Hồi ký tự truyện

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 32 - 34)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.1. Hồi ký tự truyện

Theo Từ điển thuật ngữ văn học, hồi ký (tiếng Pháp: mesmoires) “là một thể loại thuộc loại hình ký, ghi lại những biến cố đã xảy ra trong quá khứ

mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” [ 17]. Nó ra đời từ thời Hy

Lạp cổ đại. Hồi ức của Kxênophôn và Xôcrát là những ghi chép của ông về các cuộc hành quân của người Hy Lạp thường được coi là những tác phẩm hồi ký cổ xưa nhất.

L.I.Timôfeep trong Nguyên lý lý luận văn học (tập 2) cho rằng: “Một trong hàng loạt hình thức của văn học nghệ thuật, mà cơ sở là những sự kiện lịch sử đã tồn tại trong thực tế. Đó là những hồi ký (Quá khứ và ý nghĩa) của Gecxen đã khái quát và miêu tả theo quan điểm mỹ học những sự kiện thực trong đời sống của tác giả. Ở đây, cốt truyện dựa vào các biến cố đã được biết trước, nhiệm vụ của tác giả chỉ là trình bày nó một cách cụ thể

26

và giải thích nó theo quan điểm mỹ học…những điều mà tác giả cho là gần

gũi đối với mỹ cảm của tác giả” [49].

Hồi ký được viết theo nhiều hướng khác nhau: có tác phẩm chủ yếu nhằm miêu tả mối liên hệ của bản thân mình với cuộc sống thông qua những bức tranh xã hội rộng lớn; có tác phẩm lại tập trung miêu tả cuộc sống với những điều gần gũi và trực tiếp của bản thân mình trong quá khứ… Nhưng dù viết theo dạng nào, hồi ký cũng phải là những trang viết chân thành, nghiêm khắc và khách quan, trong đó tác giả tự đánh giá và để soi lại những hành vi, suy nghĩ, việc làm trong những chặng đường của quá khứ.

Ý thức được như vậy, chúng ta thấy ranh giới giữa tự truyện và hồi ký rất khó xác định nhưng giữa chúng vẫn có những điểm khác biệt. Trước hết là ở đối tượng trung tâm của tác phẩm, hồi ký không nhất thiết phải kể về cái tôi mặc dù “tôi” là người kể chuyện. Bên cạnh câu chuyện về mình, hồi ký còn tập trung thể hiện bức tranh của thời đại hoặc đi sâu tìm hiểu những mảnh đời khác nhau nhưng đều có liên quan với người kể chuyện trong quá khứ. Trường hợp đó thì cái tôi chỉ là chất dẫn của mạch cảm hứng, của mối quan hệ. Trong khi đó, tự truyện lại xoáy vào cá nhân người viết, là câu chuyện của cái “tôi” tác giả - người kể chuyện. Người kể chuyện tự viết về cuộc đời mình, tái hiện cuộc đời đã qua trong tính toàn vẹn, phù hợp với lý tưởng xã hội nhất định. Trong khi hồi ký không nhằm vào việc miêu tả quá trình hình thành nhân cách cá nhân trong mối quan hệ tương ứng với hoàn cảnh. Những câu chuyện đời tư khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội cũng không phải là đối tượng quan tâm của hồi ký. Ngược lại, tự truyện chú trọng đến việc tìm hiểu, lý giải về cái tôi. Sự kiện về tiểu sử của nhà văn chỉ là chất liệu hiện thực được sử dụng với những mục đích nghệ thuật khác nhau.

Như vậy hồi ký và tự truyện đã có những tiêu chí riêng để phân định phạm vi của chúng, nhưng vẫn phải khẳng định rằng đây là hai thể tài có

27

nhiều yếu tố đan xen lẫn nhau. Chúng cùng lấy quá khứ của cái tôi làm đối tượng chính để miêu tả hoặc lấy cái tôi ấy để soi rọi vào cuộc đời chung, là đầu mối liên lạc cho những gì nhắc đến trong tác phẩm. Tất nhiên không phải tác phẩm hồi ký nào cũng gần gũi với tự truyện như: hồi ký cách mạng, hồi ký về các danh nhân... Hồi ký được xem như tự truyện khi nó viết về chính bản thân tác giả, soi rọi vào thế giới bên trong của mình, lý giải sự hình thành nhân cách và vị trí xã hội quan trọng như họ đang có.

Có thể thấy hồi ký và tự truyện là những thể loại rất gần nhau, chúng đều là thể loại văn học viết về chính bản thân mình. Giáo sư Trần Đình Sử cũng cho rằng: “Hồi ký là một dạng tự truyện của tác giả, cung cấp những tư

liệu quá khứ mà đương thời chưa có điều kiện nói ra được” [40]. Khó có thể

phân định được một ranh giới rõ ràng giữa tự truyện và hồi ký bởi đường biên thể loại không rõ ràng, rạch ròi, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà xếp tác phẩm vào dạng này hay dạng kia.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)