Câu chuyện về người thân

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 63 - 72)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Câu chuyện về người thân

Đời sống gia đình là mối quan hệ căn cốt với mỗi con người. Con người cá nhân tác giả tồn tại không thể tách rời mối quan hệ đó. Đọc văn xuôi Đoàn Lê ta thấy những câu chuyện về con người cá nhân bao giờ cũng gắn với mối quan hệ gia đình. Qua đó, không gian sống và mỗi thành viên trong gia đình cũng lần lượt được xuất hiện, mỗi người lại gắn với những câu chuyện riêng – chung khác nhau. Viết về những gì xảy ra xung quanh, mắt thấy tai nghe nên những sự kiện được kể rất giản dị, chân thành những cũng vô cùng hấp dẫn

Khảo sát văn xuôi Đoàn Lê, người đọc không chỉ thấy bóng dáng con người cá nhân tác giả mà còn nhận ra những người thân của bà cũng có mặt

57

trong đó. Những người thân trong gia đình hơn ai hết là người bà gần gũi, hiểu rõ nhất về đời sống, suy nghĩ, tình cảm. Đó chính là nguyên mẫu để bà xây dựng cốt truyện, nhân vật trong sáng tác của mình. Tùy vào ý đồ nghệ thuật mà bóng dáng về người thân xuất hiện đậm nhạt khác nhau. Có khi câu chuyện về người thân trong gia đình được nói đến qua một chi tiết nhỏ trong mối quan hệ gia đình, cũng có khi họ được xuất hiện trọn vẹn trong một tác phẩm, đóng vai trò là nhân vật trung tâm. Với những trang văn đầy ắp sự kiện của Đoàn Lê, mỗi nhân vật được xuất hiện hầu hết được gắn với một câu chuyện khác nhau. Có thể thấy đó là những người được bà dành nhiều tình cảm, dành cho họ những trang viết đó chính là một cách thể hiện tình cảm của nhà văn.

Đời sống của các thành viên trong gia đình có sức ám ảnh lớn với nhà văn. Người kể chuyện đóng vai trò dẫn dắt người đọc đi từ cuộc đời nhân vật chính đến những câu chuyện trong gia đình, lấy cuộc đời của nhân vật chính làm trung tâm. Câu chuyện về gia đình Chín trong Tiền định là những câu

chuyện của cuộc sống đời thường nhưng ở đó lại có ý nghĩa rất to lớn. Những điều đó ám ảnh và trở thành nỗi băn khoăn của cô ngay từ thủa nhỏ. Mẹ nàng khao khát đến cháy bỏng một cậu con trai để có người hương khói nhưng trớ trêu thay, ông trời phụ lòng mong đợi của cả gia đình nàng. Từ nhỏ, Chín đã băn khoăn: “Sao mình không mọc chim như con trai?” [5]. Sau này Chín mới biết người ta không thể tự mọc được chim. Và rồi khi mẹ nàng mang thai em thứ mười một, cả gia đình lại hồi hộp mong chờ, “cái Chín chờ đợi hơn ai hết

một em giai có chim hẳn hoi cho Chín bế bồng” [5;184]. Em thứ mười một

cất tiếng khóc chào đời như một tiếng thở dài âm thầm, nỗi ngao ngán bao trùm lên cả gia đình. Cả nhà bàn bạc mang em bé cho một ông trùm ở bên kia sông, Chín biết chuyện khóc ngất trước chuyện đau đớn không thể tưởng tượng nổi của người lớn. Sau này, em út nhà Chín không bị cho đi nữa, không

58

mang tên thứ mười một như lệ thường của gia đình mà được đặt tên là Tiếc. Câu chuyện của gia đình Chín đồng thời cũng là câu chuyện phản ánh thực tế tâm lí xã hội trọng nam khinh nữ. Tư tưởng đó đè nặng vào suy nghĩ của mọi người, nhất là người phụ nữ. Chín cùng các chị em mình từ khi còn là một cô bé cũng đã phải chịu đựng những suy nghĩ, trăn trở về vấn đề này. Là phận gái trong gia đình nên các cô cũng có những mặc cảm nhất định về thân phận của mình.

Chín cũng đã băn khoăn vì cái mối quan hệ tình cảm hình tam giác của gia đình mình giữa bố, mẹ già, mẹ đẻ. Trước mối quan hệ thân thiết giữa mẹ già và mẹ đẻ, nàng đặt ra câu hỏi: “không hiểu tại sao người ta có thể chấp nhận cảnh vợ lẽ con thêm như vậy? Còn cha nàng vẫn quan tâm đến hai bà

và các con như nhau”. Câu chuyện đó không đơn thuần là câu chuyện gia

đình Chín mà là câu chuyện của nhiều gia đình khác. Bởi thế, nhà văn Đoàn Lê cũng đã hơn một lần nói đến vấn đề này trong sáng tác của mình. Đó là người mẹ trong Cuốn gia phả để lại, Giường đôi xóm Chùa.

Viết về mối quan hệ trong gia đình, Đoàn Lê còn tập trung vào những cá nhân, con người cụ thể. Đó là những con người với cá tính riêng, đời sống riêng gây ấn tượng với tác giả. Tuy không cụ thể, tỉ mỉ giống như hồi kí nhưng trang văn Đoàn Lê vẫn mang lại cho người đọc những ấn tượng nhất định về người thân trong gia đình

Người cha luôn là trụ cột trong bất cứ gia đình nào, bởi thế những ấn tượng về người cha đối với những đứa con rất quan trọng. Trong Tiền định,

cô Chín hồi tưởng lại hình ảnh người cha của mình là một người giàu tình cảm: “Bố là người đàn ông tình cảm. Anh khóa Lộc không đỗ kỳ thi cuối cùng của triều đình, phẫn chí chuyển sang nghề thuốc. Với búi tó củ hành ẩn trong lượt khăn nhiều tam giang, áo dài tơ tằm, quần trắng lá tọa hồ lơ xếp nếp, hình ảnh ấy trong mắt mọi người thực là nho nhã, sang trọng. Nước da trắng

59

hồng mà đôi mắt lại đen ướt, thày lang búi tó làm khối bà mê món thuốc bắc. Khi bố nàng đặt bàn tay óng ả lên cổ tay các bà, các cô, lấy mạch, Chín tin

rằng có những mạch sẽ chạy lồng như ngựa” [5;176]. Trong những năm tản

cư hết vùng này đến vùng khác, bố nàng vừa lo lắng thu xếp cho cả nhà vừa xoay xở mở hiệu thuốc để nuôi sống gia đình. Mỗi lần bố về, chị em Chín lại có quà, khi thì cái bánh, tấm mía, cái kẹo bột... Nhưng Chín nhớ nhất là cái đêm mưa to giá rét ấy, bố trở về với bộ quần áo ướt sũng như “con cò gặp mưa”. Trên cán ô của bố là một túm lá bánh với lời giải thích: trời mưa, bánh trơn mỡ rơi lúc nào không biết. Đến sau này Chín vẫn còn nghi hoặc về túm lá bánh đó. Có thể do thày lang ế khách, đành phải túm lá về để đỡ bẽ bàng với các con. Ông lang là người giàu tình cảm nhưng với các con thì vô cùng nghiêm khắc. Khi các cô chị Chín đã thừa tuổi làm dáng, các cô rất mê được mặc quần áo tân thời, xỏ chân vào những đôi giày cao gót. Nhưng ông lang hạ lệnh cấm chỉ. “Theo ông, áo dài đồng lầm thắt vạt, quần lĩnh đen, dép quai

dừa, mới ra kiểu con nhà nền nếp sang quý” [5;212]. Những trò tán tỉnh của

các anh chàng ngấp nghé các chị Chín cũng bị ông lang cấm tiệt. Bởi vậy mấy chị em nàng rất sợ cái uy của bố. Trong mắt Chín, bố còn là người có tầm nhìn xa trông rộng, biết tính toán cho tương lai. Khi Hải Phòng không còn cảnh hỗn loạn, ông đưa tất cả mọi người ở quê ra tìm nghề sinh sống.

Người mẹ cũng được Đoàn Lê nói đến khá nhiều trong tác phẩm của mình. Đặc biệt, ở hình ảnh người mẹ tác giả để lại nhiều nỗi ám ảnh, trăn trở đối với người đọc. Hai tác phẩm mang tính tự truyện đậm đặc nhất là Cuốn gia phả để lại và Tiền định đều xuất hiện nhân vật người mẹ mà theo nhà văn

Đoàn Lê “Hình ảnh người mẹ đó cũng có những chi tiết tôi lấy nguyên mẫu từ mẹ đẻ tôi, của mẹ chồng tôi, cũng có những chi tiết lấy nguyên mẫu từ tất cả

các bà mẹ khác”. Đọc văn của Đoàn Lê ta có thể thấy bất kể người mẹ nào

đều có một điểm chung là người nhẫn nhịn, chịu đựng, là hình ảnh chung của người phụ nữ Việt Nam.

60

Người mẹ của Chín trong Tiền định là một người phụ nữ nghèo làng

Vẻn xinh xắn, đảm đang. Ông lang búi tó lấy mẹ nàng làm lẽ với hy vọng có thêm đôi ba con trai nữa. Không thực hiện được mong muốn đó nên mẹ nàng lúc nào cũng canh cánh nỗi lo không có người hương khói sau này. Khi tản cư về quê nội sống, mẹ Chín cùng các con ở chung 5 gian nhà với mẹ già – vợ cả của ông Chi Lan. Hai bà sau này thân thiết như chị em ruột khiến Chín không khỏi băn khoăn về mối quan hệ tình cảm của ba đỉnh tam giác ấy mà ở những ngôi nhà khác không bao giờ có. Những năm tháng sống ở Nam Định, bà lang hai vẫn phải bươn trải với đồng ruộng để nuôi các con. “Người đàn bà thành phố một nách năm con, thêm một mẹ già, nay phải đối mặt với đồng ruộng,

mưa nắng nhọc nhằn, sống được đâu phải dễ” [5;82]. Trong cái đói khủng

khiếp, đói hoa mắt, nhưng “Trên đầu mẹ vẫn giữ từng ấy khâu vàng, lại vàng lá lót cộm trong áo bà ngoại, nhưng mẹ cương quyết để tất cả chịu đói, không lấy

ra một ly. Phải công nhận mẹ chuẩn bị trường kỳ kháng chiến hơi kỹ” [5;82].

Hai người mẹ nàng, một mẹ già, một mẹ đẻ đều là những con người giàu đức hi sinh, vị tha. Bởi thế, sau này Chín nhớ đến hai người mẹ, nàng luôn tự hỏi không hiểu tại sao ngày xưa người ta có thể chấp nhận cảnh vợ lẽ con thêm như vậy.

Người mẹ chồng của Mỗ trong Cuốn gia phả để lại cũng có một cuộc

đời dằng dặc gian truân. “Cô gái quê chưa đầy ba mươi xuân xanh, hiền lành ưa nhìn. Cô gái khỏe mạnh, đang độ sinh nở thì chồng chết. Cô bế đứa con trai

lên bốn lang thanh lên tỉnh ở vú” [1;21]. Trong hoàn cảnh đó, có người mai

mối, cô ưng thuận lấy lẽ cụ Thừa đã gần kề miệng lỗ. “Cô gái quê cam phận lẽ mọn, chăm chút hầu bà bà vợ cả ho lao liệt giường với một cụ chồng hom hem, với một bầy con chồng hơn cô hàng chục tuổi, nanh nọc, khinh miệt cô, thường

chế giễu cô: đồ nhà quê” [1]. Khi bà cả chết, cô về ở hẳn làng Thượng, chắt

61

chồng. Đến năm ba mươi bảy tuổi thì cụ Thừa chết để lại một mình cô với một con riêng, một con trai cụ Thừa là cu Tự. Người đàn bà đó sống hết cuộc đời gắn với ngôi tổ từ, gánh vác trách nhiệm nhà chồng. “Gần nửa thế kỷ, cô gìn giữ khư khư bát hương, bài vị, cuốn gia phả đã cũ nát và đêm đêm hương khói

cho đến lúc thành bà lão lưng còng lẩy bẩy ngày nay” [1;23]. Vì bà yêu cụ

Thừa nên bà yêu cả gốc rễ, sứ mạng thiêng liêng của nhà chồng. Bằng mọi giá bà sống cùng cái từ đường, chăm lo hương khói để thực hiện nguyện vọng của chồng lúc lâm chung. Bằng cái tôi tự thuật, nhân vật đã mạnh dạn thể hiện cảm xúc: “Tôi xót xa thương mẹ chồng tôi”.

Trong các sáng tác của Đoàn Lê, chân dung các anh chị em trong gia đình cũng được nói đến khá nhiều. Tác phẩm Tiền định mang tính tự truyện

cao đồng thời cũng ghi dấu nhiều câu chuyện về các anh chị em trong gia đình hơn cả. Phần lớn, đó là những kỷ niệm của Chín từ khi còn nhỏ nên mặc dù xuất hiện với tần suất lớn nhưng không mấy đậm nét. Mỗi câu chuyện như một mảnh ghép nhỏ, tạc nên bức tranh muôn hình vạn trạng. Mỗi người thân được nói đến đều gắn với một câu chuyện cụ thể nhưng phần lớn là nỗi bất hạnh của những người phụ nữ trong gia đình bởi “những người phụ nữ nhà

nàng chưa ai tìm được hạnh phúc đích thực” [5;275]. Tuy nhiên, số phận của

những con người đó không được khắc họa chi tiết, tỉ mỉ. Chị Sáu nhà nàng là người phụ nữ. “không chim sa cá lặn nhưng ra đường ai cũng ngoái cổ nhìn

theo. Tầm thước, nhu mì, con nhà gia thế, chị lắm mối lái theo đuổi” [5;287].

Thế nhưng cuộc đời chị không mấy phẳng lặng, chị lận đận với hai lần kết hôn. Cuộc hôn nhân không tình yêu của chị tan vỡ sau một tuần tổ chức linh đình. Duyên số sắp đặt chị đến với anh Cử - con một gia đình công chức nghèo. Chị Sáu vì tình yêu mà chấp nhận tất cả gánh nặng gia đình nhà chồng: bố mẹ già lú lẫn, người chị chồng bị điên, năm đứa con, ba đứa cháu. Đối với Chín, chị Sáu cũng giàu đức hi sinh giống như những người phụ nữ

62

khác quanh nàng. Sinh ra trong gia đình nhiều con gái, các chị em nhà Chín dường như có một điểm chung là không ai có được cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Họ là những người luôn tôn thờ tình yêu, cả đời kiếm tìm hạnh phúc nhưng chính điều đó làm cho người ta trở nên bất hạnh. Em Mười nhà nàng vì tôn thờ tình yêu mà cả đời sống như một tu sĩ. “Mười không lấy chồng. Hay nói đúng hơn người em yêu, từng chung sống một thời đã chết sớm. Mười chưa một lần làm mẹ. Em sống khắc khổ tựa tu sĩ từ khi người yêu em rời bỏ thế gian này” [5;291]. “Bây giờ, Mười chăm chùa chiền, tựa một bà vãi non!” [5;292]. Và như vậy, như thiên chức trời định sẵn, Mười trở thành tài sản chung của các chị gái, các cháu, là nơi nâng đỡ tinh thần cho mọi người trong gia đình. Em Tiếc là em út, cũng là người bất hạnh nhất trong gia đình. Tiếc là người giỏi giang, xinh đẹp, thích sống tung hoành ngang dọc như đàn ông. Khi cất tiếng khóc chào đời, em đã không nhận được sự chào đón nồng nhiệt của gia đình. Có lẽ vì thế mà cuộc đời nàng lênh đênh bảy nổi ba chìm như được định sẵn. Cái tên cô cùng câu chuyện khi cô vừa được sinh ra như nỗi ám ảnh suột cuộc đời. Cũng vì tình yêu, cô rời bỏ gia đình đi tha phương tìm hạnh phúc năm mới hai mươi tuổi. Sau cuộc vượt biên gian truân, Tiếc gần như mất tích khiến cho gia đình luôn thấp thỏm mong ngày trở về của cô. Mỗi lần xuất hiện của họ chỉ là hình thức tạt ngang câu chuyện của người kể bởi cốt truyện không hướng đến gia đình mà hướng vào nhân vật trung tâm là Chín. Bên cạnh những câu chuyện đó còn rất nhiều chi tiết khác liên quan đến những người thân trong gia đình. Đó là chuyện tình yêu của các chị gái, những trò “chơi ác” của mấy chị em nhà nàng, chuyện về ông cậu liệt sĩ, bà ngoại... Tất cả không theo trật tự thời gian mà được kể lại theo dòng cảm xúc. Bởi thế, người kể không ngần ngại bộc lộ cảm xúc chủ quan khi mỗi nhân vật được nói đến.

Với tiểu thuyết – một thể loại với đặc tính dung lượng bao quát được nhiều vấn đề, tác giả có cơ hội bộc lộ nhiều trải nghiệm cá nhân. Mỗi câu

63

chuyện nhỏ được kể là một lần hé mở sự thực đời tư và cuộc sống xung quanh tác giả. Bên cạnh đó, truyện ngắn cũng góp phần giúp tác giả xây dựng đầy đủ hơn bức tranh chân dung của người thân. Đoàn Lê đã dành riêng một truyện ngắn viết về người em gái của mình, có ghi lời đê: tặng em gái. Có lẽ, đó là người gắn bó, gần gũi hơn cả với cuộc sống đời thường của nhà văn. Truyện ngắn Dì Thảo lấy điểm nhìn của người cháu, viết về người dì, hay đúng hơn nhà văn Đoàn Lê đặt góc nhìn từ chính những đứa con mình để viết về em gái. Đọc truyện, ai cũng dễ dàng nhận ra dì Thảo trong tác phẩm không ai khác chính là nhà thơ Đoàn Thị Tảo – người đã tặng bài thơ được phổ nhạc cho nhà văn Đoàn Lê. Nhân vật kể chuyện cũng mượn cái cảm hứng đó từ tiếng hát cất lên bên nhà hàng xóm mà viết về người dì của mình. “Dì Thảo ngay dưới đốt mẹ tôi. Nhưng hai chị em khác nhau như nước với lửa. Mẹ cao

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 63 - 72)