Câu chuyện xóm làng ngõ phố

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 72 - 82)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Câu chuyện xóm làng ngõ phố

Đoàn Lê là người có sự trải nghiệm khá dày dạn với nhiều mối quan hệ đời sống xung quanh. Những tác phẩm được bà viết ra không đâu xa lạ, đều có tư liệu, nguyên mẫu từ đời sống thực tế. Nếu như câu chuyện về người thân có tư liệu từ mối quan hệ gia đình thì câu chuyện xóm làng ngõ phố có tư liệu từ mối quan hệ xã hội. Con người xã hội xuất hiện trong tác phẩm của bà chủ yếu được xây dựng từ nguyên mẫu những người dân sinh sống xung quanh nơi bà ở. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của những con người ấy dưới ngòi bút của Đoàn Lê trở nên hấp dẫn, sống động. Mặc dù, đó chỉ là câu chuyện đời thường nhưng lại đặt ra vấn đề gây sự trăn trở, nhức nhối đối với người đọc.

Có thể thấy trong hàng loạt câu chuyện Đoàn Lê phản ánh về cuộc sống bên ngoài, hầu hết nó đều phản ánh cuộc sống đời thường của những con người nơi xóm làng ngõ phố của bà. Tuy nhiên, không phải bất cứ chuyện gì cũng là đối tượng được Đoàn Lê đề cập đến. Với quan niệm cầm bút để chia sẻ, nâng đỡ tinh thần con người nên những câu chuyện được viết ra chủ yếu phản ánh bi kịch đời sống, rộng hơn là bi kịch xã hội.

Gắn bó ở mảnh đất xóm Chùa Ông gần ba mươi năm, Đoàn Lê có khá nhiều ấn tượng về mảnh đất nửa quê nửa tỉnh này. Bởi thế, sơ-ri chuyện về

66

xóm Chùa ra mắt độc giả với hàng loạt câu chuyện, nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu thực tế. Ở mỗi khía cạnh của đời sống Nhà văn lại mang đến cho người đọc những câu chuyện với màu sắc khác nhau. Đất xóm Chùa là

những câu chuyện xung quanh vấn đề đất đai khi nền kinh tế bắt đầu có dáu hiệu mở cửa. Trước sư tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, con người ở xóm Chùa nhỏ bé ấy đang yên bình bỗng trở nên nhốn nháo. Hà- Mailơ cả gan bán đầm mực của làng bị phát hiện, cả làng kháo nhau về dự án đường cao tốc chạy qua xóm Chùa. Con đường cao tốc vô hình ấy khiến cả làng “mắc dịch sốt đất”. Cả làng bỏ bê làm ăn, xôn xao bàn tán chuyện mua bán đất. Nhà ai cũng cố gắng thu hẹp lại để dư tí đất bán. Cái đường cao tốc vô hình ấy được cả làng háo hức mong chờ, hay đúng hơn người ta vui mừng vì mảnh đất bỗng nhiên trở nên có giá trị. Từ đó nảy sinh ra đủ thứ chuyện nhỏ to xoay quanh vấn đề đất đai dở khóc dở cười. “Con cả lão Tự Nghệch chém vỡ đầu thằng thứ hai, tranh nửa thước đất bên cạnh con đường cao tốc vô hình. Bốn nhà vẫn chung ngõ đi bỗng om sòm đánh nhau chia bôi đường biên giới. Ai cũng cố ngoi ra mặt đường. Đất mặt đường đắt như vàng, anh nào nhanh chân sẽ kiếm bẫm. Bà cụ Lăng kiện con rể, đòi lại cái chuồng trâu đã cho con gái làm của hồi môn từ hai chục năm trước. Mụ Chiu xắn váy rách rao bán hàng trăm triệu cái ao tù toen hoẻn cuối xóm. Còn đang rối tinh với nhau đã thấy nhà Quảng ầm ầm chở hai vạn gạch về. Hỏi ra mới biết nhà nó xắn đôi sào vườn bán cho dân ngoại tỉnh. Từ bé nó phải ăn bữa cơm bữa

cháo nay nó xây nhà gạch hai tầng ốp đá cho cả làng biết mặt” [7;163]. “Ông

Ba Sinh choảng vợ một trận nên thân bởi bà Ba cứ chờ cao giá hai thước

vườn xoan mãi” [7;164]. Người dân xóm Chùa bấy lâu hiền lành chất phác,

chỉ vì chuyện đất đai nay trở nên côn đồ, đối xử bạc bẽo với cả người thân trong gia đình mình. Vì một vài thước đất mà người ta sẵn sàng đánh đổi tình nghĩa vợ chồng, tình anh em máu mủ ruột rà. Vợ chồng, anh em đang hòa

67

thuận, bỗng nay vì chút ít lợi lộc mà trở thành quân thù. Tất cả giá trị, trật tự xã hội bị đảo lộn trong chốc lát. Cái xóm nhỏ ven đô dưới cơn lốc xoáy của thời buổi kinh tế mở cửa đã đổi khác quá. Người xóm Chùa sống bon chen, tính toán, ích kỷ, mánh khóe, lọc lừa, tình người trở nên xa lạ quá đỗi. Cơn sốt đất thời kinh tế thị trường còn ám ảnh, chế ngự đến mọi suy nghĩ của con người khiến người ta có những suy nghĩ kỳ quái “Để có rẻo đất mặt đường

dưới âm, cần phải chết sớm tranh đất, tôi xin chết ngay” [7;170]. Cơn sốt đất

nóng lên theo từng ngày, từng giờ và kéo theo hệ lụy đau xót cho con người. Lão Hớn vì bán mảnh đất rẻ mất mấy cây vàng ngã bệnh, cấm khẩu vì tiếc của. Nhưng trong khi ông nằm giường bệnh, ba cây vàng ông bán đất bỗng nhiên không cánh mà bay. Kết thúc câu chuyện sốt đất của Đất xóm Chùa là cái chết đầy ai oán của lão Hớn. Không biết lão chết vì tiếc món tiền bán đất hay vì để tranh được mảnh đất mặt đường dưới âm nhưng nó là cái giá quá đắt cho cuộc đời lão. Cái chết của lão là hình ảnh gây ám ảnh với người đọc về những hệ lụy của nền kinh tế thị trường ở xóm Chùa nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung.

Bên cạnh lão Hớn còn rất nhiều người khác cũng gặp phải những bi kịch trong dòng xoáy của nền kinh tế thị trường. Hệ lụy của sự giao lưu kinh tế thị trường khiến bao gia đình, người dân xóm Chùa lâm vào bi kịch không lối thoát. Đó là chuyện hàng loạt người dân xóm Chùa bị mắc bệnh ung thư, dương tính với con Hít. Thói đời coi trọng đồng tiền hơn tất cả dẫn đến chuyện cuộc đời của các cô gái xóm Chùa đi vào ngõ cụt; chuyện chủ tịch Toản trở thành nạn nhân của lời nguyền, mắc chứng tâm thần, hoang tưởng…

Cái xóm Chùa Ông nhỏ bé, cái đói cái nghèo vẫn đeo bám mãi lấy họ. Bởi thế, khi xuất hiện những thứ của nền văn minh mới lập tức họ háo hức, xôn xao. Từ chuyện cái đài cát-sét xuất hiện, trở thành cái cần câu cơm của ông Sĩ Duệ khi biết tham dự vào, đám cưới đám ma. Cái máy khóc thuê bỗng được

68

người ta nhiệt thành hoan nghênh. Rồi chuyện cái Nhớn con bà cả Thận được vào lớp diễn viên cả xóm Chùa ông lấy làm vinh dự, bà Thận thì khóc tu tu vì con gái mình ăn mặc chẳng giống ai. Câu chuyện bà Chiu gặp tai nạn, được bồi thường như thế nào cũng là vấn đề được cả xóm quan tâm, bàn tán…

Trong văn xuôi Đoàn Lê, con người của xã hội thời mở cửa không chỉ bị cuốn vào cơn sốt đất mà còn chạy đua với cơn sốt lấy chồng ngoại. Cơn sốt đó ở xóm Chùa trong Trinh tiết xóm Chùa được đánh dấu bằng sự kiện cô

Khờ trở về làng sau những năm lang bạt nơi xứ người. Cô mang về làng mang theo nhiều tiền của và cái phong cách khác người: “đung đưa hang với bộ váy xẻ ngược, xẻ xuôi, để lộ đến tận khúc đùi nõn nà, đập cửa ô tô đánh sầm, rồi

điềm nhiên lắc mông đi vào làng” [7;246]. Cái tên Khờ của cô nay cũng được

đổi bằng tên Lầy Lầy. Cô đã môi giới thành công một cô gái làng lấy chồng HồngKông, mang rất nhiều tiền của về cho mẹ. Sau vụ đó người dân xóm Chùa nhìn vào cái mác lấy chồng ngoại mà ao ước. Lão Bản phát ghen vì không có con gái, nhân cơ hội đó đổ lỗi cho vợ không biết đẻ. Niềm mong đợi của các ông bố bà mẹ cho con lấy chồng ngoại đã trở thành sự tính toán lợi nhuận đầu tiên: “Đầu tư chồng ngoại cho con gái chắc chắn lãi nhất” [7;251]. Cũng từ đó, họ toan tính đủ kiểu bằng mọi giá cho con lấy chồng nước ngoài. Những cái xưa nay vốn được coi là chuẩn mực cũng vì thế mà mất đi chỗ đứng. Người phụ nữ xưa nay được đề cao bởi chữ “trinh” thì nay nó lại là chuyện có thể thay trắng đổi đen. Bà Duệ với nguyện vọng cho con gái lấy chồng nước ngoài đã thuận lòng theo tính toán của cô Lầy Lầy, gom tiền cho con Hoa đi “tân trang” lại để đạt tiêu chuẩn còn “xịn”. Vì lợi nhuận trước mắt, vì sức nặng của đồng tiền, người ta bất chấp cả những giá trị thiêng liêng nhất của con người. Thì ra cái chữ trinh tiết kia cũng có đôi ba đường. Cái thứ “trinh tiết xóm Chùa” ám ảnh người đọc đến xót xa.

Cũng là câu chuyện lấy chồng ngoại, ở Chốn sơn khê Đoàn Lê cũng

69

ve mắt. Ai ngờ phẫu thuật thẩm mỹ xong, hôn phu Đài Loan đã kịp về nước với cô vợ khác” [7;36]. Xã hội thời mở cửa dường như đã bị chi phối quá nhiều vì đồng tiền. Việc lấy chồng ngoại đã trở thành “mốt” và nằm trong sự tính toán của các ông bố bà mẹ. Hạnh phúc cả đời của con cái được mang ra mua bán, đổi chác có lỗ lãi hơn thiệt như một món hàng.

Seri truyện ngắn: Xóm Chùa Ông, Đất xóm Chùa, Trinh tiết xóm Chùa, A tourisme xóm Chùa, Xóm Chùa thời ung thư đều lấy bối cảnh

không gian xóm Chùa và hệ thống nhân vật có sự trùng lặp với nhau. Những con người đó, câu chuyện đó đều là tư liệu thực tế, người thực việc thực mà nhà văn được trải nghiệm. Những câu chuyện đó tưởng như rất tầm phào chẳng có gì đáng chú ý như chuyện cái cát-set, ti vi xuất hiện như thế nào, bà Chiu bị tông xe thế nào, chuyện cái Nhớn ra tỉnh, con giá lão Bạch theo trai bỏ đi biệt tích để lại đứa con nhỏ cho cha già… đều trở thành mối quan tâm của dân xóm Chùa. Đến những chuyện gay cấn hơn như chuyện cô Lầy Lầy về thăm quê, chuyện kinh doanh du lịch của Cường, chuyện sốt đất, sốt lấy chồng ngoại…tất cả đều nằm dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường. Cái xóm Chùa bình yên thủa xưa đâu còn nữa, nó đã và đang dần biến đổi một cách chóng mặt không thể kiểm soát nổi. Trước những câu chuyện đó, giọng văn bình thản, lạnh lùng nhưng đằng sau đó là không ít những suy tư trăn trở của của nhà văn về thực tế xã hội.

Không gian xóm Núi heo hút cũng là nơi chứa đựng bao câu chuyện thế thái nhân tình. Chốn sơn khê tưởng là nơi người ta có thể tĩnh tâm an nhàn, tách biệt với cuộc sống bon chen bụi bặm chốn thành thị nhưng nào ngờ cũng ẩn chứa không ít bi kịch: “Cái Gái sắp lấy chồng Đài Loan, phải vay nợ đi xóa vết ve mắt. Ai ngờ phẫu thuật thẩm mỹ xong, hôn phu Đài Loan đã kịp về nước với cô vợ khác. Thằng Tí ra trường lái xe, bán nửa mảnh vườn lấy tiền nộp công ty ký quỹ hợp đồng. Người chủ mới khu vườn đào móng xây

70

nhà, đào trúng được một hũ bạc hoa xòe, giá trị gấp mấy mươi lần tiền mua vườn. Thằng Tí chết đắng. Cô Bân giặt chăn ga cho một nhà hàng ngoài biển, đêm hôm nọ vớ được hai trăm đôla khách đánh rơi, bị gã chủ lột hết, lại còn vu cho ăn cắp. Cô Bân ức quá treo cổ tự tử. May có đứa con la làng đến cứu...” [7;36]. Tựa hồ như bi kịch cuộc sống lúc nào cũng rình rập, vồ lấy những con người nhỏ bé, nghèo khổ. Đó là những câu chuyện đời thường của cuộc sống vẫn thường xuyên xảy ra không riêng gì xóm Núi này. Cũng có những câu chuyện đời thường nhưng khiến người ta phải rùng mình, gây ám ảnh cho người đọc. Ở đất nghèo ven biển này quanh năm suốt tháng người ta vẫn cố bám lấy cái nghèo để sống nhưng ngược lại, mạng người cũng rẻ như mạng một con ngóe. Câu chuyện thằng Tí lái xe cán phải một người đi đường thêm phần ghê sợ hơn với lời giải thích cho việc nó cán nạn nhân những hai lần: “Cháu phải làm thế chính vì biết ông ta vẫn còn ngắc ngoải. Lần thứ hai bị nghiến qua người ông ta mới chết hẳn. Việc ấy nhiều người trông rõ rành rành thành thử cháu phải khai thế nào cho thật khéo... Theo luật, cán chết người chúng cháu phải đền có hăm nhăm triệu thôi bà ạ. Nhưng lỡ may họ tàn tật, hay bán thân bất toại, mình phải chạy chữa đền bồi, thuốc thang nuôi

nấng gấp mấy lần hăm nhăm triệu cơ” [7 ;40,41]. Rồi đến chuyện ông Thuấn

làm một chức to ở huyện vì mắc tội khó gỡ nên tìm đến cái chết treo cổ đầy ai oán. Mạng người ở chốn này thật rẻ rúng. Sự sống và cái chết cái chết mong manh gần như không có sự ngăn cách. Những cái chết thương tâm, ai oán đặt ra một câu hỏi lớn cho cá nhân và xã hội về giá trị của cuộc sống.

Người dân xóm Núi còn có những nỗi vất vả riêng, câu chuyện về những chuyến đi là đặc trưng của cuộc sống miền biển. Đặc biệt, những câu chuyện đó khắc sâu vào nỗi mong đợi mỏi mòn của người phụ nữ. Oan hồn ngõ đá dốc là câu chuyện tình oan trái với kết thúc xót xa của Tú và Thơ.

71

viễn nằm lại nơi biển cả. Sự ra đi không có ngày trở về của Tú khép lại cuộc đời anh nhưng Thơ vẫn ngày đêm hy vọng một ngày nào đó Tú sẽ về. Chị Yên trong Làm đẹp cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Bước chân sang tuổi năm mươi chín, chị đến thẩm mĩ viện với mong muốn vớt vát sửa sang làm đẹp cho người chồng tương lai, một người đàn ông quanh năm lênh đênh với con thuyền gỗ thu mua than trôi nổi. Cái cơ thể ở tuổi năm mươi chín, làm mẹ của năm đứa con với cuộc sống dãi dầu nắng mưa đến nay đã già nua. Hơn nữa, phần nhanh già nhất của người phụ nữ gần như không thể cứu vãn được. Tuy nhiên, với tình yêu chị dành cho người đàn ông thuyền dù đau đớn tốn kém mấy chị cũng cam lòng. Nhưng éo le thay, cơ thể chị đã được tân trang lại, đã hấp dẫn hơn xưa thì người đàn ông của chị lại vĩnh viễn rời xa chị. Trong một cơn bão bất ngờ, an bị cuốn trôi ra biển, không tìm thấy xác. Tình yêu của chị và tất cả niềm hi vọng về hạnh phúc bị dập tắt. Nỗi đau ấy lại nhói lên mỗi khi chị nhìn thấy có thuyền đi qua. Câu chuyện của Thơ, của chị Yên là một trong số nhiều hoàn cảnh của những gia đình gắn bó với nghề biển. Họ luôn phải đối mặt với nguy cơ mất mát, nguy hiểm nơi đầu sóng ngọn gió bất cứ lúc nào.

Không chỉ những xóm Chùa, xóm Núi mới có những câu chuyện đời như thế, cuộc đời ngoài kia cũng có biết bao vấn đề gay nhức nhối. Viết về chuyện đời, Đoàn Lê còn đề cập đến những bi kịch của con người do hoàn cảnh tác động. Nguyên nhân cơ bản vẫn là cái nghèo khó, túng quẫn khiến con người ta rơi vào bi kịch. Thành hoàng làng xổ số là một câu chuyện như như vậy. Truyện ngắn là mẩu chuyện về cuộc đời, số phận của lão Khiển – một viên chức văn thư bình thường với đồng lương ít ỏi, gia đình nheo nhóc với bốn đứa con thơ đã trở thành thành hoang làng xổ số như thế nào. Nghèo khó, chật vật túng quẫn đeo bám lão như cái ách đè nặng lên cổ trâu không biết khi nào có thể giải thoát. Nguyên nhân đưa đẩy lão đến với xổ số cũng vì cái

72

nghèo, lão hi vọng có thể cất lại ngôi nhà xiêu vẹo và cải tang lại những ngôi mộ có nguy cơ trôi sông của tứ thân phụ mẫu. Với ý đồ đó, mỗi tháng lão cố tằn tiện số lương văn thư ít ỏi để mua một tấm vé xổ số với tất cả niềm hi vọng

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 72 - 82)