Nhân vật nữ những con người người hi sinh, chịu đựng

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 106 - 108)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1.2. Nhân vật nữ những con người người hi sinh, chịu đựng

Là hiện thân cho những gì đầy đủ nhất của người phụ nữ Việt Nam, kiểu nhân vật nữ trong văn Đoàn Lê được khắc họa rõ nét về đức hi sinh cao cả. Họ là người vợ, người mẹ, sống hết mình vì gia đình, vì chồng con. Vượt trên cả sự hi sinh ấy, họ còn là người biết chịu đựng, nhẫn nhịn hơn ai hết. Đoàn Lê xây dựng kiểu nhân vật đó phảng phất bóng dáng của bất kì người mẹ Việt Nam nào. Mặc dù tác giả không khắc họa đậm nét từng nhân vật nhưng trong từng câu chữ ta cảm nhận được sự ngợi ca lẫn xót xa mà tác giả dành cho kiểu nhân vật này.

Người phụ nữ trong Giường đôi Xóm Chùa nhớ lại người mẹ với sự xót xa. “Con gái một cụ chánh tổng, mẹ làm dâu nhà nội tôi từ thuở mười lăm. Ba chục năm sau mẹ chiều ý chồng đội lễ đi hỏi vợ lẽ cho ông. Tôi cứ mãi hình dung con đê chiều mùa thu, cỏ bông lau phơ phất, từ bãi dâu bên kia sông

tiếng gọi đò tha thiết vẳng sang, mẹ cùng một bà cô già lầm lũi đi…” [7;237].

Câu hỏi vừa trách móc vừa xót xa: “Mẹ ơi, cớ sao mẹ làm hạt cơm nguội, cái

hạt cơm hẩm hiu khiến tim con buốt nhói suốt một đời khi con nghĩ về mẹ?

[7;238]. Tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại cũng khắc họa một chân dung người mẹ chồng giàu đức hi sinh. Có thể thấy, bà sinh ra là để sống cho gia đình chồng, sống cho thật xứng với tâm nguyện của người chồng với một tình yêu hết sức đặc biệt. Ở độ chưa đầy ba mươi xuân xanh, hiền lành, ưa nhìn, “ gái quê cam phận lẽ mọn, chăm chút hầu bà vợ cả ho lao liệt giường với một cụ chồng hom hem, với một bầy con chồng hơn cô hàng chục tuổi, nanh nọc,

100

họ Trần, cô gái ấy phải chắt bóp kiếm tiền để mỗi năm lo hơn chục cái giỗ to nhỏ. Thế nhưng khi cụ Thừa chết, cô vẫn một mình nuôi con, giữ ngôi tổ từ cùng bài vị của dòng họ. Trải qua biết bao sóng gió của cuộc đời, người phụ nữ ấy khi đã trở thành bà cụ hom hem vẫn cố giữ cho vẹn toàn ngôi tổ từ ấy. Giọng văn có phần nghẹn ngào, xót xa của nhân vật tôi trước sự hi sinh của người phụ nữ ấy dành cho gia đình nhà chồng.

Trong hồi ức của Chín, mẹ nàng là một người phụ nữ kiên quyết và biết chịu đựng. Đó là hình ảnh người mẹ trong cuộc tản cư ra khỏi thành phố khi Hải Phòng tiêu thổ kháng chiến. “Người đàn bà thành phố một nách năm con, thêm một mẹ già, nay phải đối mặt với đồng ruộng, mưa nắng nhọc nhằn, sống được đâu phải dễ. Hồi ấy loạn lạc, ông lang chưa tìm được hiệu thuốc

nào mời ngồi kê đơn bắt mạch, nên không giúp được gì”[5;82]. Cuộc sống

khó khăn là thế, đói đến hoa mắt nhưng nhưng người phụ nữ ấy vẫn nhất quyết để các con đi mót khoai sắn ngoài đồng. “Trên đầu mẹ vẫn giấu từng ấy khâu vàng, lại vàng lá lót cộm trong áo bà ngoại, nhưng mẹ cương quyết để tất cả chịu đói, không lấy ra một ly. Phải công nhận rằng mẹ chuẩn bị trường

kỳ kháng chiến hơi kỹ” [5;82].

Trong truyện ngắn Rồi bụt hiện lên người đọc cũng thấy bóng dáng một người phụ nữ tảo tần, hết lòng vì chồng con. Ty – một người phụ nữ vùng biển vì cái nghèo mà phải nhao ra kiếm sống ở khu du lịch khi thị mới ngoài hai mươi “một nách hai con thơ, quần lúc nào cũng xếch ngược một ống”. Cái cảnh nghèo đói khiến người đàn bà lúc nào cũng phải gồng mình với những lo toan, mưu sinh hàng ngày. Từ sáng sớm đến tối mịt, Ty quay như chong chóng cũng không đủ sức gánh mọi khoản chi tiêu trong nhà, nào tiền ăn, tiền học của con, tiền thuốc thang cho người chồng ốm yếu. “Bấy giờ tất cả gánh nặng đổ lên đầu người đàn bà. Nuôi ba cái miệng ruồi đậu đó, chưa kể thuốc men, Ty quay như chong chóng. Giật gấu vá vai cho đủ hai bữa thị cũng đã

101

thần tình lắm. Thị bỗng trở thành người khổng lồ dưới cái lốt mảnh mai,

nhỏ nhắn đến tội nghiệp” [7;16,17]. Tối ngày quẩn quanh với những mưu

sinh của cuộc sống, lo toan cho chồng con, người phụ nữ ấy dường như quên mất cái quyền hưởng thụ hạnh phúc cho mình. Và đến cuối câu chuyện, người đọc thực sự xúc động hơn trước sự chung thủy của Ty dành cho chồng. Tuy cuộc sống lam lũ, vất vả nhưng thị vẫn nhất quyết không bán rẻ nhân phẩm của mình.

Đọc văn xuôi Đoàn Lê ta thấy người phụ nữ thường hay xuất hiện với những câu chuyện về tình yêu, hôn nhân gia đình. Trong những mối quan hệ ấy, người phụ nữ nào cũng có sự hi sinh rất đặc biệt và đáng trân trọng. Truyện ngắn Làm đẹp không đơn thuần là câu chuyện làm đẹp của chị em,

đằng sau mỗi câu chuyện ấy còn có sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ. Người phụ nữ tên Yên đến thẩm mĩ viện khẩn khoản nhờ sự can thiệp của dao kéo để tân trang lại “cái phần sớm già nua nhất của người phụ nữ năm con” vì người mình yêu khi chị đã ở tuổi năm mươi chín. Người đàn bà ấy sẵn sàng hi sinh, chịu đựng sự đau đớn về thể xác để người đàn ông của mình được hạnh phúc. “Người ta gắn bó với mình, thương yêu hết lòng, chả lẽ có

điều kiện chiều người ta một tý, cho người ta vui, mình lại tiếc sao” [7;140].

Chị cũng là đàn bà kia mà. Để chiều một người đàn ông mình yêu thương,

dù phải đau đớn mổ xẻ chị cũng không quản em ạ” [7;142].

Có thể thấy, người phụ nữ nói chung và nhân vật nữ trong văn xuôi Đoàn Lê nói riêng là những con người sống hết mình vì gia đình, vì tình yêu. Tuy mối nhân vật có sự hi sinh, nhẫn nhịn khác nhau nhưng tất cả đều bắt nguồn từ đời sống tình cảm. Đó là những phần thiêng liêng, đáng trân trọng nhất trong tâm hồn người phụ nữ.

Một phần của tài liệu Yếu tố tự truyện trong văn xuôi đoàn lê (Trang 106 - 108)