Thời gian thực tại

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 96 - 98)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Thời gian thực tại

Thời gian thực tại trong những tác phẩm mang dấu ấn đời tư của tác giả thường chỉ là một khoảnh khắc để từ đó nhân vật hồi tưởng lại quá khứ, kiểu thời gian này phổ biến hơn ở những câu chuyện đời. Đó là thời gian được trần thuật trong tác phẩm đi theo trật tự của thời gian khách quan, gắn với mô hình thời gian tuyến tính. Trong những tác phẩm này, thời gian được tổ chức theo trật tự trước sau của các sự kiện, sự việc gắn với điểm nhìn bên ngoài của ngôi thứ ba hoặc người kể chuyện từ ngôi thứ nhất. Theo trật tự thời gian ấy, hiện thực trong tác phẩm là hiện thực về cuộc sống, con người được thuật lại trong tình cảm nhân văn của tác giả.

Trong Tiền định, thời gian thực tại là khoảng thời gian diễn ra cuộc

hành trình của cô Chín và người đàn ông từ Hà Nội về Đồ Sơn. Đó là thời gian thực, thời gian sự kiện, tác giả lấy đó làm điểm tựa để mở ra những hồi tưởng của Chín về cuộc đời nàng với rất nhiều biến cố, sự kiện khác nhau. Hay trong Giường đôi xóm Chùa, thời gian thực tại là khoảnh khắc cuối cùng của người đàn bà bất hạnh ở nơi đã từng là tổ ấm hạnh phúc của mình. Trong đêm ấy, chị trăn trở với những nỗi đau của người bị phản bội, về giá trị của hạnh phúc. Như vậy, thời gian thực tại ở đây là khoảng thời gian rất ngắn nhưng đã được tác giả sử dụng thủ pháp đồng hiện, kéo căng thời gian để khéo léo sắp đặt các tình tiết, sự kiện, khắc họa nhân vật.

Bên cạnh kiểu thời gian thực tại đan xen với hồi ức là kiểu thời gian thực tại thuần túy. Kiểu thời gian này xuất hiện trong các tác phẩm phản ánh đời sống con người xã hội, giống như một câu chuyện tác giả kể về số phận, đời sống con người. Có thể kể đến các tác phẩm Thành hoàng làng xổ số, Cô

Khịt, Làm đẹp, Rồi bụt hiện lên…dòng sự kiện xuất hiện theo trật tự tuyến

tính ở thời gian thực tại. Tiêu biểu cho kiểu thời gian này là truyện Rồi bụt hiện lên, ở đây tác giả kể lại tuần tự những câu chuyện xoay quanh cuộc sống

90

của người đàn bà vùng biển tên. Thị là người phụ nữ có duyên thầm, duyên thầm đến nỗi mười bảy tuổi Ty sập bẫy khi chưa học xong lớp tám, gia đình vội cho thị tổ chức đám cưới qua quýt với anh chàng thợ xây cùng xóm tên Nang. Cũng giống như những người dân vùng biển khác, thị phải lao ra kiếm sống ở khu du lịch vì cái nghèo. Chồng Ty là người khỏe mạnh nhưng đần đù, đêm ngày chỉ có nghề quai vồ đóng cọc móng nhà. Khi người chồng ấy bị bệnh đành bỏ nghề, tất cả gánh nặng gia đình đổ lên đầu thị. Tối ngày thị xoay quanh với mớ công việc cốt để nuôi mấy cái miệng ngày hai bữa cơm và tiền thuốc thang cho chồng. Trong khi Ty rơi vào túng bấn không biết kiếm đâu ra tiền đưa chồng đi viện thì một tình thế trớ trêu đến với thị. Nhà nghỉ nơi Ty giặt chăn ga thuê có khách “sộp” mà không kiếm đâu ra “em bé thứ mười hai” cho ông khách. Bà Phương chủ nhà nghỉ nghĩ ngay đến việc thế Ty vào chỗ đó coi như bà “nhón tay làm phúc”. Ty trợn tròn mắt, kinh hoàng trước lời bảo ban của bà chủ. Hình ảnh năm tờ giấy xanh lá cây như xòe ra trước mắt Ty, bị ép đẩy vào phòng nhưng chị nhất định không làm theo ý bà Phương. Trước mắt người đàn ông trong căn phòng ấy là một khuôn mặt chứa chan nước mắt, nhan sắc thân hình vã ngon lành nhưng không có nét đặc trưng của giống bướm đêm. Qua cuộc nói chuyện với Ty, người đàn ông nghĩ đến người vợ bội bạc của mình mà thấy cay cay nơi sống mũi, lão nhận ra một điều tình nghĩa thiêng liêng không thể mua được bằng tiền. Rồi chồng Ty khỏe mạnh dần, lại may mắn được làm bảo vệ cho một xí nghiệp nhỏ, cuộc sống gia đình Ty dần đỡ vất vả hơn xưa. Trong bữa cơm tiếp người ân nhân của gia đình mình, Ty sững người khi ân nhân của gia đình mình cũng chính là người đàn ông thị đã gặp trong nhà nghỉ Thiên Phương. Ty hiểu ra tất cả những điều may mắn đã “tình cờ” đến với gia đình thị trong thời gian qua giống như có Bụt hiện lên như thuở bé thị vẫn nghe kể.

Như đã nói ở trên, thời gian thực tại trong những tác phẩm mang tính tự truyện thường đan cài với thời gian hồi ức và chỉ được nói đến trong một

91

khoảnh khắc chóng vánh. Do đặc trưng của yếu tố tự truyện, chi tiết trong tác phẩm là câu chuyện của quá khứ, được hồi tưởng trên phông nền của hiện tại. Với cách xây dựng thời gian này, tác giả có điều kiện khám phá, đào sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)