5. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3. Không gian đời sống gia đình
Không gian đời sống gia đình là nơi ghi dấu những sự kỉ niệm của con người, nơi chứng kiến biết bao cung bậc cảm xúc, sự đổi thay trong đời sống của mỗi thành viên. Bức tranh không gian sống của gia đình trong văn xuôi Đoàn Lê thường xuất hiện rời rạc, gắn với khuôn khổ ngôi nhà, căn phòng. Do là những ký ức từ quá khứ dội về nên mỗi câu chuyện gắn với một không gian khác nhau, rải rác trong từng tác phẩm.
Tiền định là những dòng hồi tưởng của Chín không theo trật tự tuyến
tính mà đan xen quá khứ với hiện tại. Do đó không gian cũng liên tục thay đổi. Không gian ngôi nhà của gia đình Chín ở Hải Phòng cùng hiệu thuốc bắc của cụ Chi Lan. Nơi đây chứng kiến biết bao câu chuyện buồn vui của gia đình Chín, của các anh chị em nàng thủa thiếu thời. Đó là sự tò mò của cô bé Chín về hòn đá ma, những người khách của hiệu thuốc, là nơi ghi dấu những kỷ niệm của Chín khi mới tập tành làm những câu thơ lục bát đầu tiên.
Ký ức của Chín khi còn là một cô bé lên ba tuổi gắn với không gian của ngôi nhà ở quê nội Nam Định. Ngôi nhà ở làng Bình Yên là nơi sống của gia đình cô thời tản cư. Ở đó còn có gia đình mẹ già – vợ cả của ông Chi Lan. Đó
là “ngôi nhà ngói năm gian, một từ đường của gia đình nhà trưởng, vườn ao,
sân gạch…tất cả nằm trong dãy tường hoa thấp. Mẹ già cùng năm người con vẫn ở đó. Đại gia đình sum họp bỗng chốc nhân khẩu tăn lên gấp rưỡi. Ngôi nhà liền được chia thành hai khu vực. Mẹ già với năm con ăn ở riêng phía
nhà bên phải. Phần Hải Phòng tản cư về ăn ở phía bên trái.” [5;82]. Với cái
nhìn của một cô bé ba tuổi, đây là một nơi rất hấp dẫn. Cái ngôi nhà ngói ấy là một phần ký ức đẹp của cô. Những thứ rất đỗi bình thường nhưng cũng khiến cô quan tâm, nhớ về nó như một kỷ vật gắn với ngôi nhà. “Và ngôi nhà ngói
84
năm gian cũng đầy hấp dẫn. Chẳng rõ vì sao bức tường chính trong nhà lại có một lỗ hổng tròn to bằng cái nong lớn, gạch lộ ran ham nhở. Lỗ thủng thông sang đường xóm trong. Những khi người lớn dịch miếng phên đậy ra thế nào Chín cũng trèo lên, ngồi vắt vẻo hóng mát, vừa ngó xem người trong xóm đi lại” [5;82].
Nếu như không gian gia đình trong Tiền định gắn với cái nhìn ngây thơ hồn nhiên rất trẻ con thì không gian trong Cuốn gia phả để lại lại hiện lên
qua cái nhìn của một người trưởng thành. Không gian ấy chính là ngôi tổ từ của Trần tộc – gia đình nhà chồng của Mỗ, gắn bó với chị từ khi bước chân về làm dâu ở làng Thượng. Ngôi nhà ấy là chốn lưu giữ bài vị các cụ thủy tổ của dòng họ nên nó mang vẻ huyền bí, linh thiêng. Ấn tượng đầu tiên của Mỗ với không gian đó là “cảnh rêu phong hoang vu, cũ kỹ nơi ấy khiến tôi ngỡ lạc
vào vùng cổ tích xa xưa nào” [1;27]. Không gian ấy càng gắn bó chặt chẽ hơn
với người mẹ chồng Mỗ, cuộc đời bà sinh ra như để gắn với cái từ đường ấy. Cũng chính nơi đó đã chứng kiến sự tranh chấp đất đai của con cháu trong dòng họ, thậm chí có người suýt mất bị mạng.
Không gian trong Giường đôi xóm Chùa được Đoàn Lê xây dựng vừa là không gian sống đồng thời vừa là kiểu không gian thể hiện tâm lý của nhân vật. Căn phòng cùng chiếc giường đôi là nơi đã chứng kiến biết bao vui buồn trong cuộc sống của đôi vợ chồng trong suốt hai mươi tám năm. Giờ đây, nó bỗng trở nên ngột ngạt tù túng hơn khi phải chứng kiến bi kịch tan vỡ hôn nhân gia đình. Không gian đó là kỷ niệm, minh chứng của tình yêu nhưng giờ đây với người vợ nó trở nên ngột ngạt, bức bối, sắp trở thành giông bão bởi sự xuất hiện của người thứ ba. Vì thế, căn phòng hạnh phúc và đầy ắp kỷ niệm yêu thương bị triệt tiêu ý nghĩa là không gian riêng tư của đôi vợ chồng. Trong khoảnh khắc trước ngày chị rời xa ngôi nhà, không gian ấy là nơi chị hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp đã qua. Căn phòng lúc này trở thành không gian để chị có thể giãi bày và lắng nghe những dòng cảm xúc từ quá khứ vọng về.
85
Cũng giống như Giường đôi xóm Chùa, không gian gia đình trong Giáng sinh buồn bã là cái “tổ cò” gắn liền với cuộc sống riêng tư của cặp cò
vợ cò chồng. Căn phòng đó chứng kiến biết bao câu chuyện thú vị của cặp tình nhân đồng thời cũng chứng kiến cảnh chia ly, cô đơn, trống vắng của họ.
“Chỉ lát nữa đây, với phần giường trống vắng, căn phòng của tôi sẽ trở nên
một vùng hoang vu khủng khiếp. Không gì thay thế, không gì xoa dịu được.
Tôi sợ phải đi lại một mình giữa nơi vừa mới đầy ắp hình bóng anh”[6]. “Tôi
không dám đi ngay lên cái tổ cò im lặng như tờ. Một tuần qua tôi được sống trong những giờ phút hạnh phúc nhất. Trọn vẹn, đắm say. Và tôi biết giờ đã
tới những giây phút trả nợ, buông tủi, nhớ nhung đến quay quắt…” [6].
Có thể nói, không gian gắn với đời sống gia đình trong văn xuôi Đoàn Lê được thể hiện qua nhiều góc nhìn, nhiều mảnh ký ức khác nhau. Đó là nơi chứng kiến biết bao đổi thay của cuộc sống con người. Không gian trong Tiền
định chứng kiến cuộc sống của gia đình Chín từ thủa chị em cô còn nhỏ với
cái nhìn ngây thơ, hồn nhiên. Không gian trong Giường đôi xóm Chùa,
Giáng sinh buồn bã là nơi chứng kiến những phút giây hạnh phúc, riêng tư
rồi lại chứng kiến sự tan vỡ, chia ly của họ. Mỗi không gian ấy đều nhuốm màu tâm trạng của nhân vật. Bởi thế, không gian ở đây không chỉ đơn thuần là nơi tồn tại của con người mà còn là không gian nghệ thuật, ý đồ nghệ thuật của tác giả.