Bi kịch tình yêu hôn nhân

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 52 - 57)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.2. Bi kịch tình yêu hôn nhân

Đọc văn xuôi Đoàn Lê, những chi tiết về cuộc sống đời tư được nhà văn bày tỏ như một nhu cầu được công bố, chia sẻ và được cảm thông. Bi kịch đời sống của tác giả không chỉ thể hiện ở mối quan hệ họ hàng, dòng tộc mà còn thể hiện ở đời sống riêng tư. Ở đó ta có thể thấy bóng dáng con người tác giả qua những câu chuyện về tình yêu, hôn nhân. Là một người phụ nữ có đời sống hôn nhân không mấy trọn vẹn, những cú vấp ngã, trắc trở trong đời sống tình cảm cũng trở thành vấn đề được giãi bày trong tác phẩm của bà.

Tiểu thuyết Tiền định là những hồi tưởng của cô Chín về cuộc sống gia đình và kỷ niệm của bản thân từ nhỏ, trong đó có cả những câu chuyện tình yêu. Đó là những câu chuyện tình từ lần đầu biết rung động với một anh

46

chàng họa sỹ hàng xóm đến thời điểm hiện tại đang tay trong tay với một nhà báo. Cuộc đời Chín không phải không có những giây phút hạnh phúc, ngọt ngào của tình yêu, tuy nhiên đó là những giây phút ngắn ngủi so với những trái đắng mà nàng phải nếm trải.

Những ký ức đầu tiên ùa về là tình yêu ở tuổi mười bảy, khi Chín mới chân ướt chân ráo vào trường Điện ảnh. Cái tình yêu bồng bột của tuổi trẻ, như một con thú non ngốc nghếch dại dột tự đưa đầu vào tròng, Chín vụng trộm giấu giếm gia đình và nhà trường đi đăng ký kết hôn với Thân – một biên tập nhà xuất bản. Tình yêu của tuổi mới lớn đầy mộng tưởng ấy bị giết chết rất nhanh sau đó, tình yêu có lúc làm cho con người ta nhớ đến nhau bằng một nỗi căm hận: “nàng hận Thân, hận đến mức căm thù”[5;61]. Với Chín đó là một miền “quá khứ tội nghiệp” mà nàng không bao giờ muốn nhớ đến: “Dấu ấn duy nhất không phai mờ trong nàng là một đêm tân hôn khốn khổ, đau đớn thể xác. Cô bé mười bảy tuổi ngơ ngác không kịp hiểu chuyện gì

vừa xảy ra và tuyệt vọng đến mức ba hôm sau ngày cưới đã đòi li dị”[5;61].

Tuy nhiên, Chín vẫn cố gắng chịu đựng để tìm đường sửa sai. Nhưng cái gì đến cũng sẽ đến, tám tháng sau khi kết hôn Chín mang thai khiến mọi chuyện vỡ lở. Tình yêu lầm lỡ ấy cũng khiến Chín không có cơ hội theo đuổi đam mê nghệ thuật nữa. Vai diễn trong thời gian thực tập lại là vai diễn duy nhất trong nghề diễn viên của nàng. Trong khi bạn bè hăm hở bước vào nghệ thuật, nàng đành bỏ nghề diễn xuống làm ở thư viện của Hãng phim.

Cuộc hôn nhân của Chín và Thân đến rất vội vã và tan vỡ cũng rất nhanh. Sau bốn năm chung sống, vừa tròn hai mươi mốt tuổi, có với nhau hai mặt con nhưng nàng vẫn kiên quyết chia tay. Sự đổ vỡ đó một phần do tính trăng hoa của Thân nhưng Chín cũng tự nhận do lòng tự ái mù quáng, của mình: “Đằng này cái tính bướng bỉnh đến khắc nghiệt đã gây bao sóng gió cho cuộc đời nàng. Ví dụ đối với Thân, chỉ vì một chút hoa bướm lãng

47

mạn kiểu đàn ông thời thượng mà nàng tức giận, phá tan cái gia đình nhỏ bé

của mình” [5;59]. Hoặc đó cũng là điều tất yếu của việc chơi trò vợ chồng:

Khi người ta hai mươi mốt, trong lòng đầy tự ái mù quáng, hay nói chính

xác hơn, họ chơi trò vợ chồng tất phải có chuyện nọ xọ chuyện kia để đi đến

tan vỡ” [5;59]. Xem sự đổ vỡ của cuộc hôn nhân đó như một tất yếu, cũng là

để giải thoát cho mình nên với nàng Thân trở nên mờ nhạt: “Thân là chồng nàng. Lâu lắm rồi…nàng cương quyết xóa Thân khỏi vùng ký ức. Đối với

nàng con người này chỉ còn là một cái bóng mờ nhạt, rất mờ nhạt” [5;58].

Dù chưa ly dị nhưng Chín quên Thân như quên đi những thứ vô nghĩa, mê đắm trong tình yêu mới. Hòa – một anh chàng nhạc công thổi kèn clarinet của đoàn văn công quân khu đã khiến nàng mê đắm đã chinh phục được cả tâm hồn lẫn thể xác nàng. Khác với tình yêu trước, Hòa mang lại cho nàng những cảm giác thật sự của tình yêu, những thứ mà trước đây nàng chỉ thấy trong giấc mơ: “Lần đầu tiên nàng biết đến sự rung động mãnh liệt khi hai tâm hồn trú ngụ trong nhau, khi hai thân thể hòa lẫn làm một, chứ không phải

trong những giấc mơ bí ẩn” [5;100]. Chín qua say đắm, mù quáng với những

cảm xúc mới lạ trong tình yêu mà không hề để ý đến dư luận bên ngoài.

Những người sáng suốt bên ngoài bình luận: Thôi rồi, tránh vỏ dưa lại gặp

vỏ dừa, không sớm tỉnh thì chết lần nữa. Dại quá” [5;100]. Kết quả của tình

yêu đó là một sinh linh nhỏ bé đang từng hình thành trong cơ thể Chín. Nhưng vì chưa ly hôn với Thân nên Chín không thể giữ đứa bé lại. Nàng đành dứt ruột bỏ cái thai bốn tháng để tránh tai tiếng, dư luận. Với bất kỳ một người mẹ nào, đó cũng là nỗi đau quá sức chịu đựng về cả thể xác lẫn tinh thần. Trong hoàn cảnh chiến tranh, ca nạo thai chui dưới bàn tay của “bác sỹ đồ tể” khiến Chín suýt mất mạng. Đứa bé tội nghiệp chưa rõ là trai hay gái được gói vào một bọc mang thả vụng xuống sông Hồng. Nỗi đau đớn, mất mát đó ám ảnh Chín khiến nàng thường hoảng loạn trong những giấc mơ. Tuy

48

vậy, trong những ngày tháng tản cư khỏi thành phố, Hòa đã nhanh chóng quên Chín và đứa con tội nghiệp. Khi Chín tìm đến gặp Hòa, trong sự náo nức của tình yêu, nàng chết đứng khi thấy anh đang tay trong tay với một cô sinh viên trẻ. Với Hòa, như chưa từng có chuyện gì giữa hai người, thái độ của anh với nàng vô cùng lạnh nhạt bằng những câu hỏi han qua quýt cho xong. Mọi thứ diễn ra quá nhanh như bị dội một gáo nước lạnh, Chín cũng đủ tỉnh táo để tháy mình là một con ngốc thảm hại: “Không có lần sau đâu. Chín dắt xe ra cổng với câu thầm thì gay gắt vang lên trong đầu. Nghe thấy chưa hả Chín? Người ta nói bọn anh mới ngon lành làm sao. Mình là một con ngốc thảm hại!” [5;147].

Hai cuộc tình sớm nở vội tàn, đến rồi đi bỏ mặc người phụ nữ đang ở tuổi xuân sắc quằn quại trong nỗi đau bị ruồng bỏ. Những tổn thương tình cảm đối với Chín như một định mệnh nghiệt ngã từ trước. Là người phụ nữ tài sắc, hết lòng vì hôn nhân hạnh phúc, thậm chí sẵn sàng tử đạo vì tình yêu nhưng hạnh phúc với nàng là một thứ mong manh, khó nắm giữ. Hai người đàn ông đi qua cuộc đời nàng đều ném trả cho nàng những ảo vọng, sự đổ vỡ. Một là người chồng-cha của hai đứa con, một là người tình-cha của cái thai bốn tháng quay lưng phản bội trước sự ngỡ ngàng, chua xót đến tột cùng. Trước nỗi bất hạnh, đa truân của Chín nhà văn không trực tiếp lên tiếng mà thông qua cái nhìn của nhân vật khác: “Cô ấy tội tình gì mà để trời đày đọa khốn khổ thế? Chín ơi, em chết mất thôi! Những thằng đàn ông kiểu này kiểu khác đã giết em, em biết không? Em chẳng có một mẩu vũ khí để tự vệ,

chỉ biết đem thân xác mình trả giá cho sự dại dột” [5;114]; “Ôi tội nghiệp

quá, từ lúc bước chân rời bỏ gia đình, nàng như cái lá bị bứt khỏi cành, bị

quăng quật đến rách tướp trước những cơn gió phũ. Cả hai thằng đàn ông

49

Hừ, thương xót đã chả thế này! Và anh, chính anh cũng giúp được gì cho

nàng” [5;115].

Trong Giường đôi xóm chùa, một lần nữa người đọc được chứng kiến tấn bi kịch hôn nhân của một cặp vợ chồng đã chung sống với nhau hai mươi tám năm. Toàn bộ tác phẩm là hồi ức của người phụ nữ và suy nghĩ của chị về cái tổ ấm mà nay đã “rách tươm như lá cờ giữa trận tiền, không thể vá víu được” [7;232]. Người phụ nữ trong Giường đôi xóm Chùa đã phải rời bỏ cái tổ ấm đã cùng chị vượt qua bao sóng gió của cuộc đời khi một sự thật phũ phàng được người chồng tuyên bố: “Em thể tất cho anh. Em thuộc con người của những hoạt động xã hội. Anh lại cần một tình yêu tầm thường thôi, một

người để làm vợ anh theo nghĩa thông tục nhất” [7;232]. Lời tuyên bố của

người chồng khiến nhân vật tôi ngơ ngác, bàng hoàng. Chị được anh dắt về ngôi nhà ấy từ một đêm huyền hoặc cổ tích, họ đã cùng nhau co kéo vật vã để giữ cho nó đứng vững trước sóng gió muôn mặt đời thường. Cuộc hôn nhân “có một độ bền xấp xỉ mức kỷ lục” thời bấy giờ bỗng nhiên tan vỡ vì một người thứ ba. Chị chấp nhận sự đổ vỡ như một định mệnh, ra đi để giải thoát cho quãng đời còn lại của cả hai người. Người ta có thể cố gắng làm điều gì chứ không thể cố gắng yêu. Hơn nữa, một người đàn bà giàu lòng tự trọng không bao giờ chấp nhận sự bức bối khi chứng kiến cảnh một cái giường chứa đến ba người. Với chị, “một người đàn bà biết tự trọng phải biết rút lui

đúng lúc” [7;233]. Tuy vậy, người đàn bà ấy vẫn không khỏi ngơ ngác

trước định mệnh, “Tôi cay đắng tự hỏi những khoảng thời gian hạnh phúc ít ỏi mình đã trải qua là có thật hay cũng chỉ là con số ảo trên mặt quân

xúc xắc”[7;233].

Trong rất nhiều truyện ngắn khác viết về tình yêu như Giáng sinh buồn

bã, Giao cảm cuối cùng, Dĩ vãng thơm nồng, Trăng đường… tuy cũng có

50

từ ấn tượng đời sống với tất cả sự thể nghiệm, nhận thức lại của nhà văn. Những câu chuyện tình trong văn xuôi Đoàn Lê luôn khiến cho người đọc thấy một con người khao khát kiếm tìm hạnh phúc, khao khát yêu thương nhưng dường như chưa khi nào họ có được tình yêu trọn vẹn.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 52 - 57)