Thời gian hồi ức

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 98 - 100)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2. Thời gian hồi ức

Cùng với thời gian thực tại, thời gian hồi ức là đặc tính cơ bản làm nên yếu tố tự truyện trong văn học. Nếu như thời gian thực tại là cái cớ cho nhân vật xuất hiện và bộc lộ tình huống thì thời gian hồi ức là cách để nhân vật bộc lộ tư tưởng… Thời gian hồi ức là khoảng thời gian quá khứ, trở lại trong sự hồi tưởng của nhân vật. Do đó, các sự kiện không diễn ra theo trật tự tuyến tính mà có thể bị đảo lộn giữa các lớp cắt thời gian. Trong sự đảo lộn thời gian đó nhà văn để nhân vật tự bộc lộ những ý nghĩ, hành động, cảm xúc, diễn biến tâm lý của mình. Những lớp cắt thời gian giúp người đọc ngày càng có hình dung đầy đủ hơn về nhân vật và ý nghĩa của tác phẩm.

Trong sáng tác của Đoàn Lê, ngay ở thời gian hồi ức các lớp thời gian cũng bị đảo lộn, tạo nên sự thú vị, bất ngờ cho người đọc. Trong một loạt tác phẩm như Cuốn gia phả để lại, Tiền định, Giường đôi xóm Chùa, Con tôm xót xa, đều có sự xuất hiện của thời gian hồi ức. Những mảng kí ức, dòng hồi tưởng, giấc mơ hay độc thoại nội tâm là những thủ pháp độc đáo được Đoàn Lê sử dụng để làm xuất hiện kiểu thời gian này.

Trong cuốn tiểu thuyết Tiền định Đoàn Lê đã sử dụng tối đa thời gian hồi ức, khéo léo đan cài các khoảng thời gian trong quá khứ để tái hiện đầy đủ cuộc đời nhân vật Chín – người con gái nhan sắc nổi danh, đa tài nhưng số phận lại lắm trớ trêu. Dòng hồi tưởng của nhân vật cho phép nhà văn tạo dựng nên những mảnh ghép thời gian khác nhau. Đó là cảm xúc run rẩy khiếp sợ của một cô bé mười sáu tuổi trốn gia đình, trốn khỏi những cuộc chơi với các chị em gái cả gan leo lên tàu theo đuổi niềm đam mê làm diễn viên. Và hai

92

năm sau, cô bé đã an phận trong vai trò làm vợ, làm mẹ rồi lại nhận lấy những bi kịch gia đình tan vỡ khi vừa trong hai mốt tuổi với hai đứa con thơ dại. Hay tâm trạng hoang mang, lo sợ khi phải phá bào thai hơn bốn tháng tuổi với người đàn ông mình yêu, cái cảm giác đau đớn khi nàng bị người tình phản bội, dối lừa. Dòng hồi ức của nhân vật cho phép nhà văn tái hiện lại những dấu mốc thời gian xa hơn nữa – đó là kỷ niệm thời thơ ấu khi cả gia đình nàng phải tản cư về Nam Định ở nhà mẹ cả… Rồi kí ức của Chín khi còn là một cô bé lên ba đã bị ám ảnh bởi thân phận nữ nhi của những người phụ nữ nhà nàng…

Hồi ức của nhân vật thường được đánh thức bởi sự liên tưởng. Chỉ bằng những hình ảnh của kỷ niệm cũng gợi cho nhân vật hồi tưởng về câu chuyện quá khứ. Trong truyện ngắn Đêm ngâu vào, từ cơn mưa chiểu rả rích, hình ảnh của ba chú khỉ gỗ đã gợi lên trong nhân vật bao suy ngẫm về sự lựa chon trong quá khứ. Hơn hai mươi năm trước, cũng vào một chiều mưa ào ạt, ở chính không gian này anh đã quá rụt rè, e ngại, không dám thổ lộ với người con gái mình yêu để mấy chục năm sau đó khi cả anh và nàng đều chẳng còn trẻ trung gì nữa anh vẫn mãi ân hận, chết chìm trong sự tiếc nuối. Thời gian quá khứ được tái hiện lại không nhiều, chỉ một vài tình tiết nhỏ nhưng đủ để tạo nên những khoảng lặng mênh mang trong tâm hồn nhân vật, thể hiện rõ nét những dòng tâm tư của nhân vật.

Truyện ngắn Giường đôi xóm Chùa, theo dòng hổi tưởng nhân vật tôi nhớ lại toàn bộ cuộc sống gần ba mươi năm của hai vợ chồng với bao buồn vui lẫn lộn. Kí ức của chị dừng lại rất lâu để kể chuyện về đứa con trai, đứa cháu nội mới chào đời với bao cảm xúc dạt dào. Dòng hồi tưởng cũng đưa chị về quá khứ xa xưa hơn nữa trong một đêm trung thu thủa nhỏ, chị được một người bạn tặng cho chiếc đèn kéo quân tuyệt đẹp. Những hình ảnh đó thể hiện chút luyến tiếc của nhân vật trong việc lựa chọn người bạn đời, chị nghĩ về

93

quá khứ trong sự đối sánh với hôn nhân hiện tại đang đi đến những giây phút cuối của sự đổ vỡ. Dòng hồi ức lại đưa nhân vật đến với quá khứ gần hơn, chỉ cách thời điểm hiện tại một tháng, chị có dịp đi công tác ở Quảng Ninh để làm một bộ phim tài liệu. Chuyến đi đó chị đã gặp người đàn bà là người yêu của anh thời trẻ và luôn nghi hoặc thắc mắc một câu “Anh ấy muốn tìm điều gì ở

người đàn bà anh yêu?” Thời gian thực tế chỉ là thời gian của một đêm mất

ngủ nhưng thời gian hồi tưởng lại là cả đời người với những cảm xúc hỗn độn của hiện tại.

Nói chung, thời gian hồi ức là dòng thời gian phổ biến trong các sáng tác của Đoàn Lê. Dựa trên một khoảnh khắc hiện tại, tác giả để nhân vật của mình hồi tưởng về quá khứ thông qua hình thức liên tưởng, giấc mơ hay độc thoại nội tâm. Với thủ pháp dồn nén, kéo căng thời gian, tác giả đã xây dựng được lượng thông tin lớn chứa đựng trong khoảng thời gian thực tế rất ngắn. Thủ pháp này cũng cho phép nhà văn có thể vượt qua sự trói buộc của thời gian biên niên lịch sử để có thể xáo trộn thời gian tùy ý muốn chủ quan và bộc lộ ý đồ sáng tạo nghệ thuật. Trong các truyện đã phân tích, thời gian hồi ức còn là điều kiện để khám phá chiều sâu trong thế giới nội tâm con người.

Thời gian thực tại và hồi ức luôn đan quyện vào nhau, trong đó thời gian thực tại xuất hiện rất ít nhưng lại là phông nền cho sự xuất hiện thời gian hồi ức. Do tác phẩm văn học mang tính tự truyện có thiên hướng giãi bày, chiêm nghiệm những ấn tượng thuộc về quá khứ nên thời gian trong tác phẩm phần lớn là thời gian hồi ức.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 98 - 100)