Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 34 - 38)

5. Phương pháp nghiên cứu

1.2.2.2 Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện

Tiểu thuyết là “tác phẩm văn học tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng”[10]. Ở Việt Nam, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Phải sang đầu thế kỷ XX mới xuất hiện những tác phẩm tiểu thuyết với đúng nghĩa thể loại của nó. Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi. Trong tương quan với các thể loại khác, tiểu thuyết nổi bật lên ở khả năng phản ánh một cách toàn vẹn và sinh động bức tranh mang tính tổng thể của hiện thực đời sống, khả năng khắc họa chân dung nhân vật thông qua sự khám phá những vấn đề của số phận cá nhân và thân phận con người.

Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện là tiểu thuyết mang một số đặc điểm cơ bản của tự truyện. Chính trong bản thân thuật ngữ “tiểu thuyết” và

28

“tự truyện” ban đầu có những mâu thuẫn khó dung hòa với nhau. Bởi với tiểu thuyết thì hư cấu nghệ thuật là yếu tố bộc lộ rõ rệt khả năng sáng tạo dồi dào của nhà văn nhưng tự truyện lại hướng đến câu chuyện kể một cách chân thực. Mục đích của tự truyện là tìm hiểu một con người có thật với lịch sử hình thành nhân cách, còn tiểu thuyết mặc dù cũng sử dụng nhân vật, cốt truyện đó nhưng nhưng được hư cấu hóa hoặc được khoác một lớp vỏ hư cấu. Tự truyện vốn được coi là thể loại phi hư cấu, có tính tham chiếu, tác giả đồng thời là người kể chuyện và là nhân vật chính chịu trách nhiệm trước độc giả về tính chân thật của sự kiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, hai thể loại này có sự giao thoa độc đáo, tạo nên màu sắc mới cho tiểu thuyết: tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện.

Khuynh hướng tự truyện là một trong nhiều khuynh hướng phát triển của tiểu thuyết hiện nay. Đó là khuynh hướng sử dụng yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết tạo nên biến thể độc đáo cho thể loại còn rất nhiều biến đổi này. Trong vài thập kỷ trở lại đây, tự truyện trở thành tố chất thể loại vừa mới mẻ, vừa mạnh mẽ, tự truyện trở thành một dòng chảy trong tiểu thuyết. Cũng kể lại những gì đã trải nghiệm nhưng ở dạng này, người viết có thể vận dụng hư cấu, thêm thắt hoặc sắp xếp lại các chi tiết của cuộc đời mình để lý giải cuộc sống đã qua. Trong tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện, người kể chuyện có thể không ở ngôi thứ nhất và không trùng khít với tác giả. Tuy nhiên, đọc tác phẩm chúng ta vẫn nhận ra bóng dáng tác giả thông qua câu chuyện được kể. Các sự kiện, chi tiết tiểu sử ở đây chỉ đóng vai trò là cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật.

Có thể kể đến một số tiểu thuyết lấy chất liệu từ bản thân cuộc đời riêng tư của tác giả, những chi tiết mang tính tiểu sử của nhà văn, bộc lộ cái tôi rõ nét: Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Thượng đế thì cười

29

Mặc dù mang một số dấu hiệu của tự truyện nhưng đây không phải là tự truyện theo quy ước thể loại mà là những tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện. Thực tế cho thấy có không ít nhà văn đã viết những tác phẩm trong đó người thật việc thật lấn át vai trò của hư cấu. Với họ thì cuộc đời chính là vốn nhuyễn nhất và sử dụng chính cuộc đời mình làm chất liệu trong sáng tác và khiến tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên không phải cứ đưa người thật việc thật vào trang viết thì tác phẩm sẽ thành công. Bởi lẽ, đời sống hàng ngày dù đa dạng phong phú đến đâu cũng không thể cung cấp cho người viết một nhân vật hay cốt truyện hoàn chỉnh. Do vậy, trong vô vàn những gương mặt đời thường, giữa muôn ngàn những biến cố của hiện thực, người viết tiểu thuyết đồng hóa và tái hiện bức tranh đời sống bằng phương thức chọn lọc, tổng hợp và sáng tạo.

Tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện là một sự hư cấu trên nền sự thật, nó thiết lập một mối quan hệ chặt chẽ giữa hai yếu tố tưởng chừng khó dung hòa này. Sự kết hợp của hai yếu tố này chính là mảnh đất đầy tiềm năng cho mỗi nhà văn vừa thỏa mãn được nhu cầu biểu hiện cái tôi, tìm về với bản ngã để giải tỏa những ẩn ức vừa thỏa mãn được khả năng sáng tạo. Quan niệm truyền thống về tiểu thuyết tự truyện không được phép hư cấu đến nay chỉ phù hợp với một số tác phẩm kinh điển như bộ ba tác phẩm của M. Gorki (Thời thơ ấu, Kiếm sống, Những trường đại học của tôi). Từ điển Wikipedia đã bổ sung, nới rộng thêm quan điểm về thể loại này: “Tiểu thuyết tự truyện là dạng tiểu thuyết sử dụng kỹ thuật hư cấu hay sự kết hợp của tự thuật và những yếu tố hư cấu”[12]. Sự giao thoa thể loại và những nỗ lực cách tân nghệ thuật khiến cho tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện ngày càng phổ biến và rộng mở.

Có thể thấy việc nhà văn lấy cuộc đời mình làm chất liệu trong sáng tác là chuyện vốn không xa lạ. Secnưsevki khi lý giải bản chất của quá trình sáng

30

tạo đã khẳng định: “Nhà văn dùng con mắt tinh đời để nhìn vào bản thân mình, hiểu được bản chất tính cách xã hội lịch sử của mình và dùng mình làm

nguyên mẫu cho các nhân vật của mình” [36]. Bàn về khuynh hướng tự

truyện trong tiểu thuyết, nhiều nhà nghiên cứu cũng bày tỏ quan điểm cá nhân về ván đề này. Nhà văn Mỹ Thomas Wolf cho rằng nhà tiểu thuyết là người chỉ sử dụng kinh nghiệm cá nhân của mình để viết, ông cho rằng: “Mọi tác phẩm nghiêm túc suy cho cùng đều có tính chất tự truyện. Một người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng kinh nghiệm

và tài liệu trong cuộc sống của mình”. Nhà văn lấy những trải nghiệm cá nhân,

lấy chính cuộc đời mình làm chất liệu sáng tác là chuyện quen thuộc, tuy nhiên tùy thuộc vào mức độ đậm nhạt, mục đích và cách thức thể hiện trong tác phẩm mà độc giả có đọc tác phẩm như như là tự thuật của người viết hay không. Trong hội thảo đổi mới tư duy tiểu thuyết năm 2002, nhà văn Ma Văn Kháng dự đoán “Cùng với tiểu thuyết tư liệu, tiểu thuyết tự thuật sẽ là một thể loại được phát triển. Ở đây sẽ có sự đan xen, xâm nhập giữa hồi ức và sáng tạo, cái thực cái hư, cái riêng và cái chung, hơn nữa từ góc độ phân tâm học có thể thấy những ẩn ức sâu kín nhất của nhà văn qua con đường vô thức,

trong quá trình sáng tạo loại hình tiểu thuyết có tính hướng nội này [34]. Đó

không chỉ là đánh giá của một người đã nhiều năm gắn bó với nghề viết mà còn là tâm sự của chính tác giả đã từng để lại dấu ấn cá nhân trong tác phẩm của mình. Bích Thu cụ thể hóa hơn những vấn đề của tiểu thuyết có khuynh hướng tự truyện khi bà cho rằng: “Người đọc hôm nay muốn được tiếp xúc với những tiểu thuyết tâm lý mà ở đó, nhân vật tự bộc lộ tư tưởng, chính kiến qua dòng chảy của nhận thức, mọi hành vi, ứng xử và lời thoại ẩn sâu trong tâm trạng nhân vật và các tầng ngữ nghĩa. Hoặc các tiểu thuyết mang tính tự truyện, vừa thể hiện cái tôi lại vừa hư cấu, vừa mang tính tiểu sử lại vừa được nghệ thuật hóa , một đặc trưng của tiểu thuyết hiện đại, có khả năng khai thắc

31

tiềm thức qua kỹ thuật dòng ý thức[45]. Trong đánh giá này, nhà nghiên cứu

coi tiểu thuyết mang tính tự truyện là những tiểu thuyết vừa thể hiện cái tôi lại vừa hư cấu, vừa mang tính tiểu sử lại vừa được tiểu thuyết hóa.

Xu hướng tự truyện trong tiểu thuyết là việc nhà văn lấy chất liệu từ cuộc đời riêng tư của tác giả, những chi tiết mang tính tiểu sử của chính nhà văn nhưng tất cả đã được tiểu thuyết hóa theo yêu cầu thể loại. Nghĩa là nhà văn đã đem lại câu chuyện kể về đời mình với những màu sắc của tiểu thuyết trong sự kết hợp hài hòa với tự truyện. Các tác phẩm theo khuynh hướng này cho thấy cái tôi giàu trải nghiệm với những biến cố đặc biệt của đời tư cá nhân đặt trong không gian xã hội rộng lớn và trải dài theo dòng chảy thời gian đời người.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 34 - 38)