác giả hiện diện trong tác phẩm là cái tôi thuộc về thế giới nghệ thuật của tác phẩm, sáng tạo nên thế giới nghệ thuật ấy – đại diện và chịu trách nhiệm trực tiếp cho những quan điểm, tư tưởng cụ thể, xác định trong tác phẩm văn học. Cái tôi nhà văn trong sáng tác và cái tôi ngoài đời thực có mối quan hệ biện chứng với nhau song không thể đồng nhất với nhau.

Hầu hết các văn nghệ sĩ khi hạ bút sáng tác đều để lại dấu ấn của mình trong tác phẩm. Nhà thơ Đức I.W.Gớt đã khẳng định: “Mỗi nhà văn bất kể

muốn hay không đều miêu tả chính mình trong tác phẩm một cách đặc biệt”.

Như vậy cái tôi nhà văn trong sáng tác ngay từ khi ra đời đã tồn tại một cách tất yếu. Các tác phẩm văn học Việt Nam từ thời trung đại chúng ta đã cảm nhận rõ ràng có sự mối liên hệ giữa tác giả ngoài đời với cái tôi thứ hai, nhưng sự liên hệ uyển chuyển ấy không phải lúc nào cũng dễ nắm bắt.

Xét từ bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật, mỗi nhà văn khi cầm bút đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng tư tưởng và bộc lộ tình cảm của mình. Nói như Heghen, con người là một thực thể biết tư duy nhận thức nên luôn có khao khát thể hiện mình. Mỗi trang viết đều là những trải nghiệm của bản thân nhà văn, là hành trình đi tìm cái tôi của cá nhân. Tuy nhiên, với mỗi thời đại, mỗi khu vực văn hóa, mỗi nền văn học và mỗi nhà văn lại có cách thể hiện riêng, mục đích riêng. Nhà văn Đoàn Lê khi nói về cái tôi trong sáng tác

38

đã cho rằng: “Trong sáng tác văn học luôn có dấu ấn cá nhân của tác giả. Tuy nhiên tôi không muốn bày tỏ cái tôi chủ quan, không muốn cái tôi đóng vai trò chủ đạo. Nếu có cái tôi thì ở đó là sự giãi bày, mong muốn được thông

cảm. Tôi cứ bày tỏ như thế, mọi sự đánh giá là của độc giả.

Đọc văn xuôi Đoàn Lê, độc giả không khó để nhận ra dấu ấn cá nhân của tác giả trong đó. Dấu ấn đó là những sự kiện liên quan đến chính cuộc đời tác giả và cuộc sống xung quanh bà. Những câu chuyện đầy ắp các sự kiện liên mang đến cho người đọc sự đối chiếu giữa chi tiết trong tác phẩm với cuộc đời tác giả. Đó là những tâm sự về tình yêu, công việc, gia đình của cô Chín trong Tiền định, chuyện đời sống hôn nhân của người phụ nữ trong Giường đôi xóm Chùa, nỗi đau của người mẹ trong Mẹ con và thánh thần…

Qua những tác phẩm mang tính tự truyện, Đoàn Lê đã phần nào thể hiện được con người cá nhân, cá tính của mình trong sáng tác. Cái tôi nhà văn được thể hiện qua một số dấu ấn chủ đạo như: cái tôi thời thơ ấu, cái tôi với đời sống nghệ thuật và cái tôi giàu tính nữ quyền.

Đoàn Lê tìm đến những thể loại mang tính hư cấu, đưa vào đó chất liệu cuộc đời thực nhằm thỏa mãn nhu cầu được chia sẻ, cảm thông. Ở đó không có sự đánh giá, thể hiện quan điểm trực tiếp nào của tác giả. Sự tự thể hiện cái tôi của tác giả đơn thuần chỉ là sự giãi bày tâm tư, suy nghĩ của mình. Mọi sự đánh giá, nhận xét là quyền của độc giả. Như vậy là tác giả tạo điều kiện cho sự giao lưu rộng mở cho người đọc với tác phẩm và người đọc với nhà văn. Điều này vừa phù hợp với ý nguyện của tác giả vừa phù hợp với nhu cầu của người đọc hôm nay.

Yếu tố tự truyện trong văn học nói chung và trong văn xuôi nói riêng là những chi tiết có liên quan đến đời tư của tác giả được đưa vào tác phẩm cùng các yếu tố hư cấu với nhiều dụng ý nghệ thuật khác nhau. Dựa trên cơ sở lý thuyết đó, chúng tôi nghiên cứu đề tài theo hướng lấy cuộc sống cá nhân nhà

39

văn làm điểm tựa, từ đó soi chiếu vào các sáng tác để làm nổi bật yếu tố tự truyện. Có thể thấy, hầu hết các tác phẩm văn xuôi của Đoàn Lê đều mang yếu tố tự truyện. Từ tiểu thuyết đến truyện ngắn, người đọc không khó để phát hiện ra dấu vết đời tư của tác giả ở đó. Tuy nhiên, trong những tác phẩm ấy yếu tố tự truyện xuất hiện ở những mức độ đậm nhạt khác nhau. Mỗi chi tiết đời tư xuất hiện trong tác phẩm là một thứ chất liệu đặc biệt, là sự thể nghiệm, cảm xúc của chính người viết. Như vậy thế giới được tái hiện trong tác phẩm lúc này là sự hòa trộn của cái hư cấu và phi hư cấu. Trong hành trình văn xuôi của mình, Đoàn Lê vẫn không ngừng mang đến với độc giả những thể nghiệm cảm xúc mới mẻ từ chính cuộc đời mình. Những yếu tố đời tư đó được tác giả khéo léo đưa vào tác phẩm không chỉ thỏa mãn nhu cầu giãi bày, chia sẻ với người đọc mà còn là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật của nhà văn.

************************************ Tiểu kết chƣơng 1:

Chất liệu là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất đối với nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Nếu như văn học là một bức tranh thì các nét vẽ trên bức tranh ấy bắt nguồn từ đời sống và đồng thời quay lại phản ánh chính đời sống đó. Nhà văn khi đặt bút luôn phải gom mọi chất liệu đời sống để làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật. Theo đó, bên cạnh thứ chất liệu từ sống bên ngoài, những yếu tố mang dấu ấn cá nhân tác giả cũng vô cùng quan trọng. Chính nó làm nên tính tự truyện trong văn học. Tuy nhiên, hiện thực được phản ánh trong văn học không hoàn toàn là đời sống thực tế, cũng như bóng dáng con người cá nhân tác giả trong tác phẩm văn học mang tính tự truyện không thể đồng nhất với cuộc đời thực của nhà văn. Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới ngày càng xuất hiện nhiều cây bút lấy chất liệu từ đời sống của chính bản thân mình với nhu cầu được giãi bày những thể nghiệm, cảm xúc

40

với độc giả. Cũng với quan điểm đó, nhà văn Đoàn Lê mang đến độc giả những tác phẩm mang tính tự truyện với mức độ đậm nhạt khác nhau ở cả hai thể truyện ngắn và tiểu thuyết. Với đời sống phong phú, giàu trải nghiệm, tác giả đã khéo léo kết hợp yếu tố đời tư và hư cấu tạo nên những trang văn vừa gần gũi vừa hấp dẫn đồng thời cũng là sự chia sẻ, giãi bày của nhà văn với độc giả.

41

Chƣơng 2

CHẤT LIỆU ĐỜI TƢ VÀ CÁC ĐỀ TÀI VĂN HỌC TRONG VĂN XUÔI ĐOÀN LÊ

Trong văn học thời kỳ đổi mới, việc thể hiện con người từ con người quần chúng, con người tập thể, đến con người cá nhân là bằng chứng cho sự vận động của văn học. Giai đoạn này, các nhà văn đã chú ý đến con người cá nhân, đời sống riêng tư, thế giới riêng, năng lực riêng của mỗi con người. Nói đến con người cá nhân là nói đến những nhu cầu cho sự tồn tại một con người gắn với những vấn đề căn cốt của con người ấy: tự do, hạnh phúc, nhân phẩm, lương tri…nói đến những biểu hiện làm nên bộ mặt tinh thần riêng, tạo ra sự hài hòa trong mối quan hệ giữa cá nhân với tự nhiên, xã hội, với bản thân nó. Xuất hiện trong thời kỳ đổi mới của văn học, những sáng tác của Đoàn Lê cũng đi sâu vào đời sống con người cá nhân trong từng mối quan hệ gia đình, xã hội. Đặc biệt hơn, nhà văn là một cây bút nữ, đời sống cá nhân có nhiều trắc trở, những yếu tố đó đã in đậm dấu ấn trên những trang văn của bà. Khảo sát văn xuôi Đoàn Lê, chúng tôi nhận thấy đó là những vấn đề được tác giả tái hiện gây ấn tượng hết sức mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 44 - 48)