Không gian xóm Núi

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 88 - 90)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2. Không gian xóm Núi

Đọc văn xuôi Đoàn Lê, người đọc dễ dàng nhận thấy bên cạnh không gian xóm Chùa thuần Việt còn xuất hiện một không gian nữa cũng gây sức ám ảnh lớn đối với người đọc. Đó là không gian xóm Núi, ven biển Đồ Sơn, nơi Đoàn Lê trở về nghỉ ngơi sau những năm tháng kiếm tìm hạnh phúc và đam mê của cuộc đời. Đó là chốn nghỉ chân sau chặng đường dài, cũng là nơi ở ẩn của tác giả, tránh xa cái bụi bặm, xô bồ ngoài kia. Bà gắn bó với mảnh đất này, nó là bối cảnh để bà ký gửi hiện thực.

Đó là một không gian vừa có núi vừa mang những đặc trưng rất riêng của biển.“Lại chuyện về xóm núi heo hút. Nơi đôi khi gió biển đưa tới mùi sơn hào hải vị đầy khiêu khích của các nhà hàng, nơi mỗi khi lắng tai trong đêm vẫn nghe được tiếng sóng khơi xa ầm ì vọng tới. Xóm núi gồm mươi nóc nhà bình lặng yên ả, nằm sát chân ngọn Mẫu Sơn, dân chưa đủ đầu người phục vụ

chạy vặt cho nhu cầu du lịch bờ biển sát nách đó” [7;15]. Đoàn Lê gọi nơi đó

bằng cái tên lãng mạn, văn chương – chốn sơn khê, tìm về ở ẩn như một tao nhân mặc khách trong chốn bình yên dân dã. Nhưng thực tế nơi đây không hẳn như người ta tưởng tượng. “Cái xóm nhỏ gồm vài chục nóc nhà, như lũ rệp nép mình bên dãy núi lùn tè, lấy đâu ra khói lam chiều, tiếng mõ trâu hòa tiếng sáo

diều vi vu của lũ trẻ mục đồng… như các cố thi nhân đã viết” [7;30]. Lý giải

cho thực tế trần trụi đó là cái nghèo đói vẫn đeo bám dai dẳng xóm núi nhỏ.

82

ra phục dịch ngoài đó tất, tựa như lũ ruồi bâu vào miếng thịt trâu ôi. Họ vẫn nghèo kiết xác, nhưng đã dùng bếp dầu, bếp than tổ ong để cướp thời gian, hỏi bói đâu ra làn khói thơ mộng bảng lảng vương vít trên mái rạ? Và lũ trẻ chăn trâu trọi ở đây nghịch hơn lũ giặc, oánh nhau thành thần, dẫu cho ăn

kẹo cũng đố thổi được sáó” [7;30]. Không gian xóm Núi vừa núi vừa biển,

vừa ồn ào vừa lặng lẽ là nơi che chở bao nhiêu kiếp người khác nhau. Ở đó có sự đối lập giữa cuộc sống ồn ào ngoài bãi biển và cái lặng lẽ, hẻo lánh của khu xóm heo hút. Bãi biển ngoài kia là nơi mưu sinh của đủ loại dân tứ xứ dạt vào. “Tiến độ xây dựng khách sạn nhà hàng du lịch leo thang vùn vụt. Những mảnh đất mới hôm qua cây xanh, hoa dại, chỉ một sớm một chiều những ông Chử Đồng Tử thời A còng đã biến đánh nhoáy thành khách sạn dăm bảy tầng

mọc lên ngất ngưởng trước bãi biển lộng gió” [7;16]. Không gian xóm Núi

nghèo khó ven biển vì thế mà trở thành nơi chứng kiến những mảnh đời trôi dạt, lang thang, bị số phận đưa đẩy đến nơi xa lạ. Nơi đó có bao cuộc đời, bao số phận bất hạnh nổi trôi bất định như cuộc đời âm thầm lặng lẽ của hai bà cháu trong Viên sỏi. Cũng có ai ngờ nơi heo hút ấy lại là chốn dung thân, thành không gian sinh tồn của biết bao thân gái bị số phận đưa đẩy thành gái nhà hàng, phải bán thân nuôi miệng. “Các em gái từ mọi ngả đổ về kiếm sống, chân dài có, chân ngắn ngủn cũng có, miễn sao em nào cũng sẵn vốn trời cho giống nhau. Lẫn sau màu sơn đỏ móng chân, dễ thường còn ánh lên màu vàng ruộm của bùn đất. Họ ngây thơ, dặt dẹo trên những đôi giày cao gót,

diễu dọc bờ biển từng đàn” [7; 33-34].

Xóm núi heo hút, hẻo lánh trong văn xuôi Đoàn Lê còn là không gian sinh tồn của những kiếp người lao động khó nhọc trên chính mảnh đất quê mình. Đó là vợ chồng nhà Ty trong Rồi bụt hiện lên, Tú, Thơ trong Oan hồn

ngõ đá dốc. Đó còn là không gian của đôi vợ chồng bìm bịp may mắn. Có thể

83

biển là không gian chứa đựng hầu hết những mảnh đời bất hạnh, lam lũ nhưng bên cạnh đó vẫn ánh lên hơi ấm của tình yêu thương, bao dung của con người.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 88 - 90)