Nhân vật nữ với tình mẫu tử

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 108 - 110)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1.3. Nhân vật nữ với tình mẫu tử

Trong những mối quan hệ khác nhau, nhân vật nữ lại có sức cuốn hút và vẻ đẹp riêng. Nhân vật nào trong mối quan hệ với con cái cũng có biểu

102

hiện của tình mẫu tử. Đặc biệt hơn cả, Mẹ con và thánh thần là những trang

văn thấm đẫm tình mẫu tử thiêng liêng. Có nỗi đau nào hơn nỗi đau chia lìa tình mẫu tử - sự phân thân kỳ diệu ấy. Trên cái nền của hư cấu, cuộc trò chuyện của người mẹ và người con trai đã chết như một lời tự thú chân thành và nỗi niềm của người mẹ mất con. Mẹ và con và thánh thần là cả một thế

giới cảm xúc, là những lời tâm sự chân thành nhất giữa mẹ và con mà bình thường, khi còn tồn tại trên dương thế, giữa họ chưa chắc đã có một cuộc đối thoại trải lòng như thế. Đây là những lời “gan ruột” nhưng cũng đầy tàn nhẫn, chát chua của đứa con trai yểu mệnh: Con không thể học khi chung quanh bạn bè chúng sống đàng hoàng, hơn hẳn con. Chúng, những con cái nhà làm kẹo dồi chó ở làng, chúng có xe pháo, có tiền ăn sáng trong hiệu phở, có tiền ra cà phê quán cóc. Nhưng con trai mẹ có gì? Với một ông bố nghệ sỹ gàn gàn, bà mẹ văn sỹ kiết, con của bố mẹ không thể nuốt miếng cơm rang ít mỡ mỗi

sáng để đến trường đại học này nọ” [6]. “Con nói điều này có thể không ai

tin. Nhưng sống giữa một gia đình luôn bùng nổ những nguy cơ đói nghèo nợ nần, tan vỡ, như gia đình mình, con cảm thấy cuộc đời thật bấp bênh vô nghĩa... Con chán lắm những bữa rượu nhắm chuối xanh bố mẹ tiếp bạn, những ông nhà thơ khuếch khoác, ăn chạc uống gỡ, cao giọng chửi đời. Liệu

đã bao giờ bố mẹ đứng né ra để nhìn mình chưa?” [6]. Và đây là lời “tự thú”

đến quặn lòng của người mẹ mang nhiều mặc cảm tội lỗi: “Tại sao ngày ấy mẹ không đưa con đi theo ư? Mẹ không thể làm thế... Một người đàn bà năm mươi ba tuổi, bệnh tật, một đồng trong túi không có, ra đi với nỗi đau đớn bị lừa gạt, liệu mẹ có dám tha lôi ba nhân mạng theo mình vào dòng đời trôi nổi bấp bênh trước mắt không? Không, không một người mẹ nào dám liều vậy.

Nếu con cho đấy là một tính toán sai lầm, con hãy tha tội cho mẹ” [6]. Trước

sự ra đi vĩnh viễn của đứa con, trong lòng người mẹ là cả niềm đau, nỗi xót xa, sự bất lực trước số phận nghiệt ngã. Từng ngày trôi qua, người mẹ phải chứng kiến “cái chết trắng” đang dần “kéo tuột” đứa con trai thân yêu duy

103

nhất ra khỏi vòng tay của mình. Không né tránh nỗi đau, nhân vật người mẹ đã giãi bày những gì sâu kín nhất qua hình thức một cuộc trò chuyện với người con trai. Giọng điệu xót xa luồn sâu vào thế giới nội tâm, vào số phận nhân vật. Thông qua lời tâm sự của mẹ và con, nhà văn đã lột tả những cung bậc tình cảm của con người. Đoàn Lê giúp độc giả nhận ra được đằng sau bi kịch của cuộc sống gia đình, người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất là những đứa con. Viết như để giãi bày, như một hình thức xoa dịu những mất mát, đau thương của cuộc đời, Mẹ và con và thánh thần đã gợi được sự đồng cảm sâu sắc nơi người đọc.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 108 - 110)