Bi kịch dòng họ, thân phận

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 49 - 52)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Bi kịch dòng họ, thân phận

Cuốn gia phả để lại kể lại quãng thời gian sáu năm giông tố của Đoàn

Lê cùng gia đình trong mối quan hệ với họ hàng, dòng tộc. Người đọc không khó để nhận ra điều trong tác phẩm qua cuộc sống của gia đình Tự - Mỗ. Có cụ tổ là một danh nhân của Hà Nội là niềm tự hào của gia tộc nhưng cũng vì điều đó mà con cháu trong dòng họ gây nên những hiềm khích, bất hòa.

Trần Tự - một quyền trưởng tộc họ Trần được thừa hưởng cơ ngơi mà ông cha trước đây đã gây dựng. Nhưng từ khi cho mẹ con mợ Phán là chị em cùng cha khác mẹ về ở cùng căn gác ngoài phố thì những bi kịch đã lần lượt ập xuống gia đình Tự - Mỗ. Người đứng đầu cho các cuộc xung đột là Ngọc Đường - một con người tủn mủn, vụn vặt và bạc tình bạc nghĩa. “Ngọc Đường là con trai mợ phán ba. Ông cháu ấy hơn chúng tôi gần hai chục tuổi,

có chức quyền hẳn hoi” [1;48], “Với một cỡ hàng xóm kiểu ông cháu tôi, tất

nhiên không tránh khỏi những phiền nhiễu lặt vặt”[1;49]. Khi người ta trông

thấy mặt nhau đã khó chịu tất sẽ có trăm ngàn duyên cớ tủn mủn để hành hạ nhau. Và tất nhiên, những chuyện lặt vặt hết sức đời thường cũng bị kẻ bạc tình làm đau đầu vợ chồng Tự - Mỗ. Với một kẻ có lối sống như Ngọc Đường hắn có thể biến những chuyện không đáng nói thành tiếng chửi. “Mùa hè nước chảy chậm, phải xếp hàng lấy nước, lập tức có chuyện cãi cọ. Khách nhà tôi để xe đạp dưới sân lũ trẻ đùa nghịch đánh đổ vào người, chúng khóc thét. Lại chửi. Con chuột tha mấy lõi ngô, xương cá ở rổ rác nhà tôi xuống sân dưới

cũng đủ làm bùng nổ chiến tranh” [1;50]. Cái sự khó chịu khi phải làm hàng

xóm với ông cháu Ngọc Đường “nó thường xuyên dai giẳng, dấm dứt. Nó

không làm chết người, chỉ như bệnh ghẻ lở, ngứa ngáy kinh niên” [1;50]. Dần

dà, những câu chửi đổng, những lời móc máy, sự khiêu khích của lũ trẻ, mọi việc ông cháu làm cũng cố tình làm cho gia đình anh Tự thấy “thân phận vợ

43

chưa hẳn gọi là bi kịch nhưng hắn cố tình gây ra sự hiềm khích với đủ mưu ma chước quỷ nhằm tống cổ ông cậu ra khỏi ngôi nhà đó.

Khi gia đình Tự - Mỗ rời phố về quê chăm lo hương hỏa cho tổ tiên, tu sửa nhà cửa Ngọc Đường vẫn không chịu buông tha. Từ việc Trần Tự đưa bài vị cụ Chí Đạo ra đền Ngọc, bán căn gác đều bị Ngọc Đường ngấm ngầm giăng bẫy vu khống với tội bán bài vị, đất cát của tổ tiên đi để ăn chơi, chác táng. Nhân cơ hội đó, Ngọc Đường lợi dụng, lôi kéo sự vào cuộc của ngành Trần tiểu tông ra sức phá gia đình Trần Tự. Từ việc anh Tự bán vườn cho chú Âu để có tiền sửa sang nhà cửa lấy chỗ ra vào, những kẻ trong cùng dòng họ viện cớ đòi quyền lợi cho dòng họ. Ông Kim bên ngành tiểu tông đã chia đôi từ mười mấy đời nay vì hiềm khích lâu đời đến đòi cổng nhà thờ họ. Cụ Thống trưởng tôn vì tiếc không mua được mảnh vườn rẻ, không ăn được thì đạp đổ cũng sát cánh với ông Kim. Ngọc Đường được dịp đục nước béo cò:

Sao lại may mắn thế! Nếu khích động khơi dậy được một mặt trận nữa trong

quê, đồng khởi cùng với hắn, mọi nơi yêu cầu váng lên, nhất định chính quyền

phải ác cảm với Trần Tự” [1;110]. Đám con cháu ấy nhân danh bảo vệ tổ tiên,

bảo vệ di tích nhưng thực chất họ không hề quan tâm đến di tích mà chỉ quan tâm đến mảnh vườn. Họ huy động con cháu trong họ mở Đại hội và đưa ra Nghị quyết với gia đình Trần Tự không được bán cổng ngõ của di tích, yêu cầu gia đình anh Tự phải dọn ra khỏi nhà thờ họ trong mười năm ngày. Gia đình Tự - Mỗ thực sự lâm vào bi kịch khi cuộc nội chiến họ Trần nổ ra với hai phe. Một bên là gia đình quyền trưởng tộc có bà cụ già, vợ chồng Tự - Mỗ và hai đứa con nhỏ. Bên kia là ban tham mưu họ Trần với đông đảo con cháu trong họ mà đứng đầu là lão cả Kim, lão Ty, cụ Thống, cả Tôn, Ngọc Đường,… Từ một chuyện không đáng có nhưng đã Khiến gia đình Tự suốt sáu năm trời sống trong hoảng loạn, khủng khiếp. “Sáu năm qua, sáu năm tôi về Thượng ở đầu óc lúc nào cũng quay cuồng. Ngoài việc chiến đất liên miên với những thiếu

44

thốn, khó khăn tôi đặc biệt còn phải tử chiến với nạn họ hàng. Nói tử chiến

bởi vì nhiều phen tôi suýt mất mạng” [1;67]. Vừa phải sống trong áp lực công

việc, những lo lắng về cơm áo gạo tiền vừa phải đối phó với những âm mưu của ban tham mưu họ Trần nhưng anh Tự vẫn kiên quyết bám trụ mảnh đất hương hỏa của tổ tiên. Việc nội bộ dòng họ không gỡ rối được, những lá đơn của ban tham mưu họ Trần được gửi đi khắp nơi. Gia đình Trần Tự dù không muốn cũng phải long lên tìm mọi chứng cứ bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Mối tơ vò không gỡ rối được làm cho mâu thuẫn càng ngày càng gay gắt, đẩy gia đình Tự - Mỗ đến đường cùng. Sau những lần liện tụng, những cuộc triệu tập con cháu trong họ, ban tham mưu họ Trần đi đến quyết định dùng lưỡi giáo để giải quyết và sẵn sàng đổ máu nếu cần. “Buổi tối, cái Loan mật báo tin chính thức. Sáng mai, họ tập trung tại ba điểm chung quanh nhà thờ. Đúng mười giờ, họ sẽ tấn công ba mặt một lượt. Họ huy động dao, kéo thái kẹo, gạch củ đậu, gậy gộc đến phá. Trận này con chim đầu đàn đã mài một mũi mác thật sắc, nêu cao ý chí chiến đấu. Hai ba ông quan viên khác tuyên bố ầm ĩ sẽ tử chiến. Họ dặn con cháu nhớ lấy ngày mai làm giỗ, nếu họ có mệnh hệ gì. Đặc biệt họ còn mang theo cờ đỏ, lập bàn mít tinh ngay giữa

bàn nhà tôi, tuyên án trước khi phá khu đang xây dựng” [1;146]. Trước thái độ

cư xử có tình có lý của Mỗ, đám quan viên họ Trần hết nước đành phải rút lui. Nhờ sự giúp đỡ của giáo sư Huệ, cuốn gia phả và văn bia cụ Chí Đạo để lại được làm sáng tỏ. Đó là bằng chứng xác thực để bóc trần những luận chứng khoa học giả cầy của đám họ Trần. Thực chất tâm địa của họ chỉ nhằm vào mục đích tước quyền sở hữu tài sản của con cháu cụ Chí Đạo. Vậy mà cái luận chứng ấy mấy năm trời qua mặt các cấp chính quyền, cơ quan văn hóa chữ nghĩa, đẩy gia đình Tự - Mỗ vào cuộc tử chiến vì một chuyện hết sức nhỏ nhặt.

Đó là quãng thời gian sáu năm gia đình Tự Mỗ sống trong lo âu, căng thẳng vì phải đối mặt với những cuộc giao chiến, kiện tụng của họ hàng.

45

Nhưng đau lòng thay đó lại là chuyện chẳng có gì lấy làm to tát. Trong khi mồ mả, nhà từ đường không ai chăm lo, thắp hương thì con cháu thi nhau cày cục, tính toán để vun đắp cho chuyện tầm phào. “Và tôi thấm thía tiếc cho sáu năm vất vả của vợ chồng tôi. Kết cục lại, rồi người ta sẽ thấy chúng tôi phải

đương đầu với một… chuyện tầm phào”[1;230]. Nhà văn Đoàn Lê cũng từng

tâm sự: “Hoàn cảnh gia đình, dòng họ và những tình huống trong Cuốn gia phả để lại là câu chuyện có thật xảy ra với gia đình tôi. Đó là khoảng thời gian sáu năm căng thẳng, khủng khiếp với chúng tôi. Vừa phải chịu áp lực về công việc, đời sống vừa phải đối phó với những chuyện của dòng họ mà

nguyên nhân của nó lại từ một chuyện hết sức tầm phào”.

Dưới hình thức một cuốn tiểu thuyết rất ít chi tiết hư cấu, Đoàn Lê chia sẻ với người đọc câu chuyện đời tư đã để lại cho bà ít nhiều dấu ấn trong đời sống thực tế. Câu chuyện phản ánh hiện thực đời sống cũng là hiện thực đầy bi kịch của một gia đình mà tác giả là người trực tiếp được chứng kiến. Tuy nhiên, bi kịch này đã được nhìn nhận lại với tất cả sự chiêm nghiệm của người viết ở hai khoảng thời điểm khác nhau.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)