Nhân vật được khai thác ở chiều sâu nội tâm

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 113 - 131)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.2. Nhân vật được khai thác ở chiều sâu nội tâm

Khảo sát văn xuôi Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung và văn xuôi Đoàn Lê nói riêng chúng tôi nhận thấy sự cách tân nghệ thuật trong xây dựng nhân vật. Có thể nói đây là hệ quả của quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật. Khi văn học chuyển từ quan niệm con người tập thể sang quan niệm con người cá thể, quan tâm nhiều hơn đến chủ thể sáng tạo và sự sống cá nhân thì con người trong tác phẩm cũng được khai thác theo hướng mới mẻ hơn. Sức hấp dẫn của văn xuôi Đoàn Lê nằm ngay trong những điều dung dị, bình thường. Nhà văn không có mục đích đơn giản là kể chuyện, trình bày sự kiện mà muốn khơi sâu cái nhìn vào thế giới tâm hồn con người với những phản ứng tâm lí, những yêu thương rung động, những trăn trở day dứt, những suy tư dằn vặt…từ đó giúp người đọc cảm nhận cuộc đời qua trạng thái tâm tình của người trong cuộc.

Khai thác nhân vật ở chiều sâu nội tâm, nhà văn đã sử dụng điểm nhìn bên trong để nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình, tự mổ xẻ tâm lí của mình và kể chuyện, tái hiện đời sống nội tâm một cách sâu sắc. Với điểm nhìn bên trong, “nhà văn có đủ điều kiện để đào sâu cả tầng vô thức cũng như miêu tả một cách sinh động những đường quanh tâm trạng đầy

tinh vi của nhân vật” [14;27].

Trong Dấu hỏi gửi thượng đế, người kể chuyện xưng tôi đã phát hiện ra những bí mật ẩn chứa sau tấm thân tật nguyền của cô Huệ với cái lưng gù. Những dòng nhật kí của người quá cố làm ông giáo choáng váng và “Không thể tin người đàn bà bé nhỏ bán sách báo ngay cùng nhà tôi lại có nét chữ đẹp đến thế. Tưởng chừng mỗi nét nàng đều trân trọng nắn nót. Ông giáo già độc thân khó tính như tôi nhưng nhìn trang giấy với những hang chữ gọn

107

gàng, đều tăm tắp, tự nhiên tôi sinh ra kính trọng nàng. Bằng nét chữ nàng bỗng thoát xác thành con người khác, một tiểu thư gia giáo, mơ mộng. Người đàn bà gù tội nghiệp hàng ngày chỉ là cái vỏ xấu xí của một nàng tiên bị đầy đọa”[4;80,81M]. Ai có thể ngờ rằng trái tim người đàn bà gù tội nghiệp với sạp bán báo nhỏ bé giản dị, khiêm nhường ấy lại nồng cháy những yêu thương đến vậy với hai mươi ba người tình trong mộng. Những dồn nén yêu thương, những giấc mơ ngọt ngào, những tích tụ dỗi hờn và cả những tuyệt vọng ngây dại của người đàn bà bất hạnh đều được ấp ủ trong những trang nhật kí khiến nhân vật tôi phải băn khoăn “Và tôi đã tiếp nhận hăm ba người tình của nàng hết sức nghiêm túc, thậm chí với niềm thương cảm sâu sắc. Chẳng lẽ chúng ta, những kẻ long dạ đầy độc ác không bao giờ tha thứ cho kẻ phản bội lại chê cười một trái tim chỉ biết yêu thương, yêu thương không đòi hỏi, không thù hận hay sao? Trái tim ấy hồn nhiên khao khát được dâng hiến, bao dung hỉ xả đến mức thánh thiện. Nó đã không bị sự mặc cảm dung tục làm vấy bẩn. Nó khiến cho tôi phải gọi con người mang trái tim đó bằng

Nàng, dù xấu xí đến đâu, thậm chí già nua hơn nữa”[4;84]. Nếu không có cái

nhìn trân trọng, bao dung và nhân ái, biết đồng cảm với nỗi đau của đồng loại thì chắc hẳn ông giáo khó lòng thấu được những khát vọng thầm kín mà mãnh liệt của người phụ nữ cô đơn đó. Câu chuyện đời, chuyện tình, những ẩn ức và mơ ước yêu thương chính đáng của người phụ nữ tật nguyền tội nghiệp trong câu chuyện cảm động này vì thế cũng đến với người đọc hết sức tự nhiên và để lại không ít những xuyến xao, suy ngẫm về số phận con người. Ẩn sau hình hài dị tật đó là một trái tim, một tấm lòng đáng trân trọng biết bao. Điều đó làm cho những trang văn Đoàn Lê thấm đẫm chất nhân văn.

Được kể lại qua cái nhìn của người trong cuộc – người phụ nữ, Giường

đôi xóm Chùa là những trăn trở khôn nguôi về số phận cuộc đời của nhân vật

108

chung sống. Hơn ai hết, chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ “độ bức bối chuyển

thành giông bão không thể chịu đựng được” khi trên chiếc giường hạnh phúc

chị luôn bị ám ảnh bởi sự có mặt vô hình của người thứ ba – nhân tình của chồng chị. Chính vì thế, cái cảm xúc “tất cả bỗng lạnh giá” khi “rất nhiều đêm tôi gặp ánh mắt chăm chắm của cô ấy nhìn đôi tay chồng tôi lần mở khuy

áo lót tôi” [7;23] là rất thực với tất cả sự nhạy cảm của người phụ nữ. Dù là

vô hình nhưng bóng hình người thứ ba có sức ám ảnh khủng khiếp không những đến mối quan hệ giữa chị và chồng mà còn trở thành nỗi bức bối ngay chính trong tâm hồn chị. Những dòng độc thoại nội tâm cho thấy sự giằng xé trong tâm hồn người phụ nữ và cái kết cục tất yếu sẽ phải xảy ra “Tổ mới…chia đàn…Sau hai mươi tám năm chung sống có hai con ong cũng sắp chia đàn, tìm nơi tìm tổ mới…Chuyện ấy thật khó tin. Phần lớn người ta sống theo thói quen… Nhưng người ta không thể cố gắng để yêu. Biết đây hăm tám năm chung sống đối với anh chỉ là sự lưu đày. Biết đâu bây giờ anh sẽ tìm được một chút hạnh phúc cho tuổi già…Tôi cay đắng tự hỏi những khoảng thời gian hạnh phúc ít ỏi, tôi đã trải qua cùng anh rút cục là có thật hay cũng

chỉ là một con số ảo trên mặt quân xúc xắc” [7;232,233]. Người đàn bà lặng

đi trong những trăn trở, băn khoăn “Lẽ nào chỉ vì một dịp chồng tôi đi công tác, một dịp tình cờ gặp cô ấy, tình cờ phải nói dối…rồi tất cả tự nó chấm dứt, tất cả sụp đổ trong lặng lẽ?” [97;232] đến những tính toán, suy nghĩ, ghen tuông rất phụ nữ “Tôi chỉ giữ lại căn phòng…nơi đặt chúng tôi đang nằm đây. Không phải đề phòng lúc quay về. Đơn giản tôi không muốn một người đàn bà khác bước vào phòng, nằm trên cái giường này và anh ấy sẽ nói những lời rất riêng, những lời ngớ ngẩn thơ dại, thứ ngôn từ của những đêm

ân ái chúng tôi thường dùng.” [7;234].

Mạch truyện được phát triển theo dòng tâm trạng của nhân vật, lấy nội tâm của nhân vật làm điểm tựa để tự sự nên câu chuyện được kể theo logic

109

vận động nội tâm. Từ khoảnh khắc của hiện tại – đêm cuối cùng của chị trên chiếc giường đôi hạnh phúc một thời mà bao âu lo, trăn trở, băn khoăn bản năng của một người mẹ, người bà, người phụ nữ trong gia đình trỗi dậy mạnh mẽ. Dòng nội tâm đứt gãy nhiều lần đưa người đọc trở về với quá khứ, mỗi lần đều gắn với kỉ niệm của tôi. Câu chuyện của người mẹ cam tâm làm hạt cơm nguội khi đích thân bà đội lễ trầu cau đi hỏi vợ lẽ cho chồng với nỗi buồn nức nở trong lòng, câu chuyện về người bạn trai tên Báu từ thủa thiếu thời với kỉ niệm về chiếc đèn kéo quân đã chìm khuất hơn bốn chục năm qua hay câu chuyện về chuyến đi thực tế ở Quảng Ninh và cuộc gặp gỡ với người phụ nữ từng một thời là người tình của chồng chị…tất cả được hiện lên với lời tâm tình tha thiết. Với việc sử dụng người kể chuyện ở ngôi thứ nhất, Đoàn Lê đã giúp chúng ta thâm nhập vào chiều sâu nội tâm nhân vật. Nhân vật kể về những sự việc đã trải qua trong quá khứ bằng dòng độc thoại nội tâm chất chứa bao chiêm nghiệm cuộc đời. Đó là câu chuyện được rút ra từ chiều sâu tâm tư, từ trái tim của nhân vật cùng bao trăn trở khôn nguôi.

Tiền định là những kí ức gãy vụn lột tả chân thực nhất nội tâm nhân vật Chín. Mỗi dòng hồi ức lại đưa người đọc đến với một cảm xúc riêng của nhân vật. Có lúc đó là tâm trạng của cô bé mười sáu tuổi trốn nhà theo đuổi đam mê của mình. “Cô run rẩy và khiếp sơ bởi tiếng ầm ầm rú rít của những bánh xe sắt siết trên đường ray…Với gương mặt thất thần, cô bé vừa trốn gia đình, trốn khỏi những cuộc chơi êm đềm cùng các chị em gái, cả gan một mình leo lên tàu theo tiếng gọi mê muội từ nơi xa thẳm”[5;11]. Trong tiểu thuyết này, những cung bậc cảm xúc của Chín được thay đổi liên tục cho thấy sự chất chứa, giằng xé mãnh liệt trong tâm trạng nhân vật. Tiếp đó là kí ức về tình yêu có cả những rung động, hạnh phúc và cũng đầy trắc trở đau đớn. Kí ức về ca phá thai lén lút và sự day dứt khôn nguôi của người mẹ mang mặc cảm tội lỗi với đứa con khiến tâm trạng nhân vật như trùng lại. “Chín tan nát

110

cõi lòng khi trong óc nàng chợt hiện ra cái bọc giấy báo Hòa cầm trên tay đưa đi chôn…Lâu nay mẹ vô tình quá! Mẹ cứ ngỡ chưa thể coi con là một

sinh linh. Xin con đừng oán trách mẹ”[5;131,132]. Những lời lẽ ấy được thốt

ra từ nỗi đau đến xé lòng của người mẹ.

Nội tâm nhân vật không chỉ được khai thác ở đời sống cá nhân mà còn được bộc lộ quan hệ cá nhân với xã hội trước những tác động của môi trường sống. Trong Xóm Chùa thời ung thư, ông Sĩ Duệ vốn là người con của đất xóm Chùa đau lòng trước sự thay đổi nửa tích cực, nửa tiêu cực của quê ông. Tuy nỗi lòng ấy không được nói ra nhưng nó luôn thường trực trong suy nghĩ

Nó làm ông canh cánh, khiến ông luôn phải theo dõi nó, như thể ông theo

dõi một tên gián điệp nằm vùng. Đợi đấy, sẽ có lúc ông vạch mặt chỉ tên, mày

khắc chết với ông” [5;279]. Công nghiệp mở mang, mọi người dân xóm Chùa

thấy hãnh diện trước sự thay da đổi thịt của quê hương, duy chỉ có ông nhận thấy mặt trái của nó. Ông đau lòng khi đứng trước cảnh “Cả một vành cung xanh rì, núi non trùng điệp, đẹp như một vịnh Hạ Long cạn nay bỗng

thành…không thành gì nữa, giời đất ơi!”[7;284]. Căn nguyên sâu xa là do

thằng cháu ông đưa nhà máy xi măng về đặt ngang nhiên giữa xóm Chùa vốn rất yên ả này. Ông bàng hoàng, đau đớn hơn khi biết bãi đá kia chính là nơi người anh quá cố của mình an nghỉ. Một mặt ông xót ca cho cảnh quan xóm Chùa bị tàn phá, một mặt ông xót xa cho người anh của mình. Sĩ thái sư như muốn ném tất cả sự căm phẫn của mình vào đứa cháu đã gián tiếp gây nên nỗi đau này.

Thiên hướng khai thác nội tâm nhân vật cho thấy rõ sự thể nghiệm lại, tính chiêm nghiệm trong tác phẩm văn học mang tính tự truyện của Đoàn Lê. Một trong những vấn đề cơ bản và quan trọng của văn học mang tính tự truyện là sự nhận thức lại thực tại. Theo đó, người viết nhìn nhận lại những gì đã xảy ra trong quá khứ bằng sự chiêm nghiệm cũng như nhận

111

thức của thời điểm hiện tại. Với một độ lùi nhất định về mặt thời gian, người viết có điều kiện đi sâu, khám phá và phát hiện những phản ứng tâm lí, những yêu thương rung động trong đời sống tâm hồn con người. Khai thác nhân vật ở chiều sâu nội tâm cũng là một cách làm nổi bật yếu tố tự truyện trong sáng tác của Đoàn Lê

********************************* Tiểu kết chƣơng 3:

Khảo sát văn xuôi Đoàn Lê có thể thấy yếu tố tự truyện được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Ngoài các chi tiết, sự kiện mang dấu ấn đời tư của tác giả còn một phần đặc biệt quan trọng là các mô hình thế giới nghệ thuật – hình thức tồn tại của những hình tượng nghệ thuật. Các mô hình thế giới nghệ thuật nổi bật trong các sáng tác của Đoàn Lê gồm không gian, thời gian, nhân vật, chúng góp phần thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và hiện thực cuộc sống. Nằm trong xu hướng vận động chung của nền văn học, không gian nghệ thuật trong sáng tác của Đoàn Lê là không gian chật hẹp của xóm Chùa, xóm Núi, không gian của đời sống cá nhân. Đồng thời, sự phá vỡ mô hình thời gian truyền thống cũng là cách nhà văn thể hiện những chiêm nghiệm của bản thân thông qua dòng hồi ức của nhân vật. Qua đó, tác giả cũng đi sâu vào khám phá nội tâm nhân vật và khám phá nhân vật nữ từ nhiều góc nhìn khác nhau.

112

KẾT LUẬN

Văn xuôi mang yếu tố tự truyện tuy không còn là vấn đề mới mẻ nhưng cũng là hiện tượng khá thú vị của văn học nói chung và văn học Việt Nam đương đại nói riêng. Vấn đề tự truyện ở đây không mang quy ước thể loại mà chỉ là yếu tố tham dự vào tác phẩm tạo nên những đường nét, dấu ấn của người viết trong đó. Chất liệu của văn học mang tính tự truyện ngoài hiện thực cuộc sống còn có một phần đặc biệt quan trọng chính là đời tư của người viết. Thứ chất liệu đặc biệt ấy xuất hiện vừa thỏa mãn nhu cầu nhận thức lại, chia sẻ với độc giả vừa là cơ sở cho sự sáng tạo. Trong quá trình vận động phát triển, các thể loại văn xuôi có sự giao thoa lẫn nhau và trong bản thân mỗi thể loại ít nhiều đều có yếu tố tự truyện. Với xu thế xã hội cùng thị hiếu của độc giả ngày nay, nhà văn càng có điều kiện khai thác và thể hiện cái tôi bản thể, sự chiêm nghiệm của cá nhân về cuộc sống. Có thể đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng cần khẳng định văn xuôi mang yếu tố tự truyện đã có những đóng góp nhất định trong dòng chảy văn học Việt Nam.

Trong hành trình văn xuôi của mình, Đoàn Lê được biết đến là một cây bút nữ để lại khá nhiều dấu ấn đời tư trong sáng tác của mình. Ấn tượng về đời sống cá nhân trở đi trở lại trong những trang văn của bà trở thành những đề tài sáng tác nổi bật nhất. Ở đó, ta bắt gặp bóng dáng một Đoàn Lê với câu chuyện tình yêu, cuộc sống hôn nhân gia đình, trong công việc và mối quan hệ với đồng nghiệp. Bên cạnh những chi tiết đời tư, bức tranh đời sống xung quanh cũng được bà vận dụng một cách khéo léo, gây sự hứng thú cho người đọc. Viết những câu chuyện về xóm làng ngõ phố tuy rất đời thường, quen thuộc nhưng Đoàn Lê đã đặt ra những vấn đề hết sức nhức nhối đối với đời sống xã hội. Các tác phẩm của Đoàn Lê mang yếu tố tự truyện ở các mức độ khác nhau. Ở mức độ đậm nhất có thể kể đến hai cuốn tiểu thuyết: Cuốn gia

113

phả để lại và Tiền định. Các truyện ngắn của bà, tuy yếu tố tự truyện xuất

hiện ở mức độ nhạt hơn nhưng hầu hết mỗi tác phẩm đều xuất hiện một Đoàn Lê ở một góc độ khác nhau.

Các mô hình tự sư – hình thức thể hiện của yếu tố tự truyện đặc biệt cuốn hút độc giả trước hết ở cách nhà văn lựa chọn, sắp xếp tổ chức các kiểu không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Đọc các sáng tác của bà người đọc dễ dàng nhận thấy có ba kiểu không gian trở đi trở lại làm nên sức ám ảnh cho những trang văn Đoàn Lê là không gian xóm Chùa, không gian xóm Núi và không gian gia đình. Đây là những không gian gắn bó với đời sống của bà nhưng cũng là không gian chung của xã hội Việt Nam từ các góc nhìn khác nhau. Cùng với đó là cách tổ chức thời gian thực tại xen lẫn quá khứ với các thủ pháp xử lí thời gian làm nên sức lôi cuốn riêng cho sáng

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 113 - 131)