Các chặng đường sáng tác văn xuôi của Đoàn Lê

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 40 - 42)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Các chặng đường sáng tác văn xuôi của Đoàn Lê

Đoàn Lê được biết đến là một nghệ sĩ đa tài, nhưng có lẽ văn chương là lĩnh vực xác lập tên tuổi của bà. Đoàn Lê bén duyên với nghề viết từ khá sớm, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường bà đã nổi danh với thi phẩm Bói hoa và được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt. Tuy thơ là thể loại mang đến cho Đoàn Lê thành công bước đầu trong nghề viết nhưng sau này bà lại trải lòng ở lĩnh vực văn xuôi. Ngay từ những truyện ngắn đầu tay, tên tuổi của Đoàn Lê đã lần lượt xuất hiện trên hai tờ báo danh tiếng: Văn nghệ và Đại đoàn kết. Đó là bộ ba truyện ngắn: Đôi mắt hoa nhài, Trương Viên, Cây xoan non.

Kể từ khi đăng chùm truyện ngắn đầu tay, Đoàn Lê có hơn 15 năm nếm trải, tích lũy vốn sống và suy ngẫm về nghề văn rồi mới bắt tay vào tiểu thuyết. Khoảng thời gian này giúp bà trải nghiệm cuộc sống đồng thời thai nghén một tác phẩm dài hơi theo ý mình. Năm 1988, đời sống văn chương Việt Nam đã ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của Đoàn Lê khi bà cho xuất bản tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại. Sự ra đời của tác phẩm khẳng định

những bước tiến rất vững vàng của một cây bút văn xuôi đầy tiềm năng. Cuốn

gia phả để lại được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ dịu dàng, tinh tế, nhiều khi lại

hóm hỉnh, lịch lãm đã chứng tỏ một nghệ thuật viết tiểu thuyết già dặn. Với cuốn tiểu thuyết đầu tay này, nhà văn Đoàn Lê được trao giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (1989 - 1990).

Thành công của Cuốn gia phả để lại như một bước đệm chắc chắn để Đoàn Lê dấn bước sâu hơn với văn xuôi. Như một nguồn động lực lớn, sau

34

tiểu thuyết đầu tay Đoàn Lê liên tục cho xuất bản một số tiểu thuyết: Người đẹp và đức vua (1991), Thành hoàng làng xổ số (1992), Lão già tâm thần (1993). Với sức sáng tạo không ngừng nghỉ, chỉ trong 10 năm đầu thế kỷ XXI

bà tiếp tục cho ra đời bốn tâp truyện ngắn: Nghĩa địa xóm Chùa (1999), Trinh tiết xóm Chùa (2005), Người khách đêm giao thừa (2007) và tiểu

thuyết Tiền định (2010). Tiểu thuyết Tiền định ra mắt độc giả đã nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của độc giả và lọt vào vòng Chung khảo của giải thưởng Bách Việt. Tác phẩm được đánh giá là có những bước tiến mới trong nghệ thuật tiểu thuyết.

Tiểu thuyết là một phần thành công của nhà văn nhưng trong hoạt động văn học nghệ thuật đa năng thì truyện ngắn mới là thể loại xác lập đẳng cấp của Đoàn Lê. “Nhà văn Đoàn Lê là một cây bút viết truyện ngắn đặc sắc. Truyện ngắn của chị xuất hiện liên tục đều đều trên nhiều tờ báo. Truyện ngắn Đoàn Lê lúc thì đằm thắm, trữ tình, lúc thì hiện thực sắc sảo. Có lúc táo bạo, hiện đại bất ngờ, có lúc trẻ trung thổn thức như một cô gái mới

lớn.”(Nguyễn Xuân Khánh). Bà từng tâm sự: “Tôi đặc biệt rất thích viết

truyện ngắn. Chỉ những gì không thể viết ngắn được thì tôi đành chịu. Truyện ngắn là sự tinh lọc của ngôn ngữ nên đòi hỏi phải công phu, không thể đùa được. Khi viết tôi quan tâm đến số phận con người…Cái kết trong truyện ngắn là cực kỳ quan trọng, nếu bỏ nó đi coi như truyện không còn nữa. Còn như đón nhận của người đọc với tác phẩm thì bao giờ cũng là điều bí ẩn, ít ra là đối với tôi” [29].

Hiện nay, ở tuổi ngoài 70 nhưng người đàn bà “trời cho làm thơ” ấy vẫn không nguôi niềm đam mê với văn chương. Sắp tới bà sẽ ra mắt độc giả một tập truyện ngắn và một cuốn tiểu thuyết khoảng 400 trang. Sau bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, nhưng sức sáng tạo của Đoàn Lê không ngừng nghỉ. Chính những chấn thương tâm lý, những va đập của cuộc đời đã tạo nên một

35

Đoàn Lê đầy nghị lực và bản lĩnh. Những trang viết như chính gan ruột của bà được giãi bày trên giấy. Có lẽ những nếm trải của cuộc đời với đầy đủ những cung bậc buồn vui, những hạnh phúc và bất hạnh đã qua của người đàn bà đa đoan này đã làm nên những trang viết mang màu sắc Đoàn Lê!

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)